【kq b da truc tiep】Đổi thay Tân Phú Thành
Những con đường mới được mở rộng, nhà cửa hai bên đường được xây dựng, nâng cấp khang trang, việc đi lại, giao thương hàng hoá thuận tiện hơn nhờ những con lộ bê-tông... đó là điều dễ nhận thấy ở ấp Tân Phú Thành, xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân.
Những con đường mới được mở rộng, nhà cửa hai bên đường được xây dựng, nâng cấp khang trang, việc đi lại, giao thương hàng hoá thuận tiện hơn nhờ những con lộ bê-tông... đó là điều dễ nhận thấy ở ấp Tân Phú Thành, xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân.
Cùng xây dựng quê hương
Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận ấp Tân Phú Thành Trần Văn Hưởng cho biết: “Chúng tôi xin UBND xã cho chủ trương nâng cấp, sửa chữa những tuyến lộ đã hư hỏng, xuống cấp, gây khó khăn cho việc đi lại, mua bán của bà con. Sau khi được sự đồng ý của UBND xã, ấp tiến hành họp xin ý kiến của người dân và báo cáo sơ lược về vốn sửa chữa. Qua đó, người dân đồng tình cao và đóng góp vốn đối ứng cùng ngân sách xã sửa chữa.
Với 1.000 mét vuông đất trồng mỗi năm 2 vụ dưa gang, 1 vụ dưa hấu, gia đình anh Mai Văn Chính có thêm thu nhập hơn 50 triệu đồng. |
Tuy nhiên, con lộ chiều ngang 1,5 m chưa thoả mãn việc đi lại của bà con, chi bộ ấp đã đề xuất với UBND xã mở rộng lộ lên 2,5 m ở 2 tuyến ngã ba Cây Thẻ và từ lộ huyện đến nhà văn hoá ấp nhằm phục vụ giao lưu hàng hoá, cũng để đạt tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Sau khi được sự đồng ý của UBND xã, chúng tôi tiến hành họp dân, động viên Nhân dân ở 2 tuyến chung tay xây dựng lộ bê-tông. Thấy chủ trương đúng đắn và đem lại lợi ích nên người dân bỏ ra hơn 300 ngày công lao động để gia công đất đen và di dời cống xuyên đường. Ðến nay, toàn ấp có trên 6.500 m lộ bê-tông phủ khắp các trục chính của ấp, xe 4 bánh lưu thông dễ dàng”.
Ông Trần Văn Hưởng cũng cho biết thêm, khi UBND xã có chủ trương cất mới nhà văn hoá nhưng không có đất, ông cùng tập thể chi bộ vận động Nhân dân hiến 500 m2 đất để xây dựng nhà văn hoá ấp. Ðến khi có đất nhưng không đủ tiền xây cất do ngân sách xã có hạn, ông lại đứng ra vận động Nhân dân đóng góp trên 60 triệu đồng để cùng ngân sách xã xây dựng trụ sở văn hoá, tráng sân, cổng rào và xây dựng 3 cổng chào cho ấp, mua sắm bàn ghế để có chỗ ngồi hội họp và sinh hoạt của người dân. Ðến nay, toàn ấp có 68,9% hộ dân đạt chuẩn gia đình văn hoá, trong đó có 6,99% gia đình văn hoá tiêu biểu. Phong trào thể dục thể thao được tổ chức hoạt động thường xuyên hiệu quả. Trong ấp hiện có 1 câu lạc bộ bóng đá, bóng chuyền, 1 câu lạc bộ đờn ca tài tử... Thông tin liên lạc phát triển rộng khắp trong ấp, 100% hộ dân trong ấp đều sử dụng điện thoại, số hộ sử dụng internet ngày càng tăng.
Kinh tế phát triển
Toàn ấp có 278 hộ dân, chủ yếu sống bằng nghề nuôi thuỷ sản. Người dân áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Ðến nay, ngoài diện tích nuôi tôm truyền thống, người dân phát triển thêm nhiều mô hình như: nuôi tôm quảng canh cải tiến, tôm công nghiệp, hay mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng với đó, chi bộ ấp đã thực hiện tốt Nghị quyết 03 của Huyện uỷ về việc vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trồng màu, cây ăn trái, sạ lúa tăng thêm thu nhập.
Ông Mai Văn Chính, người dân trong ấp, phấn khởi: "Cũng nhờ xây dựng NTM mà cuộc sống của người dân nơi đây có nhiều thay đổi, đặc biệt là việc xây dựng lộ nông thôn, xây dựng nhà văn hoá ấp đáp ứng nhu cầu đi lại, nhu cầu sinh hoạt văn hoá của bà con trong ấp. Riêng việc phát triển kinh tế, gia đình tôi có 15 công vuông nuôi tôm truyền thống. Ngoài ra, còn vèo tôm giống bán, dành 1.000 m2 đất trồng mỗi năm 2 vụ dưa gang, 1 vụ dưa hấu vào dịp Tết... đem lại tổng lợi nhuận trên 300 triệu đồng/năm".
Những mô hình kinh tế hiệu quả đã giúp nâng cao thu nhập của người dân. Nếu như năm 2011, thu nhập bình quân 19 triệu đồng/người/năm thì đến nay là 31 triệu đồng/người/năm. Năm 2011, ấp còn 3% hộ nghèo, đến nay đã xoá trắng; nhà ở cơ bản thay cho nhà ở tạm bợ, cây gỗ địa phương. Hiện có khoảng 75% hộ dân trong ấp đạt tiêu chí nhà “3 cứng”, góp phần đạt tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư trong xây dựng NTM.
“Nhờ sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa chi bộ với chính quyền, các đoàn thể nên việc tuyên truyền, vận động hiến đất, đóng góp xây dựng giao thông nông thôn được Nhân dân trong ấp đồng tình hưởng ứng. Tại các cuộc họp chi bộ, các đảng viên thường xuyên báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện mô hình, đồng thời biểu dương những hộ làm tốt, hộ nào chưa đồng tình sẽ bàn với chi bộ cách vận động, thuyết phục. Tiền đóng góp của dân, dù 1 đồng cũng được công khai rõ ràng thu - chi để dân tin tưởng. Mọi việc đều phải công khai, dân chủ thì mới vận động được sức dân”, ông Hồ Văn Lê, Bí thư Chi bộ ấp, chia sẻ.
Chính nhờ làm tốt công tác dân vận, tuân thủ đúng quy chế dân chủ cơ sở mà chi bộ ấp được Ban Dân vận Tỉnh uỷ công nhận mô hình Dân vận khéo cấp tỉnh giai đoạn 2011-2015./.
Bài và ảnh: Phượng Hồng
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·An tâm khám phá cùng đồ bảo hộ giá rẻ từ SBiker Shop
- ·Hướng mở cho người nuôi tôm sú
- ·Cổ động viên xuyên đêm xếp hàng lấy vé xem bóng đá
- ·Thí sinh tự tin bước vào ngày thi cuối
- ·Nông dân cày trục đất ngâm lũ
- ·Thêm thu nhập từ gói bánh ú dịp Tết Đoan Ngọ
- ·Khó khăn giảm nghèo đa chiều
- ·Trang trại heo gây ô nhiễm môi trường
- ·Tổng Bí thư chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng
- ·Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới
- ·Việt Nam khẳng định vai trò đối tác đáng tin cậy của cộng đồng quốc tế
- ·Nông sản lại dội chợ
- ·Gỡ rối hoàn thuế giá trị gia tăng
- ·Nuôi tôm chuẩn Vietgap: Hướng đi bền vững
- ·Giá vàng hôm nay 25/12/2023: Thế giới nghỉ lễ, trong nước vẫn tăng cao
- ·Khởi đầu thuận lợi vụ lúa
- ·Giảm thủ tục, chi phí cho người nộp thuế
- ·Tôn vinh 167 công nhân lao động trực tiếp, dám nghĩ, dám làm
- ·Chi đoàn Bảo hiểm xã hội tỉnh Long An tổ chức Tết Trung thu cho thiếu nhi
- ·Cái Đôi Vàm chọn hướng đột phá