【ti so bochum】Liên kết để ứng phó hạn, mặn
Đây được xem là giải pháp mang tính cấp bách vừa được đa số đại biểu,ếtđểứngphhạnmặti so bochum nhà khoa học đề xuất tại Hội thảo “Các giải pháp kiểm soát mặn, trữ nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh” diễn ra vào chiều qua ở thành phố Vị Thanh.
Mô hình canh tác lúa thông minh, áp dụng 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm ứng phó biến đổi khí hậu (Dự án VnSAT Hậu Giang 2015- 2020) của Hậu Giang tại Hội chợ công thương khu vực ĐBSCL. Ảnh: LÝ ANH LAM
Nhiều vấn đề thách thức
Đợt hạn, mặn năm 2016 được xem là trận hạn, mặn khốc liệt nhất trong lịch sử ĐBSCL trong vòng 100 năm qua. Hạn, mặn đã xảy ra ở hầu hết các tỉnh của vùng, gây ra nhiều tác động tiêu cực đến các lĩnh vực du lịch, tài nguyên nước, môi trường sinh thái, sức khỏe con người, nhất là lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể, do hạn và xâm nhập mặn kéo dài (từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 5) đã dẫn đến thiếu nguồn nước tưới và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của nhiều loại cây ăn trái đặc sản của vùng. Trong đó, nguồn nước nhiễm mặn đã xâm nhập đến hầu hết các khu vực trồng cây ăn trái tập trung tại các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng... với hơn 9.400ha bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau.
Ngoài ra, toàn vùng đã có khoảng 208.000ha lúa bị thiệt hại, trong đó 60% bị thiệt hại nặng và nhiều vùng bị mất trắng; hơn 2.000ha thủy sản bị ảnh hưởng. Đặc biệt, trên thượng nguồn sông Mê Kông, thuộc lãnh thổ Trung Quốc đã hoàn thành và đưa vào vận hành 6 đập thủy điện từ năm 2010 và 2013, đã gây ra những tác động lớn đến cả chế độ dòng chảy và phù sa bùn cát về phía hạ lưu, trong đó có ĐBSCL. “Tổng lượng phù sa tới vùng hạ lưu vực sông Mê Kông trước khi có đập là khoảng 85 triệu tấn/năm, nhưng nay đã giảm tới 78% và chỉ còn khoảng 10,4 triệu tấn/năm”, bà Nguyễn Thu Phương, Cục Quản lý tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường, thông tin.
Trước thiệt hại nặng nề do hạn hán và xâm nhập mặn gây ra, thời gian qua, các địa phương của vùng ĐBSCL đã triển khai nhiều giải pháp ứng phó và bước đầu mang lại những hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, theo nhận định của các tỉnh và nhà khoa học tại hội thảo, trong quá trình thực hiện các giải pháp vẫn còn tồn tại những bất cập, nhất là giải pháp công trình và phi công trình hiện hữu. Bởi nhìn tổng thể toàn vùng, hiện vẫn chưa có công trình mang tính liên kết vùng, mỗi địa phương đều có cách làm riêng, nơi cần ngọt, nơi lại cần mặn nên rất khó trong quá trình kiểm soát, trữ nước ngọt phục vụ sản xuất hiệu quả. Qua đây, các địa phương đề xuất bộ, ngành Trung ương có hướng tháo gỡ nhằm kiểm soát hạn, mặn đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, đề xuất: Để vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng phòng, chống xâm nhập mặn tốt thì cần có dự án ngăn mặn từ xa đối với Biển Tây, hoàn thiện hệ thống ngọt hóa vùng bán đảo Cà Mau và đầu tư dự án sông Cái Lớn - Cái Bé. Trên cơ sở đó, các địa phương trong vùng sẽ xây dựng các dự án điều tiết, kiểm soát mặn cho từng vùng, dự án khác nhau, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đối với Biển Tây, cần nghiên cứu tiền khả thi hệ thống cống lấy nước từ sông Hậu để bảo vệ sản xuất và đời sống người dân.
Ngoài bất cập trong việc thực hiện các công trình, theo ý kiến của nhiều địa phương trong vùng ĐBSCL, một trong những nguyên nhân không kém phần quan trọng dẫn đến tình hình thiệt hại do nước mặn là phần lớn bà con chưa bắt kịp tình hình nước mặn xâm nhập sớm và nồng độ mặn cao như năm nay. Bên cạnh đó, hầu hết nông dân không có trang bị thiết bị đo nồng độ mặn chính xác trong nước dẫn đến việc sử dụng nguồn nước có nồng độ mặn cao để tưới cho cây trồng. Song song đó, tình trạng sản xuất không theo chỉ đạo chung của ngành chuyên môn như xé lịch thời vụ cũng khiến cho công tác ứng phó gặp phức tạp hơn.
Cần giải pháp ứng phó căn cơ
Thu thập các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, ghi nhận tiếng nói của các địa phương trong vùng, Viện Quy hoạch thủy lợi - Bộ NN&PTNT đưa ra các giải pháp cấp nước, kiểm soát mặn, triều cường và lũ cụ thể ở 5 vùng thuộc Đông Nam bộ và ĐBSCL. Trong đó, giải pháp tổng thể mang tính liên kết vùng là: Tiếp tục đầu tư, xây dựng các công trình thủy lợi ít bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu và nước biển dâng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng và nâng cấp các cụm tuyến dân cư và bảo vệ các thị trấn, thị xã, thành phố trong vùng ngập do lũ và nước biển dâng; củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang gắn với tuyến đê biển vùng ĐBSCL với đường giao thông ven biển. Đồng thời kết hợp chặt chẽ các công trình thủy lợi, giao thông, dân cư trong tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng chung nhằm đạt được hiệu quả cao trong đầu tư; xem xét các tuyến giao thông nông thôn khi xây dựng mô hình nông thôn mới trong vùng ngập lũ; nâng cấp và xây dựng mới tuyến đê sông đảm bảo yêu cầu thiết kế; hạn chế lũ tràn từ biên giới vào vùng ĐBSCL bằng hướng thoát lũ ra Biển Tây (vùng Tứ giác Long Xuyên), sang sông Vàm Cỏ và qua sông Tiền (vùng Đồng Tháp Mười).
Đại biểu đề xuất giải pháp kiểm soát mặn tại hội thảo. Ảnh: HỮU PHƯỚC
Ngoài quy hoạch của Viện Thủy lợi, tại hội thảo, nhiều nhà khoa học đã đưa ra các giải pháp kiểm soát nước mặn mang tính căn cơ. Giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Ngọc Trân cho biết: Để ứng phó với BĐKH ở vùng ĐBSCL cần phải xây dựng một cơ chế sử dụng nguồn nước chung của 6 nước trong lưu vực sông Mê Kông với tinh thần hợp tác cùng phát triển; các bộ, Ủy ban Mê Kông Việt Nam, cùng các nhà khoa học phải phát hiện, theo dõi, đánh giá tác động của các dự án khai thác nguồn nước ở thượng nguồn; tiến hành rà soát lại quy hoạch tổng thể bằng cách tiết kiệm nước ngọt, chung sống với hạn, mặn, khai thác nước lợ và nước mặn như một tài nguyên; chú trọng vấn đề đổi mới thể chế và xác định cơ chế phối hợp; tập trung liên kết chuỗi, liên kết vùng, phát triển kinh tế vùng, tái cơ cấu nông nghiệp.
Còn phó giáo sư, tiến sĩ Trịnh Công Vấn, Viện trưởng Viện Đổi mới công nghệ Thủy lợi Mê Kông, cho rằng: Công tác nạo vét kênh, rạch ở ĐBSCL là rất quan trọng nhằm duy trì sự phát triển châu thổ một cách bền vững. Trong bối cảnh hiện nay, việc nạo vét kênh rạch ở khu vực này càng trở nên cần thiết và luôn là sự đầu tư không hối tiếc. Vì vậy, kiến nghị Bộ NN&PTNT xây dựng một đề án (hay chương trình) để Chính phủ phê duyệt nhằm quản lý vận hành duy tu hệ thống kênh, rạch ở ĐBSCL, trong đó xây dựng một chương trình dài hạn cho công tác nạo vét.
Nói về các nhóm giải pháp cần được quan tâm và đầu tư trong thời gian tới, Viện Cây ăn quả miền Nam đề xuất cần bố trí thêm nhiều hồ chứa nước, kênh mương tưới, hệ thống dẫn nước. Các vườn cây, trang trại lập thêm các hồ chứa nước mưa quy mô vừa và nhỏ để dự trữ nước cho nhu cầu tưới. Bên cạnh đó, nghiên cứu chọn tạo giống gốc ghép và giống thương mại có khả năng chống chịu với điều kiện hạn, mặn, thích ứng với BĐKH. Xây dựng các mô hình thích ứng với điều kiện bất lợi của môi trường nhằm ứng phó với tác động của BĐKH. Nghiên cứu tác động của BĐKH đến môi trường và sự phát sinh, phát triển sâu bệnh hại trên cây ăn quả và xây dựng quy trình quản lý tổng hợp hiệu quả.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng cho rằng: Những thách thức của vùng ĐBSCL là rất to lớn, trong đó có vấn đề BĐKH, nước biển dâng và sử dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, cần có những việc làm thiết thực để ứng phó hiệu quả. Trước hết là cần có thể chế cho ĐBSCL phát triển, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, phục hồi và bảo vệ rừng, nhất là rừng phòng hộ ven biển. Đổi mới mô hình tăng trưởng, sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, phát huy thế mạnh của từng vùng… |
HỮU PHƯỚC
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Thời tiết hôm nay 02/1: Nam Bộ mưa tăng cùng thời điểm triều cường, Bắc Bộ rét đậm
- ·Tứ kết EURO 2016: Italy đối mặt nguy cơ bị treo giò cả đội hình
- ·17 thí sinh đăng ký sơ tuyển tuyển sinh quân sự năm 2024
- ·Bình Phước: Khai mạc Hội chợ trái cây và hàng nông sản năm 2023
- ·Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
- ·Giải bóng đá chào mừng ngày thành lập QĐND
- ·Nữ kỳ thủ gốc Việt vô địch cờ vua tại Đức
- ·Khai mạc Vòng chung kết Giải Billiards & Snooker vô địch quốc gia năm 2016
- ·Thời tiết Hà Nội 11/8: Nắng gián đoạn, mưa giông bất chợt vào trưa chiều
- ·VNPT Bình Phước trao thưởng giải đặc biệt cho 2 khách hàng may mắn
- ·ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
- ·Ðội MELOGI, Trường Ðại học Kỹ thuật
- ·Khai mạc Giải bóng đá doanh nghiệp Bạc Liêu năm 2014
- ·Triển vọng kinh tế từ cây bắp
- ·UAV do thám Mỹ lượn qua 7 quốc gia để bay gần biên giới Nga
- ·Nông nghiệp bứt tốc hội nhập
- ·Bảng xếp hạng FIFA: Argentina lên số 1, Việt Nam tăng 2 bậc
- ·Hà Mỵ đồng hành cùng sự phát triển
- ·Cuộc thử nghiệm mờ ám ở Puerto Rico
- ·HLV Miura tự tin lấy điểm Olympic Kyrgyzstan