【kết quả u21 croatia】Ngành thủy sản khó phục hồi trong nửa cuối năm
Ngành thủy sản khó phục hồi trong nửa cuối năm
Nhiều doanh nghiệp thủy sản nhận định thị trường tiêu thụ khó phục hồi, nếu có thì sẽ chậm; đến nay chưa có tín hiệu khả quan từ các thị trường xuất khẩu lớn.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết xuất khẩu thuỷ sản 5 tháng đầu năm thấp hơn 29% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3,4 tỷ USD.
Trong đó, cá tra giảm sâu nhất (40%), tôm giảm 34%, cá ngừ giảm 31%, mực bạch tuộc giảm 12%. Tuy nhiên, vẫn có một số loại cá biển ghi nhận tăng trưởng dương: cá cơm tăng 53%, cá nục tăng 14%, cá chỉ vàng tăng 20%...
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ, EU giảm lần lượt 48% và 33%, sang Trung Quốc giảm 25%, sang Hàn Quốc giảm 21%, sang Nhật Bản giảm 8%.
Tuy nhiên, nếu nhìn riêng tháng 5, thị trường xuất hiện tín hiệu đang tốt dần lên khi giá trị xuất khẩu đạt trên 808 triệu USD, cao nhất từ đầu năm.
Theo đó, các mặt hàng chủ lực đang giảm dần mức độ sụt giảm so với cùng kỳ, xuất sang các thị trường chủ lực gồm Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đạt doanh số cao nhất từ đầu năm đến nay.
Một số loại cá biển ghi nhận tăng trưởng dương như cá cơm (53%), cá nục (14%), cá chỉ vàng (20%), phần nào làm bệ đỡ cho những mặt hàng chủ lực bị giảm mạnh 10-40% trong 5 tháng qua.
Tuy nhiên, những biến động về cung - cầu xuất phát từ căn nguyên là chiến tranh và lạm phát, đến nay chưa có tín hiệu khả quan, nên việc dự báo về thị trường cũng thiếu cơ sở và độ chắc chắn, theo VASEP.
Theo nhận định của nhiều doanh nghiệp thủy sản, từ nay tới cuối năm, thị trường tiêu thụ thủy sản khó có thể phục hồi, hoặc nếu có thì sẽ phục hồi chậm.
Ở một số thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, ngoài việc trông đợi tình hình kinh tế và lạm phát có chiều hướng tích cực hơn, thì vấn đề lớn là phải giải quyết được lượng tồn kho.
Năm 2022, những thị trường này đã nhập khẩu ồ ạt, chưa kịp tiêu thụ đã gặp ngay cú sốc lạm phát, nên hàng tồn nhiều, giá bán hạ. Bên cạnh đó, cơn lốc hàng giá rẻ của các nước khác như Ecuador và Ấn Độ gần như lấn át sản phẩm của Việt Nam tại những quốc gia này, nhất là mặt hàng tôm – sản phẩm chủ lực của Việt Nam. Do vậy, tín hiệu thị trường không mấy khả quan trong ngắn hạn, VASEP nhận định.
Thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc cũng bị sụt giảm nhu cầu vì lạm phát, nhưng không giảm sâu như hai thị trường trên. Nhiều doanh nghiệp vẫn nhìn thấy ở 2 thị trường này điểm sáng lạc quan, đó là vị trí thủ lĩnh của hàng giá trị gia tăng Việt Nam không bị cạnh tranh bởi các nước khác. Vì thế, chỉ cần lạm phát dần ổn định, xuất khẩu sang 2 thị trường này sẽ hồi phục nhanh hơn, bù đắp cho những thị trường còn lại.
Với thị trường Trung Quốc, sau gần nửa năm, sự hồi phục của thị trường này vẫn ì ạch, thậm chí xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang đây bị sụt giảm gần 30%. Tuy nhiên, nửa cuối năm, có thể diễn biến của thị trường này sẽ khả quan hơn so với đầu năm, khi người dân Trung Quốc thích nghi hơn với bối cảnh mới, lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn và tiêu dùng cơ bản sẽ hồi phục dần dần.
Theo VASEP, hiện các doanh nghiệp trong ngành đang xác định thời gian này là lúc để rà soát chi phí sản xuất, giữ ổn định số lượng lao động, không mở rộng đầu tư. Doanh nghiệp cũng đang dành thời gian nghiên cứu các sản phẩm mới phù hợp với bối cảnh hậu Covid-19 và lạm phát cao.
Nỗi lo lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là, chi phí đầu vào cao, giá bán thấp, nông dân và doanh nghiệp nuôi bỏ ao, sẽ dẫn đến hệ lụy là khi thị trường hồi phục thì không còn nguyên liệu để chế biến xuất khẩu, và lại một lần nữa thủy sản Việt lại mất vị thế trước các nước khác. Hơn bao giờ hết, toàn ngành thủy sản cần các cấp, ngành và các thành phần trong chuỗi cung ứng cùng chung tay tìm giải pháp để vượt qua giai đoạn khó khăn của năm 2023 - 2024 này.
Do đó, vừa qua VASEP đã gửi kiến nghị lên các cơ quan chức năng đề xuất một số biện pháp hỗ trợ cho ngành.
- ·vì sao 2 sếp lớn dầu khí bất ngờ thôi chức
- ·TP.HCM đơn giản hoá thủ tục tiêm chủng, rút ngắn thời gian chờ sau tiêm
- ·Nhiều bệnh nhân mắc covid
- ·Bác sĩ F0 sinh con khỏe mạnh nhờ cuộc gọi lúc 3 giờ sáng của đồng nghiệp
- ·Thanh tra Bộ Y tế xử phạt hàng loạt doanh nghiệp vi phạm quy định kinh doanh thuốc
- ·Triệu chứng ở tai cảnh báo nguy cơ mắc Covid
- ·Tăng trưởng kinh tế dần dịch chuyển sang chiều sâu
- ·Bộ Công Thương: Hoa Kỳ áp thuế CBPG cá tra Việt thiếu khách quan
- ·Bộ Y tế: Tăng cường thanh kiểm tra, giám sát chấn chỉnh hoạt động xét nghiệm tại các bệnh viện
- ·Kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức
- ·100% mẫu xét nghiệm nước sạch sông Đà đều đạt chuẩn về Styren
- ·Hà Nội thêm 21 ca Covid
- ·Quy định mới dừng phun khử khuẩn vào người
- ·Thương mại Việt Nam
- ·Vụ tai nạn trên cao tốc Pháp Vân: không thể vội vàng kết luận lỗi
- ·Chính thức tiếp quản, THACO giới thiệu các thương hiệu BMW và MINI tại Việt Nam
- ·Theo bác sĩ trạm y tế đến nhà điều trị Covid
- ·Hà Nội thêm 18 ca dương tính Covid
- ·Quảng Ninh ra công điện khẩn cấp ứng phó với cơn bão số 4
- ·Nhiều ca mắc Covid