【dự đoán trận tây ban nha】Kiểm toán các dự án PPP: Sôi nổi thảo luận với 2 luồng ý kiến khác nhau
Kiểm toán toàn bộ dự án,ểmtoáncácdựánPPPSôinổithảoluậnvớiluồngýkiếnkhádự đoán trận tây ban nha tránh thất thoát, lãng phí
Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm thảo luận đó là kiểm toán các dự án PPP.
Theo ĐB Bùi Văn Phương (Ninh Bình), hiện vẫn còn nhiều luồng ý kiến băn khoăn nên kiểm toán toàn bộ dự án PPP, hay một phần dự án, thuộc phạm vi nguồn ngân sách nhà nước.
“Nếu muốn xác định, thì phải xác định dự án này là dự án đầu tư công hay không. Tôi cho rằng, dự án PPP là các dự án đầu tư công, là các dự án do các cấp thẩm quyền quyết định chủ trương. Bản chất là dự án đầu tư công, nên phải tuân thủ kiểm toán theo đúng quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước”.
ĐB Bùi Văn Phương cho rằng, cần phải thực hiện kiểm toán tuân thủ và coi đây là “yêu cầu số 1 cần làm ngay từ đầu”. Bởi trên thực tiễn, theo ĐB nếu chúng ta kiểm toán một cách tuân thủ được thực hiện chuẩn mực thì sẽ không có tình trạng các dự án BOT giao thông đặt sai vị trí.
“Thứ hai là phải kiểm toán giá trị kinh tế công trình ngay từ đầu, nếu không thì không có căn cứ trả nợ cho nhà đầu tư bằng tài sản công. Thứ 3 là kiểm toán tính hiệu lực, hiệu quả của các dự án”.
Các ĐBQH phát biểu sau đó, ĐB Nguyễn Thanh Hiền (Nghệ An), ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình)… cũng đồng tình với ý kiến ĐB Bùi Văn Phương. Theo các ĐB, nếu không kiểm toán chi phí đầu tư, kiểm toán tài chính và toàn diện dự án thì không thể tính chính xác để thanh toán cho nhà đầu tư, nên phải kiểm toán toàn diện dự án.
ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng, cần kiểm toán ngay từ đầu với các dự án PPP. Đồng thời, bổ sung vai trò của Kiểm toán Nhà nước để giúp nhà nước giám sát, tăng cường tính minh bạch, hiệu quả, mà không làm ảnh hưởng đến sự thu hút các NĐT tham gia.
ĐB Nguyễn Ngọc Phương dẫn chứng: “Kiểm toán Nhà nước thời gian qua đã kiến nghị xử lý tài chính 72.873 tỷ đồng, đồng thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thay thế 154 văn bản, nhằm bịt lỗ hổng về cơ chế, chính sách thất thoát, lãng phí của công tác đầu tư công. Thực tế cho thấy nhiều dự án PPP tiềm ẩn rủi ro thất thoát lãng phí. Do đó, kiểm toán trong thời gian qua đã góp phần tăng cường hạn chế thất thoát lãng phí, giảm bớt gánh nặng cho người dân, ngân sách nhà nước, doanh nghiệp tạo niềm tin cho nhân dân”.
Không thể áp dụng kiểm toán công toàn bộ dự án
Có góc nhìn khác hơn, ĐB Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) lại cho rằng, dự án PPP là dự án mang tính chất và cơ chế đặc thù, nên không thể áp dụng theo kiểm toán công toàn bộ và cũng không thể để một cơ chế tư toàn bộ.
“Kiểm toán vừa bảo đảm nguyên tắc phù hợp với Hiến pháp và luật, đặc biệt là cũng phải bảo đảm không gây phiền hà và phức tạp”, ĐB Nguyễn Lâm Thành nói.
Theo ĐB, hoạt động kiểm toán phải độc lập và xem xét kiểm toán về quá trình chuẩn bị dự án, đến quá trình xây dựng và cần thiết kiểm toán cả phần vốn của Nhà nước theo các danh mục cụ thể nếu có và phần vốn đầu tư mà nhà đầu tư đóng góp nhưng mà dưới góc độ tổng thể dự án.
Theo ĐB Nguyễn Lâm Thành: “Chúng ta không kiểm toán toàn bộ vốn dự án như quy định hiện hành mà chỉ kiểm toán ở một số nội dung phù hợp, nếu không chúng ta sẽ gây những vướng mắc khó khăn cho nhà đầu tư”.
Trên cơ sở đó, thực hiện kiểm toán bước 2, tức là kiểm toán hoạt động của dự án để đánh giá các chỉ số chất lượng hoạt động của dự án và chỉ số phân chia lợi nhuận cũng như chia sẻ rủi ro. Tuy nhiên, theo ĐB, nếu chúng ta không xác định được tổng vốn theo phương án hợp lý thì không đủ cơ sở để xác định các chỉ tiêu ngay phần chia lỗ lãi…
Bấm nút tranh luận với một số ý kiến ĐBQH cho rằng, dự án PPP là dự án đầu tư công, theo ĐB Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị): “thực chất nó là hợp tác công tư chứ không phải theo Luật Đầu tư công”.
“Tôi cho rằng trong quá trình bắt đầu triển khai dự án đến lúc kết thúc quá trình vận hành bàn giao cho nhà nước, thì trong đó có cả vốn đầu tư công và vốn tư nhân. Chỉ khi nào nhà đầu tư bàn giao toàn bộ cho nhà nước thì đấy mới là tài sản công 100%. Vì vậy, nếu đặt vấn đề là chúng ta kiểm soát một cách toàn diện là không hợp lý. Bởi vì có những dự án nhà đầu tư chỉ yêu cầu nhà nước hỗ trợ hỗ trợ phần giao đất, hỗ trợ mặt bằng đền bù thì như vậy kiểm toán hoàn toàn là tài sản công. Còn toàn bộ phần vốn của nhà đầu tư đầu tư vào thì mình chỉ kiểm soát giá trị đầu ra, sản phẩm chất lượng đầu ra”, ĐB Đỗ Văn Sinh phân tích.
ĐB cho rằng: “Trong luật đã “thiết kế” rất rõ ràng về vấn đề này. Có 3 nội dung phải kiểm toán. Thứ nhất là tuân thủ về quá trình lập, thẩm định, phê duyệt đấu thầu, quá trình này là toàn bộ vốn của Nhà nước, thì phải kiểm toán toàn diện để khi phê duyệt dự án đảm bảo chất lượng. Thứ hai là kiểm toán toàn bộ về đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ đầu ra cung cấp cho xã hội. Thứ ba là kiểm toán toàn bộ giá trị tài sản khi nhà đầu tư chuyển giao cho Nhà nước”.
ĐB Đỗ Văn Sinh cũng lưu ý thêm, trong quá trình tổ chức thực hiện những dự án thành phần hoàn toàn độc lập, sử dụng ngân sách nhà nước thì được kiểm toán một cách toàn diện theo Luật Đầu tư công, còn những phần mà có cấu phần có liên quan đến vốn nhà nước và vốn tư nhân hoặc là hoàn toàn vốn tư nhân thì trong luật đã quy định, cơ quan ký hợp đồng phải phối hợp với nhà đầu tư để theo kiểm toán độc lập, kiểm toán một cách minh bạch.
Theo ĐB, thiết kế như vậy vừa đúng với Hiến pháp đảm bảo được quyền lợi của nhà đầu tư, quyền lợi của Nhà nước và đảm bảo quyền lợi của nhân dân./.
Chỉ kiểm toán toàn bộ dự án khi chuyển giao cho nhà nước Tại báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, bản chất dự án PPP là nhằm mục tiêu công nhưng có sự kết hợp công - tư trong đầu tư vốn. Cơ chế, chính sách pháp luật vừa phải bảo đảm chất lượng dịch vụ công nhưng đồng thời phải tạo điều kiện thu hút, huy động tối đa nguồn vốn từ khu vực tư nhân đầu tư vào các dự án PPP. Do đó, nếu quy định kiểm toán toàn bộ dự án, kể cả phần vốn đầu tư từ khu vực tư nhân sẽ khó thu hút, huy động được nguồn vốn từ khu vực tư nhân cho sự phát triển. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị quy định về hoạt động kiểm toán nhà nước như sau: Kiểm toán tuân thủ về quá trình chuẩn bị dự án, kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP có sử dụng tài chính công, tài sản công; kiểm toán việc sử dụng vốn nhà nước để bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư, hỗ trợ xây dựng công trình tạm (nếu có); kiểm toán hoạt động để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trên cơ sở các chỉ số đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ của dự án PPP có sử dụng tài chính công, tài sản công sau thời gian vận hành, khai thác tối thiểu 3 năm; khi chuyển giao cho nhà nước, thực hiện kiểm toán toàn bộ giá trị tài sản của dự án PPP. |
Minh Anh
(责任编辑:La liga)
- ·Mưa lớn kéo dài gây sạt lở làm sập nhà ở Quảng Ninh
- ·Đổi thay ở xã nông thôn mới Vĩnh Thuận Tây
- ·Giá xăng, dầu đồng loạt giảm từ 15h00 chiều nay
- ·Hoạt động bán lẻ hàng hóa 5 tháng đầu năm tăng 7,72%
- ·Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE
- ·Agribank chi nhánh Hậu Giang: Trao giải chương trình dự thưởng “Giải thưởng tưng bừng
- ·Giá lúa tăng nhẹ
- ·Bước tiến công nghiệp nông thôn
- ·Samsung lập quỹ “khủng” đền bù cho công nhân bị ung thư
- ·Đấu thầu thành công 8.100 lượng vàng
- ·UAV do thám Mỹ lượn qua 7 quốc gia để bay gần biên giới Nga
- ·Nhiều hệ lụy từ việc đốt rơm rạ trên đồng
- ·Nông dân sẵn sàng vụ nông sản tết
- ·Đề án khuyến công địa phương hỗ trợ 150 triệu đồng cho cơ sở sản xuất kẹo
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi cùng tờ giấy nhờ người cưu mang
- ·Hoàn chỉnh hạ tầng: xứng tầm đô thị trung tâm
- ·Nỗ lực tăng trưởng nông nghiệp
- ·Hậu Giang đã chuyển biến mạnh mẽ sau thành lập 20 năm
- ·Samsung Galaxy S8 có thể trang bị màn hình Ultra HD siêu nét
- ·Cần Thơ không đường hoa cũng chẳng có vườn hoa nghệ thuật vì thiếu kinh phí