【ty le.bong da】Đại biểu Quốc hội đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng hệ lụy của "chung cư mini"
Vì sao chung cư mini ở Hà Nội không được cấp “sổ đỏ”?ĐạibiểuQuốchộiđềnghịnghiêncứukỹlưỡnghệlụycủaquotchungcưty le.bong da Chung cư mini vẫn mở bán liên tục dù hầu hết không làm được sổ đỏ Chi trả chế độ bảo hiểm xã hội cho các nạn nhân vụ cháy chung cư mini |
Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Ảnh: Quochoi.vn |
Nhà ở nhiều tầng cho thuê phải thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, ngày 26/10, Quốc hội tiến hành thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, về hình thức sử dụng đất được đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại, vấn đề này còn nhiều ý kiến khác nhau.
Đa số ý kiến UBTVQH đề nghị giữ quy định về các loại đất được làm dự án nhà ở thương mại như Luật Nhà ở hiện hành để phòng, chống sơ hở, thất thu ngân sách do chênh lệch địa tô khi cho phép các loại đất khác được làm dự án nhà ở thương mại. Một số ý kiến tán thành với quy định của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) do Chính phủ trình tại kỳ họp thứ 5 về việc bổ sung 02 loại đất khác được làm dự án nhà ở thương mại để thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH, nội dung về hình thức sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại sẽ được thể hiện trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Nhà ở chỉ dẫn chiếu nội dung này đến Luật Đất đai để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, một số ý kiến đề nghị quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm di dời người dân ra khỏi nhà chung cư bị hư hỏng, có nguy cơ sập đổ; nghiên cứu cải tiến trình tự, thủ tục đầu tư đối với dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư để tránh trùng lặp, rút ngắn thời gian, tăng cường thu hút đầu tư. UBTVQH tiếp thu ý kiến, bổ sung 1 mục (Mục 5 Chương V) gồm các Điều 73, 74 và 75 quy định cụ thể về việc di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư, cưỡng chế di dời, phá dỡ nhà chung cư.
Về phát triển nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ của cá nhân, để khắc phục các tồn tại, hạn chế trong phát triển, quản lý, sử dụng loại hình nhà ở này thời gian qua, trên cơ sở tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, ý kiến của Chính phủ, UBTVQH đề nghị chỉnh lý lại Điều 57 chặt chẽ hơn.
Cụ thể là, đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ của cá nhân, nếu có từ 02 tầng trở lên và có quy mô dưới 20 căn hộ để cho thuê thì phải đáp ứng yêu cầu về quy chuẩn xây dựng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; phải được thiết kế, thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy và thực hiện các biện pháp quản lý về an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
Trường hợp cá nhân xây dựng nhà ở từ 02 tầng trở lên để bán, cho thuê mua căn hộ, từ 02 tầng và quy mô từ 20 căn hộ trở lên để cho thuê đều phải lập dự án đầu tư và đáp ứng điều kiện làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
Nghiên cứu kỹ hệ lụy của "chung cư mini"
Thảo luận về dự thảo Luật này, các đại biểu Quốc hội đánh giá, nhiều nội dung trong dự thảo đã được bổ sung, hoàn thiện so với dự thảo luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) điều này đã đáp ứng được nhiều nguyện vọng của cử tri và nhân dân, trong đó các chính sách lớn đã được bổ sung kịp thời như các quy định liên quan đến việc quản lý chặt chẽ nhà xây dựng với mục đích cho thuê có nhiều hộ gia đình để phòng tránh hậu quả đáng tiếc trong thời gian qua; đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng để chính sách này đi vào cuộc sống; bổ sung thêm chế định xây dựng nhà lưu trú cho công nhân trong khu công nghiệp nhằm tạo điều kiện để người lao động an cư, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Trong đó, vấn đề đáng lưu ý là các quy định liên quan đến nhà phát triển nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ của cá nhân người dân, còn gọi là "chung cư mini", đại biểu Nguyễn Quốc Luận (đoàn Yên Bái) đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định theo hướng: Nhà nước tập trung quản lý kiểm soát được quy hoạch, quy chế quản lý kiến trúc đô thị, cấp phép xây dựng, tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn phòng chống cháy nổ…
Đại biểu Nguyễn Duy Thanh (đoàn Cà Mau) lo ngại hệ lụy nếu "chung cư mini" phát triển rầm rộ. Ảnh: Quochoi |
Tương tự, đại biểu Nguyễn Duy Thanh (đoàn Cà Mau) cho rằng, "chung cư mini" là loại hình nhà ở phù hợp với đối tượng thu nhập thấp, tuy nhiên hệ lụy của loại hình nhà ở này cũng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, đồng thời phải đặt ra vấn đề về báo cáo nghiên cứu khả thi thiết kế, cơ sở thẩm duyệt, phòng cháy chữa cháy, nghiệm thu phòng cháy chữa cháy…
“Nếu đưa loại hình này vào dự thảo luật sẽ dẫn đến "chung cư mini" phát triển rầm rộ, không chỉ vấn đề an toàn phòng cháy chữa cháy mà còn liên quan đến giải quyết hạ tầng kỹ thuật xã hội như trường học, y tế, hành chính dịch vụ cho các hộ gia đình, nên đè nặng tại các đô thị lớn”, đại biểu Nguyễn Duy Thanh bày tỏ.
Cùng với vấn đề trên, các đại biểu Quốc hội cũng nêu kiến nghị và ý kiến tranh luận về các vấn đề liên quan đến nhà ở cho công nhân; mua, thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ… cùng các quy định về lập phương án bồi thường, tái định cư.
Quan tâm tới đối tượng hưởng chính sách về nhà ở xã hội, đại biểu Bế Minh Đức (đoàn Cao Bằng) cho biết, dự thảo Luật quy định có 12 loại đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội. Chính phủ cũng đặt mục tiêu đến năm 2030 xây dựng được 1 triệu căn nhà ở xã hội, trong đó đến năm 2025 hoàn thành 428.000 căn. Nên đại biểu cho rằng, quy định như Điều 76 dự thảo Luật là chưa hoàn toàn phù hợp, chưa xác định rõ và chưa đầy đủ đối tượng được hưởng chính sách, trong đó chính sách hỗ trợ quan trọng nhất là nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp.
Theo đại biểu Bế Minh Đức, việc xác định thế nào là người có thu nhập thấp chưa được quy định cụ thể, nên cần quy định tiêu chí người có thu nhập thấp đối với từng đối tượng cụ thể để đảm bảo chính xác, bao quát và công bằng đối với mọi đối tượng được hưởng chính sách và có quy định các hình thức hỗ trợ phù hợp...
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga thì đề nghị nên mở rộng đối tượng được phép thuê nhà ở xã hội do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam làm chủ đầu tư nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động. Bên cạnh đó, quy định điều kiện các dự án này phải xuất phát từ nhu cầu thực tế và dự báo nhu cầu thực tế của công nhân, người lao động tại địa bàn đầu tư dự án.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·5 nhà mạng thống nhất các tiêu chí, biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác
- ·Nhờ lệnh cấm xe, người dân Bắc Kinh lại nhìn thấy bầu trời xanh sau 10 năm
- ·Kinh hoàng cảnh IS hành quyết tù nhân bằng thuốc nổ đầy man rợ
- ·Đề xuất 3 phương án tăng lương tối thiểu năm 2016
- ·Thuyền chở 20 người đi câu mực bị chìm trên biển, 1 người tử vong
- ·Nền nông nghiệp Pháp thiệt hại nặng do đòn trả đũa của Nga
- ·Trung Quốc bắt quyền thứ trưởng Bộ công an
- ·Rơi trực thăng quân sự ở Iran làm 3 người thiệt mạng
- ·Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?
- ·Lãnh đạo Mỹ, Đức, Anh nhất trí quan điểm duy trì trừng phạt nước Nga
- ·Kỳ vọng thanh khoản chứng khoán sớm đảo chiều
- ·Nga tuyên bố sở hữu siêu vũ khí
- ·Ấn Độ và Mỹ bắt tay phát triển tàu sân bay thế hệ mới
- ·Vùng biển Java từng ‘nuốt’ nhiều máy bay, tàu phà
- ·Gương mẫu trong giữ gìn an ninh, trật tự
- ·Gần 20 đội tàu thuộc Hạm đội Caspi của Nga diễn tập báo động
- ·Phát hiện thân máy bay QZ8501 ở đáy biển Java
- ·Châu Âu trước mối đe dọa an ninh nguy hiểm và khó dự đoán
- ·Ngày 6/1: Giá cà phê trong nước neo cao, hồ tiêu ở mức 150.000 đồng/kg
- ·Nga tái sản xuất máy bay ném bom hạt nhân