【ket qua melbourne victory】Để công nghiệp dược phẩm không dừng là tiềm năng
Tăng trưởng 17%/năm
Theo một báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhờ thay đổi cơ chế quản lý và tác động tích cực của cơ chế thị trường, nền công nghiệp dược Việt Nam có những bước tiến vượt bậc. Tính đến năm 2015, ước tính thị trường dược Việt Nam có giá trị 4,2 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2011-2015 là 17-20% và đến năm 2017 dự kiến tốc độ tăng trưởng sẽ cao hơn.
Hiện nay, cả nước có 178 DN sản xuất thuốc, trong đó có 98 DN sản xuất tân dược, 80 DN sản xuất thuốc y học cổ truyền. Bên cạnh đó, hệ thống cung ứng thuốc phủ rộng khắp toàn quốc, đảm bảo cung ứng đủ thuốc đến cả các khu vực biển đảo, vùng sâu, vùng xa. Hệ thống phân phối thuốc với trên 2.200 cơ sở với khoảng 43.000 cơ sở bán lẻ.
Dư địa phát triển lớn là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến làn sóng đầu tư nước ngoài vào thị trường nội địa gia tăng đáng kể trong thời gian qua. Tính đến hết năm 2015, có hơn 40 dự án đầu tư FDI tại lĩnh vực dược phẩm, đáng chú ý là dự án Sanofi với tổng mức đầu tư là 80 triệu USD, Nipro với tổng mức đầu tư là 250 triệu USD.
Ngoài ra, xu hướng đầu tư vào các công ty dược Việt Nam cũng ngày càng mở rộng. Các thành viên Pharma Group (Hiệp hội các nhà sản xuất dược phẩm) đã đầu tư 2.600 tỷ đồng vào Việt Nam trong 3 năm qua, tạo hơn 8.000 việc làm.
Theo TS. Ngô Đông Hải, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển ngành dược phẩm. Cụ thể, quy mô dân số hiện đứng thứ 13 thế giới và dự báo sẽ đạt 100 triệu người vào năm 2025, tốc độ tăng trưởng của thị trường dược hàng năm vào khoảng 17%, đứng hàng đầu châu Á và tốp cao trên thế giới (đứng thứ 17/175 quốc gia).
Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về cây dược liệu với sự đa dạng về chủng loại cùng với truyền thống lịch sử ngành Y dược cổ truyền, nếu có sự hợp tác nghiên cứu và đầu tư đúng mức sẽ mở ra triển vọng sản xuất các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Tuy nhiên, theo đánh giá, dù đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng ngành dược phẩm của Việt Nam đang có rất nhiều hạn chế. TS. Ngô Đông Hải cho biết, theo xếp hạng của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) thì công nghiệp dược của Việt Nam đang dừng lại ở gần mức độ 3 theo thang phân loại 5 mức phát triển, nghĩa là “công nghiệp dược nội địa sản xuất đa số thành phẩm từ nguyên liệu nhập”. Phần giá trị sản xuất trong nước chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ do phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu làm thuốc. Quy mô canh tác vùng cây dược liệu mới chỉ khoảng 15.000 ha, đáp ứng gần 30% nhu cầu sản xuất trong nước.
Theo Bộ Công Thương, mặc dù có nhiều tiềm năng và cơ hội, nhưng có thể nói ngành hóa dược Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn do nguồn lực đầu tư, nhân lực chưa được chú trọng đúng mức. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu cho tổng hợp hóa học còn nghèo nàn do công nghiệp hóa chất cơ bản, công nghiệp hóa dầu nước ta chưa phát triển, nguyên liệu đều phụ thuộc nhập khẩu (trên 90% sản phẩm hóa dược nhập khẩu).
Các DN trong nước hiện nay cũng đang phải đối mặt với việc cạnh tranh gay gắt của các nhà cung ứng ngoại từ Trung Quốc, Ấn Độ, châu Âu. Số liệu của Bộ này cho thấy, quy mô, ngành công nghiệp hóa dược còn nhỏ bé, nghèo nàn về chủng loại sản phẩm với trên 90% sản phẩm phải nhập khẩu, tập trung chủ yếu trong khâu bào chế, gia công thuốc trên cơ sở nguyên liệu nhập. Thuốc sản xuất trong nước chủ yếu là các thuốc gốc (generic) có giá trị thấp, khả năng cạnh tranh kém. Trong số 170 cơ sở sản xuất dược phẩm, chỉ có 7 cơ sở sản xuất nguyên liệu hóa dược với 2/7 cơ sở đạt GMP.
Tại một hội thảo về ngành công nghiệp dược phẩm vừa được tổ chức, Bộ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, các DN trong nước hiện đang tập trung vào đầu tư sản xuất thuốc generic trên nhiều dây chuyền dưới dạng bào chế đơn giản, trong khi đó các thuốc biệt dược, các thuốc chuyên khoa đặc trị và các dây chuyền như thuốc tiêm bột đông khô, thuốc đạn… còn rất ít nhà máy đầu tư. Bên cạnh đó, công tác phát triển thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền chưa đáp ứng được tiềm năng và vẫn phải phụ thuộc vào NK do đó có nhiều thách thức trong kiểm soát nguồn gốc, chất lượng.
Hưởng lợi chủ yếu là DN nước ngoài
Bàn về những vấn đề đặt ra từ thực tiễn thực hiện chính sách thúc đẩy phát triển ngành Dược, Bộ Tài chính cho biết nguyên nhân dẫn tới thực trạng ngành Dược hiện nay trước hết là do việc ban hành và tổ chức thực hiện một số cơ chế, chính sách tài chính để thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, trong đó có ngành Dược chưa thực sự đồng bộ, chưa bắt kịp đòi hỏi của thực tiễn.
Theo đó, chính sách ưu đãi chủ yếu tập trung vào phát triển công nghệ cao mà đối tượng hưởng lợi chủ yếu là các DN đầu tư nước ngoài với tiềm lực công nghệ và vốn vượt trội. Thống kê cho thấy trong giai đoạn 2014 – 2015, có 174 DN sản xuất dược phẩm trong nước tham gia đấu thầu thuốc với tổng giá trị bình quân gần 14.000 tỷ đồng. Trong khi đó, các tập đoàn, dược phẩm nước ngoài có số lượng tham gia đấu thầu lên tới hơn 930 DN với tổng giá trị lên đến 24.000 tỷ đồng, chiếm hơn 63% tổng giá trị trúng thầu.
Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi trong phát triển các ngành công nghiệp nói chung và ngành Dược còn dàn trải nên hiệu quả chưa cao, nhất là đối với việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung về dược. Theo đó, không có quy định riêng cho từng khu công nghiệp trong đó có khu công nghiệp tập trung sản xuất đặc thù là dược phẩm, điều này dẫn đến sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, tồn tại sự phân hóa lớn giữa quy mô sản xuất của các DN dược giữa các vùng miền.
Liên quan đến phát triển dược liệu, dưới góc độ DN, bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch HĐQT CTCP Traphaco cho rằng, để tăng cường liên kết phát triển bền vững dược liệu Việt, về phía Nhà nước cần có một chương trình quốc gia với các hành động cụ thể đồng bộ, theo đó, cần có cơ quan chuyên trách chỉ đạo phối hợp được các ngành Y tế, Nông lâm nghiệp, Sinh học, Hoá dược, các bộ nghành và các tỉnh thành, đồng thời cần thành lập một viện nghiên cứu chuyên sâu về cây thuốc và các chế phẩm từ dược liệu.
“Cần có chính sách cụ thể ưu đãi các DN, nhà khoa học và nông dân xây dựng các vùng nuôi trồng, khai thác dược liệu một cách hiệu quả và có cơ chế khen thưởng cho các DN đi đầu trong phát triển dược liệu trong nước. Cần chọn một số DN có năng lực để Nhà nước đầu tư mạnh mẽ, hỗ trợ, đảm bảo cho họ để xây dựng mô hình phối hợp bốn nhà: Nhà nước, DN, nhà khoa học và nhà nông”, bà Vũ Thị Thuận nhấn mạnh.
Để phát triển ngành dược, Bộ Tài chính cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách phát triển ngành dược, trong đó chú trọng đến các ngành, lĩnh vực, các công đoạn trong chuỗi giá trị của ngành dược. Theo đó, trước hết cần quan tâm phát triển vùng nguyên liệu của ngành dược. Theo thống kê hiện tại hầu hết nguyên liệu của ngành dược đều NK, điều này làm cho giá thành của sản phẩm sẽ gặp nhiều rủi ro nhất là rủi ro về tỷ giá và giá nguyên liệu.
Bên cạnh đó, khâu sản xuất thực tế mới chỉ ở công đoạn gia công có giá trị gia tăng thấp. Để tận dụng các lợi thế trong nước về việc phát triển nguồn cung dược liệu tại Việt Nam, cần nghiên cứu giải pháp phát triển nguồn cung dược liệu từ trong nước để phục sản xuất và XK, từ đó có thể chủ động nguồn cung đồng thời cạnh tranh và hạn chế việc phải NK từ nước ngoài (chủ yếu là từ Trung Quốc).
Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính đối với DN trong ngành dược, tập trung vào tháo gỡ các rào cản, vướng mắc về chính sách thuế, hải quan, đặc biệt là các thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính trên cơ sở đảm bảo tôn trọng quyền tự do kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, ổn định, minh bạch, thông thoáng. Tiếp tục đồng bộ hệ thống văn bản pháp quy về thủ tục hành chính, đơn giản hóa và công khai hóa quy trình, thủ tục hành chính, thuế, hải quan hiện đại”. (Trích Báo cáo của Bộ Tài chính). “Cần tạo lập thị trường thuận lợi, thông thoáng cho các sản phẩm hóa dược sản xuất ở trong nước, đồng thời hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm ngăn chặn có hiệu quả việc nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm hóa dược kém chất lượng, không an toàn từ nước ngoài. Tăng cường chống hàng nhái, hàng giả và hàng nhập lậu. Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, các đoàn công tác của Chính phủ có trách nhiệm giúp đỡ các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường và bạn hàng xuất khẩu”. (Trích Báo cáo của Bộ Công Thương). |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Dự báo thời tiết 4/8: Tây Nguyên tiếp tục mưa triền miên
- ·Chung tay góp sức phân loại rác tại nguồn ở Hải Phòng
- ·5 loại cây có mùi thơm trồng trong nhà giúp đuổi muỗi không cần dùng đến hoá chất
- ·Agribank cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết biên bản ghi nhớ
- ·Trong quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
- ·Định hướng phát triển bền vững giúp Vinamilk thành công trên trường quốc tế
- ·Nữ sinh viên sư phạm biến bã mía, vỏ trứng thành hộp bút, túi xách
- ·FrieslandCampina VN, Trường Thịnh và Đồng Tiến hợp tác thu gom, tái chế bao bì
- ·Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2023 chỉ người có vé mời mới được vào sân
- ·Công nghệ biến rác hữu cơ thành than sinh học đa năng, thân thiện môi trường
- ·Cháy vé tour đi Thái cổ vũ đội tuyển Việt Nam trận chung kết lượt về Asean Cup 2024
- ·Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh: Phối hợp, đoàn kết quản lý tài nguyên nước toàn diện
- ·Bộ TNMT tích cực triển khai giải pháp chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu
- ·Việt Nam công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố JETP
- ·Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
- ·IEA: Xe điện giúp thế giới giảm 5 triệu thùng dầu mỗi ngày vào năm 2030
- ·WMO: Khí hậu năm 2024 dự kiến sẽ tồi tệ hơn 2023
- ·Công nghệ đám mây mở đường cho quá trình khử cacbon thế nào?
- ·Nhật Bản: Núi lửa Sakurajima phun trào, tạo cột khói bụi cao 3.400m
- ·Tham vọng khoan vào lòng núi lửa tìm nguồn năng lượng vô hạn