【u20 pháp vs】Đọc sách cấm, quan tham Trung Quốc vào tù ra tội
Ngày càng nhiều quan chức Trung Quốc bị các cơ quan chống tham nhũng nước này cáo buộc đọc sách cấm,ĐọcsáchcấmquanthamTrungQuốcvàotùratộu20 pháp vs coi đó là hành vi phạm pháp.
Theo SCMP, việc "đọc các ấn phẩm có vấn đề chính trị nghiêm trọng" trở thành cáo buộc ngày càng phổ biến đối của cơ quan chống tham nhũng Trung Quốc đối các quan chức nhúng chàm ở nước này.
Gần đây nhất là trường hợp của ông Lý Bân, cựu Phó chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành phố Mẫu Đơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc. Ông Lý bị khai trừ đảng do tình nghi tham nhũng vào cuối tháng 9.
Tuy nhiên, cơ quan chống tham nhũng thành phố không đưa ra cáo buộc về các hành vi tham nhũng với ông Lý. Thay vào đó, ở ngay đầu các báo cáo công khai là cáo buộc ông Lý đã đọc một "ấn phẩm bất hợp pháp" có nội dung "gây nguy hại đến sự đoàn kết của Đảng".
Vài ngày trước đó, ông Trình Chí Nghị, 61 tuổi, cựu Bí thư đảng ủy quận Giang Tân ở thành phố Trùng Khánh, từng được ca ngợi là "Bí thư quận ủy xuất sắc của Trung Quốc", cũng bị cáo buộc sở hữu và đọc các cuốn sách cấm.
Cơ quan chống tham nhũng Trùng Khánh đã đưa ra thông báo về những hành vi sai trái của ông Trình, buộc tội quan chức này "đọc các sách và tạp chí nước ngoài có vấn đề chính trị nghiêm trọng".
Ông Trình và ông Lý nằm trong số ngày càng nhiều quan chức Trung Quốc mất uy tín, những người bị các cơ quan chống tham nhũng ở nhiều cấp độ cáo buộc công khai vì đọc các ấn phẩm không được chính quyền phê chuẩn.
Mặc dù các điều tra viên không nêu tên các cuốn sách tìm thấy trong tay các quan chức này, nhưng nhìn chung, những người bị cáo buộc đều được cho là đã đọc các ấn phẩm chính trị được xuất bản bên ngoài đại lục và nhập trái phép qua biên giới.
Văn bản hải quan năm 2021 định nghĩa các mặt hàng bị cấm và hạn chế nhập cảnh và xuất cảnh Trung Quốc, gồm tài liệu in, phim, ảnh, hồ sơ, băng âm thanh và video, đĩa laser và phương tiện lưu trữ máy tính nguy hại cho chính trị, kinh tế, văn hóa và đạo đức của Trung Quốc.
Theo thống kê của tờ SCMP, cáo buộc về việc đọc sách chính trị bị cấm đã xuất hiện trong hơn chục bản báo cáo về các vụ tham nhũng từ đầu năm đến nay - so với khoảng bảy vụ năm ngoái.
Các cáo buộc tương tự được các cơ quan chống tham nhũng Trung Quốc đưa ra ở ít nhất năm tỉnh khác trong năm nay.
Theo thông báo của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương (CCDI), cơ quan chống tham nhũng và kỷ luật chính trị cao nhất của Trung Quốc, ông Trương Tổ Lâm, cựu Phó tỉnh trưởng Vân Nam, tây nam Trung Quốc, ngày 12/9 bị buộc tội tàng trữ và đọc sách cấm.
CCDI nêu rõ, ông Trương, 65 tuổi và đã nghỉ hưu, bị cáo buộc “đánh mất lý tưởng và khát vọng chính trị, thành lập bè phái chính trị… sở hữu và đọc sách, báo định kỳ và các sản phẩm nghe nhìn có vấn đề chính trị nghiêm trọng ở nơi riêng tư”.
CCDI cho biết ông Trương sẽ bị khai trừ khỏi đảng và chuyển giao cho cơ quan tư pháp để xét xử.
Hôm 9/9, cơ quan giám sát chống tham nhũng ở tỉnh Giang Tây cáo buộc Ông Cam Thanh Cựu, cựu Tổng giám đốc của Tập đoàn Tài chính Giang Tây, "mang sách phản động về nước và đọc chúng ở nơi riêng tư", cùng với các cáo buộc bất trung chính trị và tham nhũng khác. Tập đoàn Tài chính Giang Tây là công ty do chính quyền tỉnh sở hữu hoàn toàn.
Ông Đặng Duật Văn, cựu Phó tổng biên tập tờ Thời báo Học thuật, tờ báo của trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chuyên đào tạo cán bộ, cho biết việc đọc và lưu hành một số tài liệu nhạy cảm trong đảng là điều phổ biến, từ lâu đã không thể cấm được, ngay cả trong thời đại của cựu Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông.
“Sẽ không có vấn đề gì nếu họ không bị điều tra kỷ luật, nhưng một khi bị điều tra thì đó có thể là bằng chứng thép về sự bất trung", ông Đặng nói.
Trong khi lệnh cấm đọc sách cấm ở Trung Quốc được cho là đã có từ nhiều thập kỷ trước, thì sự gia tăng gần đây trong việc cáo buộc và nêu tên dường như trùng hợp với việc sửa đổi các quy định kỷ luật của Trung Quốc vào năm ngoái, trong đó mở rộng đáng kể điều khoản liên quan đến việc đọc các ấn phẩm chưa được phê chuẩn ở nước này.
Điều khoảng sửa đổi quy định, những người đọc, duyệt hoặc nghe các ấn phẩm riêng tư và đưa ra bình luận vô trách nhiệm về các chính sách lớn của chính phủ, bôi nhọ hình ảnh của đảng và đất nước, hoặc vu khống các nhà lãnh đạo sẽ bị cảnh cáo. Nếu tình tiết nghiêm trọng, những người đó có thể bị cách các chức vụ trong Đảng.
Hoa Vũ(Nguồn: SCMP)(责任编辑:Thể thao)
- ·Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
- ·Mở đường cho làn sóng mới đầu tư từ Ấn Độ
- ·Nhà đầu tư điện mặt trời chưa triển khai lo bị loại khỏi Quy hoạch điện VIII
- ·Nhà đầu tư thờ ơ với khai thác dầu khí
- ·TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/9
- ·Hậu Giang triển khai giải ngân nhanh vốn đầu tư công ngay từ đầu năm
- ·Công bố giá vé trận đấu giao hữu quốc tế U20 Việt Nam
- ·Qatar đứng trước miệng vực ở World Cup 2022
- ·Chứng khoán phái sinh ngày 6/1: Các hợp đồng tương lai giảm điểm nhẹ, thanh khoản co hẹp
- ·Tiền Giang khánh thành Dự án Điện gió Tân Phú Đông 2
- ·Giá vàng hôm nay 5/1: Thế giới lao dốc, trong nước vàng miếng, vàng nhẫn giữ nguyên giá bán
- ·Ý nghĩa đặc biệt từ một dự án tỷ USD đầu tư vào Việt Nam
- ·Động thổ Dự án Thăng Long – Tesa Site Hải Phòng
- ·Nhật Bản gia tăng đầu tư vào lĩnh vực phi chế tạo
- ·Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
- ·“Đèn xanh” cho việc dừng Dự án BOT tuyến tránh TP. Thanh Hóa
- ·Trình Quốc hội thí điểm 3 chính sách đặc thù đối với dự án đầu tư công
- ·Giá MacBook Air M1 giảm về mức thấp nhất từ trước đến nay
- ·9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
- ·Cảnh báo và giải pháp ứng phó với tác động cộng hưởng