【bóng đá dalu】Kho bạc Nhà nước tăng cường cải cách trong kiểm soát chi, thanh toán vốn
Nhiều giải pháp giúp công tác kiểm soát chi thuận lợi
Đánh giá về tình hình kiểm soát,ạcNhànướctăngcườngcảicáchtrongkiểmsoátchithanhtoánvốbóng đá dalu thanh toán vốn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023, báo cáo từ KBNN cho biết, đơn vị đã bám sát chỉ đạo tại các nghị quyết và chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Theo đó, lãnh đạo KBNN đã chỉ đạo toàn hệ thống thực hiện công tác kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN đảm bảo trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo đúng nội dung, đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật hiện hành.
Công chức KBNN Bà Rịa - Vũng Tàu đang thực hiện kiểm soát chi trên dịch vụ công trực tuyến của KBNN. Ảnh: Thùy Linh |
Đối với chi đầu tư, lãnh đạo KBNN cũng chỉ đạo toàn hệ thống thực hiện công tác kiểm soát thanh toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo theo đúng danh mục dự án và kế hoạch vốn được cấp có thẩm quyền giao hàng năm, phù hợp với kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn theo quy định tại Luật Đầu tư công. Đồng thời, KBNN đã ban hành Chỉ thị số 589/CT-KBNN về tăng cường công tác kiểm soát chi, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trong giao dịch thanh toán của hệ thống KBNN.
Dự toán chi thường xuyên năm 2023 của NSNN qua KBNN (không bao gồm dự toán từ năm trước chuyển sang) là 1.184.795 tỷ đồng. Dự kiến đến ngày 15/6/2023, toàn hệ thống đã thực hiện thanh toán ước đạt 415.339 tỷ đồng, bằng 35,1% dự toán chi thường xuyên năm 2023 của ngân sách nhà nước qua KBNN (không bao gồm chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng). So với cùng kỳ năm 2022, cao hơn 15.997 tỷ đồng về giá trị, thấp hơn 0,8% về tỷ lệ so với dự toán (đến hết 15/6/2022, kiểm soát chi thường xuyên NSNN là 399.342 tỷ đồng, bằng 35,9% so với dự toán năm 2022). |
Tại chỉ thị, KBNN đã yêu cầu KBNN các tỉnh, thành phố thường xuyên theo dõi, cập nhật các chủ trương, chính sách, các văn bản chế độ mới liên quan đến thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán NSNN năm 2023 nói chung, các văn bản chính sách liên quan đến công tác kiểm soát chi NSNN nói riêng để triển khai thực hiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN đảm bảo thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch và đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Các công chức làm công tác kiểm soát chi thực hiện nhiệm vụ kiểm soát và quy định về giao nhận hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến theo đúng trách nhiệm, quyền hạn của KBNN đối với tất cả các nguồn vốn được giao quản lý, đảm bảo đúng với quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, KBNN.
Đặc biệt, KBNN yêu cầu các đơn vị KBNN nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong thực thi công vụ; tuyệt đối không được gây phiền hà, sách nhiễu cho khách hàng giao dịch khi làm thủ tục thanh toán tại KBNN; tiếp nhận đúng thành phần, số lượng hồ sơ được quy định gửi KBNN; chấp hành đúng quy định về phương thức gửi, thời gian xử lý hồ sơ; không được yêu cầu khách hàng giao dịch bổ sung, hoàn thiện hồ sơ quá 1 lần; không được để tồn đọng bất kì hồ sơ thanh toán nào tại KBNN mà không rõ lý do.
KBNN còn lưu ý các đơn vị KBNN nghiêm cấm công chức kiểm soát chi yêu cầu khách hàng giao dịch phải gửi thêm hồ sơ, chứng từ ngoài hồ sơ quy định phải gửi KBNN và không được yêu cầu gửi hồ sơ giấy trước khi chuyển hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến (đối với trường hợp thực hiện giao dịch qua hệ thống dịch vụ công theo quy định); tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên và đột xuất giám sát từ xa việc thực hiện thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi. Trường hợp phát hiện các cá nhân, đơn vị KBNN thực hiện không đúng quy định, có thái độ ứng xử không phù hợp và có biểu hiện gây sách nhiễu, phiền hà với khách hàng giao dịch thì xử lý, kỷ luật theo đúng quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Tiếp tục gỡ vướng, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Cũng theo báo cáo từ KBNN, với vai trò là cơ quan kiểm soát, thanh toán vốn, KBNN đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để góp phần cùng các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Tuy nhiên, kết quả giải ngân của cả nước đến nay vẫn đạt thấp.
Kho bạc Nhà nước thực hiện nhiều giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh minh họa: H.T |
Ngoài những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác giải ngân đã được 5 tổ công tác của Chính phủ tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, còn một số tồn tại ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công như: Một số dự án phải điều chỉnh phương án kết cấu để đáp ứng yêu cầu phòng cháy chữa cháy của Bộ Công an; ảnh hưởng của chiến tranh Ukraine - Nga đến chuỗi cung ứng toàn cầu dẫn đến chậm nhập khẩu các vật tư, thiết bị kỹ thuật của một số dự án, đồng thời cũng làm tăng giá đột biến nhiên liệu, vật liệu và thiết bị đầu vào, gây ra khó khăn cho các nhà thầu.
Dự kiến đến ngày 15/6/2023, lũy kế vốn đầu tư công năm 2023 kiểm soát, thanh toán qua KBNN là 169.611,9 tỷ đồng, bằng 24,1% tổng nguồn vốn thuộc kế hoạch vốn kéo dài và kế hoạch vốn năm 2023 Thủ tướng Chính phủ giao, kiểm soát chi qua KBNN (704.163,2 tỷ đồng), bằng 22,6% tổng nguồn vốn thuộc kế hoạch vốn kéo dài và kế hoạch vốn năm 2023 Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh giao, kiểm soát chi qua KBNN (751.522,5 tỷ đồng). |
Đối với dự án đầu tư xây dựng tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, do có sự khác nhau giữa pháp luật sở tại và pháp luật Việt Nam nên công tác chuẩn bị đầu tư, công tác triển khai hồ sơ thiết kế thường kéo dài hơn rất nhiều so với dự án trong nước; tình hình lạm phát toàn cầu, biến động về tỷ giá quy đổi thanh toán giữa Việt Nam đồng và đô la Mỹ ảnh hưởng trực tiếp đến dự toán gói thầu đã được phê duyệt và công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn…
Do đó, KBNN đang tiếp tục yêu cầu các đơn vị KBNN trực thuộc thường xuyên theo dõi, cập nhật các chủ trương, chính sách, các văn bản chế độ mới liên quan đến thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2023 nói chung, các văn bản chính sách liên quan đến công tác kiểm soát chi NSNN nói riêng để triển khai công tác kiểm soát chi đảm bảo thông suốt, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư, ban quản lý dự án và đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Ngoài ra, KBNN đã yêu cầu KBNN các tỉnh, thành phố phối hợp với các đơn vị chức năng của địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư các dự án trên địa bàn, đề xuất giải pháp xử lý phù hợp với thực tế tại địa phương.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Các huyện phía Nam tập trung thu hoạch lúa Hè Thu 2023
- ·Đất nền Đông Anh, Hà Nội lại nóng bỏng tay: 2 tỷ đồng không mua nổi
- ·Giá xăng dầu hôm nay 6/11: Tiếp tục đi lên
- ·Loại tiền gửi nào sẽ không được bảo hiểm?
- ·Xuất siêu nông lâm thủy sản tăng gần gấp 2 lần trong quý đầu năm
- ·Hợp nhất hai Công ty cổ phần vận tải Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn
- ·Tập đoàn Bảo Việt: Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm tăng trưởng 13,4%
- ·Chuyển đổi số nông nghiệp Cà Mau: Tạo đà phát triển nông thôn, thu hút đầu tư
- ·Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh
- ·Xuất khẩu gạo 2024 khả năng đạt kỷ lục mới
- ·Giá vàng trong nước và thế giới cùng tăng trở lại
- ·Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm
- ·Top những địa điểm du lịch lý tưởng vào mùa mưa
- ·Xuất khẩu gạo 2024 khả năng đạt kỷ lục mới
- ·Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị định số 44/2023/NĐ
- ·Tập đoàn Bảo Việt: Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm tăng trưởng 13,4%
- ·Hoãn cưới vì giá nhà, giá vàng thi nhau tăng ‘dựng đứng’
- ·Thủ tướng: Giá điện không được 'giật cục', xem xét nhập khẩu từ Trung Quốc
- ·Giá vàng hôm nay 7/12: Tăng trở lại
- ·Giá xăng dầu hôm nay 7/11: Tăng giảm trái chiều do USD mạnh lên