【số liệu thống kê về vfl wolfsburg gặp bayern】Phát huy hiệu quả chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ đã và đang phát huy hiệu quả tích cực,ệuquảchnhschtndụsố liệu thống kê về vfl wolfsburg gặp bayern góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh.
Ông Nguyễn Minh Toản, ở ấp 3, xã Vị Đông, rất phấn khởi khi được vay vốn để chuyển đổi từ đất lúa sang trồng mít ruột đỏ cho hiệu quả kinh tế cao.
Hiệu quả nguồn vốn
Ảnh hưởng dịch Covid-19 thời gian qua đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và người dân. Để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng, tỉnh Hậu Giang nhanh chóng triển khai các chủ trương, chính sách hỗ trợ để khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo đó, việc triển khai chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn đang phát huy hiệu quả tích cực, góp phần tháo gỡ khó khăn, tạo động lực cho doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu nhập cho gia đình.
Ông Nguyễn Minh Toản, ở ấp 3, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, bộc bạch: “Mấy năm trước, tôi đi làm công nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh. Từ khi dịch Covid-19 diễn ra làm ảnh hưởng ít nhiều đến công việc và thu nhập. Tuy nhiên, tôi rất vui vì trong những lúc khó khăn, gia đình được tỉnh, địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh quan tâm hỗ trợ giúp vốn làm ăn, tạo việc làm có thu nhập mới. Nhờ đó, gia đình tôi vay được 30 triệu đồng. Có được vốn vay, tôi chuyển 5 công ruộng lên liếp trồng 400 cây mít ruột đỏ. Chỉ sau 2 năm trồng, cây mít bắt đầu cho trái chiếng. Vừa rồi tôi thu hoạch được gần 1 tấn trái, bán được 35 triệu đồng. Hiện tại mít ruột đỏ có giá ổn định, được thương lái mua hết nên sắp tới gia đình tôi dự định mở rộng thêm diện tích”.
Ông Đặng Minh Toàn, Tổ trưởng tổ 3, Tổ tiết kiệm và vay vốn ấp 3, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, cho rằng để sớm đưa chính sách tín dụng ưu đãi phát huy hiệu quả, khi Phòng giao dịch NHCSXH huyện Vị Thủy và xã thông báo về nguồn vốn vay ưu đãi theo Nghị quyết 11/NQ-CP, tổ đã đưa thông tin kịp thời đến người dân có nhu cầu biết để nộp hồ sơ vay vốn. Việc giải ngân được nhanh chóng, đưa nguồn vốn vay ưu đãi kịp thời đến các hộ dân có nhu cầu, từ đó giúp người dân khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế địa phương.
Thực hiện chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11, các thành viên tổ 3 được vay 80 triệu đồng. Phải khẳng định rằng, đến nay nguồn vốn được hộ vay sử dụng đúng mục đích và bắt đầu phát huy hiệu quả đồng vốn. Để nguồn vốn các chương trình tín dụng chính sách đạt hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế hộ, tổ 3 thường xuyên quan tâm thăm hỏi việc sử dụng vốn, khi có gặp vấn đề khó khăn về mô hình đang sử dụng vốn vay, tổ có thông tin kịp thời với các đơn vị chuyên môn để hỗ trợ về mặt kỹ thuật kịp thời, từ đó giúp hộ vay làm ăn đạt hiệu quả tốt.
Tổ tiết kiệm và vay vốn ấp 3, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, luôn đồng hành cùng hộ vay để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
Để hộ có nhu cầu tiếp cận được vốn
Bà Trần Ngọc Trang, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Vị Thủy, cho biết: Thực hiện giải ngân các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trên địa bàn huyện đã cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015, Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019, đã giải ngân cho 89 khách hàng, với số tiền 3,7 tỉ đồng, đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Còn chương trình cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội quy định tại Điều 16 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015, khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021, đã giải ngân cho 6 khách hàng, số tiền 2,9 tỉ đồng, đạt 38,67% chỉ tiêu kế hoạch được giao. Cho vay chương trình học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị học tập trực tuyến theo Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg đã giải ngân 78 khách hàng, số tiền 780 triệu đồng, đạt 44,83% chỉ tiêu kế hoạch được giao. Trong thời gian tới, phòng giao dịch tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác, tổ chức giải ngân nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, nhanh nhất, người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ. Đồng thời giám sát quá trình thực hiện, đảm bảo chính sách đúng đối tượng thụ hưởng.
Ông Nguyễn Thanh Triều, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh, cho biết: Để góp phần thực hiện thành công mục tiêu của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11, chi nhánh đề nghị lãnh đạo phụ trách địa bàn thành phố Vị Thanh và giám đốc phòng giao dịch các huyện, thị xã, thành phố rà soát, thực hiện tốt việc tham mưu Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cấp huyện phân bổ chỉ tiêu của từng chương trình đến UBND cấp xã, đồng thời chỉ đạo rà soát đối tượng của từng chương trình, tập trung tuyên truyền để đối tượng hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của chương trình qua đó để người dân tích cực tham gia, đảm bảo không để hộ gia đình nào thuộc đối tượng vay vốn và có nhu cầu mà không tiếp cận được nguồn vốn vay do thiếu thông tin.
Theo đó, đối với chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến theo Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg, các đơn vị chỉ đạo cán bộ tín dụng phối hợp với xã và trưởng ấp rà soát từng gia đình có sinh viên, học sinh (nhưng chưa được hỗ trợ từ chương trình “Sóng và máy tính cho em” và các chương trình hỗ trợ khác) để tuyên truyền về hiệu quả của chương trình, trong đó lưu ý nguồn vốn chương trình hỗ trợ một phần chi phí để ngoài việc trang bị máy tính, còn có các thiết bị nghe, nhìn khác phục vụ cho việc học trực tuyến. Còn Chương trình cho vay đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, lãnh đạo các đơn vị phối hợp với UBND cấp xã tiếp cận và tăng cường tuyên truyền vận động chủ các cơ sở nhận thức rõ ý nghĩa của chương trình để tích cực tham gia nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Đối với các cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục có nhu cầu vay vốn, nhưng chưa đảm bảo thủ tục như thiếu Quyết định cho phép thành lập của UBND cấp xã thì đề nghị Chủ tịch UBND cấp xã căn cứ khoản 1, Điều 11, Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục để tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục trên bổ sung đầy đủ thủ tục vay vốn…
Trong đó, phấn đấu thời gian hoàn thành công tác giải ngân chương trình cho vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến theo Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg và Chương trình cho vay đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, cơ bản hoàn thành trước ngày 30-6-2022. Chương trình cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở, hoàn thành cơ bản trước ngày 31-8-2022.
Theo NHCSXH tỉnh, từ ngày 27-4-2022 đến ngày 6-6-2022 đã thực hiện giải ngân được 1.002 hộ, với số tiền cho vay trên 48 tỉ đồng, đạt 37,6% chỉ tiêu kế hoạch. Trong đó, cho vay giải quyết việc làm, duy trì và mở rộng việc làm được 620 người lao động, số tiền 30 tỉ đồng; cho vay nhà ở xã hội với số tiền 14,2 tỉ đồng; cho vay học sinh, sinh viên mua máy tính, thiết bị đủ điều kiện học trực tuyến được 345 học sinh, sinh viên, với số tiền trên 3,4 tỉ đồng. Cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là 5 nhóm trẻ với số tiền 400 triệu đồng. |
Bài, ảnh: T.XOÀN
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Standard Chartered hạ dự báo tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2021
- ·Cảnh sát PCCC Hà Nội 'đi từng nhà' vận động cắt lồng sắt, mở lối thoát nạn
- ·Dự báo thời tiết ngày 19/1/2024: Hà Nội bừng nắng ấm trước đợt mưa, rét đậm
- ·Công an thông tin vụ người lạ đặt chiếc hộp trước cổng trường rồi bỏ chạy
- ·Cần có tầm nhìn và quyết tâm thực hiện Chuyển đổi số toàn diện trong tất cả các lĩnh vực
- ·Người lao động Hà Nội đốt lửa chống chọi với rét đậm
- ·Chủ tịch Quảng Nam bộc bạch cán bộ vi phạm và xốc lại nhân sự
- ·Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Năm 2023 đưa vào khai thác gần 500km đường cao tốc
- ·Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ
- ·Dự báo thời tiết 5/1/2024: Miền Bắc sương mù, nhiệt độ tiếp tục tăng đến 24 độ
- ·Tổng cục Hải quan chỉ đạo xử lý tái xuất phế liệu
- ·Lộ diện người giả mạo Chủ tịch tỉnh Gia Lai giao 392ha đất rừng cho doanh nghiệp
- ·Giáo viên dạy lái xe vi phạm nồng độ cồn bị phạt 35 triệu, tước bằng 23 tháng
- ·Hàng ngàn du khách tham quan Lễ hội Tết Việt 2024
- ·Bộ Y tế thu hồi văn bản công bố 12 loại thuốc cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị Covid
- ·Vụ không biết chữ vẫn được cấp bằng lái ô tô, vì sao hồ sơ bị tiêu huỷ?
- ·Tổ công tác đặc biệt xử lý nồng độ cồn xuống đường: ‘Không xin, khỏi can thiệp'
- ·TP.HCM ngập tràn không khí Tết, giới trẻ tranh thủ check
- ·Lạng Sơn xử lý 5.903 vụ vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- ·Dự báo thời tiết 8/1/2024: Miền Bắc vẫn sương mù, trưa tăng nhiệt đến 27 độ