【bxh italia 2023】Xuất khẩu thuỷ tinh tăng tới 34%, nhiều tiềm năng phát triển
Dồn lực cho xuất khẩu | |
Chuyển nhanh,ấtkhẩuthuỷtinhtăngtớinhiềutiềmnăngpháttriểbxh italia 2023 chuyển mạnh xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc | |
Dịch căng thẳng, Bộ Công Thương “lên dây cót” duy trì sản xuất và xuất khẩu |
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh của Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2020 có tốc độ tăng trưởng bình quân là 2,1%/ năm. Nguồn: Internet |
Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tình hình xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh trong năm 2020 giảm so với năm 2019.
Đến năm 2021, tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát tại nhiều thị trường xuất khẩu, nhu cầu tiêu thụ tăng trở lại là lý do chính khiến kim ngạch xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh của Việt Nam tăng mạnh. Cụ thể, 8 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh đạt 747,86 triệu USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2020.
Về mặt thị trường, xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm thuỷ tinh tới thị trường Đông Nam Á tiếp tục chiếm tỷ trọng cao trong 8 tháng năm 2021, đạt 490,5 triệu USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Đáng chú ý, tỷ trọng xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh có xu hướng tăng sang các thị trường có nhu cầu nhập khẩu trên thế giới như: Trung Quốc, Mỹ và thị trường Đài Loan.
Sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 lần thứ 4 cùng với các đợt giãn cách liên tiếp đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các địa phương phía Nam, khiến tình hình sản xuất bị ngưng trệ, hoạt động sản xuất bị gián đoạn. Do đó, kim ngạch xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh dự báo sẽ chậm lại trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, trong dài hạn, đại diện Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại nhận định ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển, trước hết là nhờ nhu cầu lớn từ thị trường thế giới.
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trị giá nhập khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh (mã HS 70) trên thị trường thế giới trong giai đoạn 2016 – 2020 đạt bình quân 74,7 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 0,9%/năm. Trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm 1,2% tổng trị giá nhập khẩu trên toàn thế giới.
Tiếp theo, Việt Nam là đất nước có vùng nguyên liệu cát trắng với trữ lượng lớn trải dài từ Bắc tới Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để các nhà máy sản xuất thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh lựa chọn vùng nguyên liệu và là thế mạnh trong sản xuất.
Trên thực tế, trong giai đoạn 2011 - 2020, một số dự án công nghệ cao đã thành công, giúp doanh nghiệp nhanh chóng làm chủ các công nghệ cao tiên tiến trên thế giới, tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội tích cực.
Tuy có tiềm năng, song thực trạng phát triển của ngành công nghiệp thủy tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt Nam mới đang tập trung ở các lĩnh vực sản phẩm chiếu sáng, thuỷ tinh dân dụng, thủy tinh bao bì và một tỷ lệ rất nhỏ là thuỷ tinh dùng cách điện, điện tử và quang học.
Nhiều lĩnh vực thủy tinh khác như: Cách nhiệt, chịu nhiệt, chịu hóa chất, chịu mài mòn, điện tử chưa phát triển. Do đó, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại cho rằng, cần phải tái cơ cấu ngành công nghiệp thủy tinh và sản phẩm thuỷ tinh theo hướng phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 và chuyển đổi số.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), kim ngạch xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh của Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2020 có tốc độ tăng trưởng bình quân là 2,1%/năm. Kim ngạch xuất khẩu trung bình trong giai đoạn 2016 – 2020 đạt 916,7 triệu USD/năm. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ tinh và sản phẩm từ thuỷ tinh đạt mức cao nhất trong năm 2017, giảm mạnh trong năm 2019. Tới năm 2020 mặc dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 879,3 triệu USD, tăng 4,5% so với năm 2019 và tăng 4,8% so với năm 2016. Trong giai đoạn 2016 - 2020, mặt hàng thuỷ tinh và các sản phẩm thuỷ tinh xuất khẩu chủ yếu tới khu vực Đông Nam Á. Kim ngạch xuất khẩu tới khu vực này tăng trưởng bình quân 7%/năm trong giai đoạn năm 2016 - 2020, với tỷ trọng chiếm 72,6% trong năm 2020, từ mức 58,9% trong năm 2016. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·MB Group hoàn thành lựa chọn đối tác chiến lược cho MBCambodia
- ·Kiến trúc Việt cổ từ miền... ký ức
- ·Cháy bỏng năng lượng âm nhạc cùng Kim Jea Bin
- ·Ứng dụng phong thủy trong kinh doanh: Yếu tố Thiên, Địa
- ·Từ 0h ngày 30/4, Hà Nội tạm dừng tạm dừng hoạt động karaoke, quán bar, vũ trường, game
- ·Thắc mắc về phong thủy nhà ở (phần 2)
- ·Liên hợp quốc kêu gọi bảo vệ, tạo điều kiện cho các nhà báo tác nghiệp
- ·Sôi nổi hội thi “Tiếng hát karaoke” huyện Bàu Bàng
- ·Hàng Mã ngập tràn hàng hóa dịp lễ Halloween
- ·Tưng bừng gala nghệ thuật thiếu nhi 'Sắc màu văn hóa bốn phương'
- ·Giá vàng trong nước giảm theo đà lao dốc của vàng thế giới
- ·Hội thi “Những tình khúc bolero” TX.Dĩ An: 120 thí sinh tham gia
- ·Hội thi “Dĩ An thành phố tương lai”: Phường Bình Thắng đoạt giải nhất
- ·[Infographics] Các lỗi hay mắc khi trải thảm trong nhà
- ·Tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh thuận lợi và hấp dẫn nhất cho ngành công nghiệp bán dẫn
- ·Nhà Thiếu nhi huyện Phú Giáo: Tổ chức sân chơi cuối tuần tại trường học
- ·PGS.TS Đại học Bách khoa chia sẻ bí quyết giảm tiền điện ngày nắng nóng
- ·Thí sinh Bùi Thị Kiều Linh đoạt giải Hoa khôi “Miss HVCT
- ·Mưa lũ tại tỉnh Hà Giang gây thiệt hại nặng
- ·Fecon từ chối đàm phán tiếp với nhà thầu Trung Quốc, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược mới