会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【thứ hạng của câu lạc bộ eintracht braunschweig】Xe điện, bước ngoặt trên thị trường xe máy!

【thứ hạng của câu lạc bộ eintracht braunschweig】Xe điện, bước ngoặt trên thị trường xe máy

时间:2024-12-23 18:15:11 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:781次

xe dien buoc ngoat tren thi truong xe may

Vinfast đầu tư một nhà máy sản xuất xe điện lớn nhất Đông Nam Á với hệ sinh thái đi kèm. Ảnh: Nguyễn Hà.

Miếng bánh còn lớn

Thay vì bão hòa như dự đoán trước đó của Hiệp hội Các nhà sản xuất Xe máy Việt Nam (VAMM), năm 2018, thị trường xe máy vẫn ở mức tăng trưởng tốt. Số liệu cập nhật của VAMM cho thấy 9 tháng của năm 2018, doanh số của 5 thành viên VAMM là 2.452.102 xe, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo năm 2018, thị trường xe máy Việt Nam sẽ đạt mốc khoảng 3,3 triệu xe bán ra (năm 2017 là 3,27 triệu xe, tăng 4,8%).

Tuy nhiên với 45 triệu xe máy đang được lưu thông trên toàn quốc, chiếm tỉ trọng cao trong các phương tiện giao thông, thật khó mà không nhắc đến ảnh hưởng của các phương tiện này đến môi trường cũng như ách tắc giao thông tại các thành phố lớn. Để giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thủ đô, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết dừng hoạt động xe máy tại các quận nội thành vào năm 2030. Ý tưởng tương tự cũng đang được đề xuất áp dụng tại TPHCM.

Thách thức này buộc các nhà sản xuất xe máy tại Việt Nam cũng phải tính tới hướng đi mới theo xu thế thế giới cũng như yêu cầu cấp bách của cuộc sống.

Thực tế cho thấy thị trường xe điện hai bánh (xe máy điện và xe đạp điện) ở Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ. Theo khảo sát của VAMM, năm 2017, tổng lượng xe máy, xe đạp điện được bán ra ở Việt Nam đạt gần 500.000 xe, tăng 30% so với năm 2016. Đây là mức tăng trưởng khá cao so với các phương tiện giao thông khác, song vẫn còn khá khiêm tốn so với 3 triệu xe máy/năm hiện nay.

Tuy nhiên dường như 5 “ông lớn” sản xuất xe máy tại Việt Nam lại có vẻ bỏ quên hay nói đúng hơn là rất e dè trước thị trường xe điện hết sức tiềm năng, dự báo sẽ bùng nổ trong tương lai.

Tháng 9/2018 Tập đoàn Piaggio (Italia) công bố sản xuất mẫu xe Vespa điện. Và Việt Nam có thể cũng sẽ là thị trường được Tập đoàn này hướng tới phân phối sản phẩm, tuy nhiên mẫu xe này sản xuất tại Italia chứ không phải Việt Nam.

Honda Việt Nam (HVN), liên doanh đang nắm thị phần xe máy lớn nhất tại Việt Nam (trên 70%), chắc chắn không thể bỏ qua “miếng bánh” xe máy điện. Nhưng tháng 4/2018, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan về vấn đề này vị đại diện HVN cũng chỉ úp mở: “Chúng tôi đang khảo sát và tính toán”.

Trong lúc các liên doanh đang “tính toán”, có không ít DN trong nước đã mạnh dạn đầu tư sản xuất lắp ráp xe điện. Có thể kể tên một vài doanh nghiệp sản xuất nội địa liên kết với các nhà cung ứng nước ngoài để lắp ráp phân phối sản phẩm tại Việt Nam như Anbico, Pega, DKBike, SYM, KYMCO…

Chẳng hạn, DKBike mới đây đã bắt tay với hai công ty YADEA và AIMA nhằm hướng tới mục tiêu tới năm 2020 đạt trên 30% thị phần xe điện tại thị trường Việt Nam. Hay như PEGA (Hkbike) cũng đã đầu tư 100 tỷ đồng xây nhà máy xe đạp điện tại khu công nghiệp Song Khê, Bắc Giang với mục tiêu cho ra thị trường các mẫu xe điện “made in Vietnam”. Tuy nhiên doanh nghiệp được cho là “đứng đầu” sản xuất xe đạp điện này hiện đang lỗ năm thứ 2 liên tiếp với lượng sản phẩm tiêu thụ thấp.

Rõ ràng, điều khiến các doanh nghiệp phải ‘tính” đó là bài toán giữa giá thành sản phẩm và lượng tiêu thụ. Một hạn chế lớn khác đối với sự phát triển xe điện ở thị trường Việt Nam chính là cơ sở hạ tầng còn yếu kém; công suất xe và trạm sạc pin, tuổi thọ pin… Đây chính là các rào cản lớn nhất cho doanh số bán hàng.

Sự trỗi dậy của DN lớn

Tháng 9/2017, thị trường xe máy Việt Nam đón nhận tin Tập đoàn Vingroup công bố Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất xe máy điện thông minh VinFast tại Khu công nghiệp Đình Vũ – Cát Hải, Hải Phòng.

Rất nhanh chóng, chỉ sau 14 tháng triển khai xây dựng, tháng 11/2018, Tập đoàn Vingroup chính thức khánh thành Nhà máy sản xuất xe máy điện thông minh VinFast với công suất thiết kế 250.000 xe/năm giai đoạn 1, tăng lên 500.000 xe vào giai đoạn 2 và có thể mở rộng đến 1 triệu xe/năm. Sau 3 xưởng hàn, sơn và lắp ráp đi vào hoạt động, thời gian tới nhà máy này sẽ có thêm xưởng ép nhựa, làm khung, đóng gói pin, sản xuất mô tơ điện và linh kiện điện tử...

Là người mới, song Vingroup đã nhanh chóng cho ra đời một nhà máy sản xuất xe hai bánh hiện đại bậc nhất Đông Nam Á, với quy trình chế tạo được tự động hóa tối đa ở mọi khâu bởi các rô bốt được nhập khẩu từ các hãng hàng đầu châu Âu và Nhật Bản. Toàn bộ công đoạn hàn và sơn được tự động hoá 95-100%.

Không chỉ đầu tư nhà máy sản xuất sản phẩm, cùng một lúc Vinfast giải quyết luôn bài toán vốn được xem là “khó” nhất trong đầu tư xe điện đó là tạo dựng một hệ sinh thái toàn diện cho xe máy điện thông minh lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, bao gồm Nhà máy, Dải sản phẩm, Hệ thống trạm sạc và trạm thuê pin, Hệ thống điện toán đám mây cùng ứng dụng mobile, Hệ thống đại lý uỷ quyền của VinFast.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Việt Quang- Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Vingroup cho biết: VinFast lên kế hoạch thiết lập 30.000 - 50.000 trạm sạc và trạm thuê pin trên toàn quốc đến năm 2020, theo ba mô hình: Trạm sạc thường, trạm thuê pin và trạm sạc nhanh.

Hệ thống trạm sạc, cho thuê pin của VinFast sẽ có mặt ở các vị trí thuận lợi như bãi đỗ xe, các cửa hàng tiện ích VinMart+, hầm các chung cư cao tầng, cổng trường học, ký túc xá trường học....

Hệ thống điện toán đám mây và ứng dụng mobile hỗ trợ đóng vai trò kết nối giữa người dùng với xe, trạm sạc, trạm thuê pin và máy chủ dịch vụ của VinFast eScooter. Với hệ thống này, khách hàng sẽ luôn biết được tình trạng hoạt động của xe thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh.

Vingroup cũng đã áp dụng một chính sách giá bán chưa từng có, đó là chấp nhận chịu lỗ (40%) với sản phẩm đầu tiên, mẫu xe điện mang tên Klara (21 triệu đồng phiên bản sử dụng ắc quy acit-chì và 35 triệu sử dụng pin lithium-ion).

Tuy nhiên mức giá dễ chịu này chỉ được áp dụng với lô đầu tiên, giá sẽ dần tăng lên (lô thứ 2 phiên bản sử dụng pin lithium-ion tăng 39,9 triệu). Và theo tính toán của nhà sản xuất giá “tính đúng, tính đủ” của xe 57 triệu.

Thực tế doanh nghiệp sẽ không thể mãi chịu lỗ, không có lãi. Tuy nhiên với mức giá khá cao so với thu nhập bình quân của người Việt Nam thì bài toán liên quan đến lượng tiêu thụ sẽ không dễ giải.

Thực tế này đòi hỏi phải có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất xe máy, xe đạp điện

Hiện Việt Nam vẫn chưa có những chính sách cụ thể để hỗ trợ cho sản xuất xe điện. Theo Nghị định 111/2015/NĐ-CP, sản phẩm xe máy không thuộc “Danh mục các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển trên lãnh thổ Việt Nam”. Chính sách ưu đãi chỉ áp dụng cho các dự án đầu tư tại các khu kinh tế nhưng với điều kiện tỉ lệ nội địa hóa tối thiểu 20%. Trong khi đó việc nội địa hóa sản phẩm là bài toán nan giải của nhiều hãng.

Nếu xác định đây là một ngành công nghiệp quy mô, gắn liền với phát triển bền vững, Việt Nam phải tính đến những chiến lược dài hơi hơn trong việc thu hút vốn đầu tư và phát triển ngành này cũng như chính sách khuyến khích liên kết, sử dụng hiệu quả hệ sinh thái, hệ thống trạm sạc pin giữa các doanh nghiệp

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Giá vàng hôm nay 07/7/2024: Vàng nhẫn tăng cả triệu đồng trong tuần
  • PM Phúc arrived in Myanmar
  • PM Phúc arrived in Myanmar
  • UN expects Việt Nam to be active Security Council member
  • TP Hồ Chí Minh đảm bảo gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng nhà nước
  • Technology and innovation identified as strategic direction for VN’s economy
  • Top leader’s message on Việt Nam’s assumption of ASEAN, UNSC positions
  • Việt Nam presides over UNSC session on Yemen
推荐内容
  • Sức sống mới của sản phẩm thủ công
  • PM lauds information
  • Việt Nam, Laos hold sixth ministerial consultation
  • Former minister Son files appeal against life sentence
  • Giá vàng hôm nay 03/12: Vàng nhẫn thấp hơn vàng miếng SJC 1 triệu đồng/lượng
  • PM Phúc, Medvedev reaffirm commitments to grow bilateral ties