会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỷ lệ kèo trực tiếp bóng đá】Doanh nghiệp điêu đứng khi bị xâm phạm nhãn mác, thương hiệu!

【tỷ lệ kèo trực tiếp bóng đá】Doanh nghiệp điêu đứng khi bị xâm phạm nhãn mác, thương hiệu

时间:2024-12-24 02:40:38 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:480次

doanh nghiep dieu dung khi bi xam pham nhan mac thuong hieu

Cùng màu sắc, cùng thiết kế mẫu mã, đến tên gọi cũng gần như y hệt khi chỉ thay thế chữ N bằng chữ T, một sản phẩm là dầu gấc VINAGA loại còn lại là dầu gấc VITAGA. Những điểm trùng hợp này thực sự khiến người dùng gặp khó khi lựa chọn sản phẩm dầu gấc trên thị trường. Ảnh: ST.

Vinaga khổ sở vì Vitaga

Bắt đầu từ năm 2001, Công ty Chế biến Dầu thực vật và Thực phẩm Việt Nam (VNPOFOOD) đã xuất lô hàng đầu tiên sang Mỹ với thương hiệu VINAGA. Trong khoảng gần 18 năm qua, Công ty này đã mở rộng thị trường một số nước khác. Sắp tới, Công ty cũng có dự định sẽ hợp tác với đối tác Nhật Bản để thu mua, sơ chế và bán ruột gấc nguyên liệu cho họ. Song, nguồn nguyên liệu hiện vẫn chưa đáp ứng được đơn hàng lớn. Vì thế, ngoài các tỉnh miền Bắc, Công ty đang nghiên cứu và mở rộng diện tích trồng gấc tại các tỉnh miền Trung. Tiềm năng lớn như vậy, nhưng doanh nghiệp này cũng đang phải đối mặt với nguy cơ bị chặn lại trên thị trường nội địa do xuất hiện hàng loạt các sản phẩm làm giả, làm nhái gây hoang mang cho người tiêu dùng và ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín thương hiệu và giá trị doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Công Suất, Giám đốc VNPOFOOD cho biết: VNPOFOOD sản xuất dầu gấc Vinaga, tuy nhiên sau khi ra đời 3 - 4 năm đã xuất hiện rất nhiều hàng giả, hàng nhái. Đáng chú ý, các sản phẩm nhái này chỉ thêm bớt chính tả vào tên thương hiệu trong khi vẫn giữ nguyên font chữ, màu sắc bao bì…

Chẳng hạn, cùng màu sắc, cùng thiết kế mẫu mã, đến tên gọi cũng gần như y hệt khi chỉ thay thế chữ N bằng chữ T, một sản phẩm là dầu gấc VINAGA loại còn lại là dầu gấc VITAGA. Những điểm trùng hợp này thực sự khiến người dùng gặp khó khi lựa chọn sản phẩm dầu gấc trên thị trường. Nhất là có nơi bán cùng lúc cả 2 loại sản phẩm này.

Sự khác biệt lớn nhất của 2 loại dầu gấc chỉ đến từ nơi sản xuất, khi sản phẩm VINAGA là của Công ty Chế biến Dầu thực vật và Thực phẩm Việt Nam, còn sản phẩm VITAGA là của công ty Cổ phần Dược phẩm Hight tech USA. Cho rằng sản phẩm bị xâm phạm quyền sở hữu, phía doanh nghiệp dầu gấc VINAGA đã gửi đơn yêu cầu giám định tới Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ).

“Theo kết luận của cơ quan giám định, sản phẩm dầu gấc VITAGA đã xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu VINAGA đã được bảo hộ thương hiệu. Điều này cũng trùng với quan điểm của đại diện Phòng Thực thi và giải quyết khiếu nại, Cục Sở hữu trí tuệ. Theo chúng tôi ghi nhận được, hiện nay đã có tới hàng chục loại chế phẩm từ gấc ‘nhái’ tương tự sản phẩm của chúng tôi, dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng”, ông Suất cho biết thêm.

Cần sự vào cuộc mạnh hơn của cơ quan chức năng

Cũng theo ông Suất, trong thời gian qua doanh nghiệp đã tập trung cho chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh, đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và luôn nỗ lực thực hiện công tác quản trị thương hiệu, kiểm soát các kênh phân phối và theo dõi thị trường. Tuy nhiên, vấn nạn vi phạm nhãn mác, hàng giả, hàng nhái ngày một diễn ra phức tạp và tinh vi hơn. Bản thân ông cũng rất lúng túng trong xử lý vấn đề trong khi thiệt hại do hàng giả hàng nhái không thể đong đếm hết.

“Tôi chỉ là một bác sĩ, rất lúng túng trong xử lý vấn đề. Doanh thu giảm, lại đã bỏ ra rất nhiều chi phí xây dựng thương hiệu mấy năm trời mà giờ đành bất lực vì thương hiệu có nguy cơ mất trắng. Chúng tôi đã và đang nỗ lực, nhưng cũng cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cơ quan chức năng và đồng hành của người tiêu dùng. Việc bảo vệ thương hiệu, đấu tranh với những vụ việc vi phạm nhãn mác, hàng giả, hàng nhái, không chỉ vì sự sống còn của công ty mà còn là trách nhiệm của doanh nghiệp với người dùng", ông Suất nhận định.

Đứng ở góc độ là một trong những cơ quan nhà nước xử lý vấn đề này, ông Nguyễn Đắc Lộc, Cục Quản lý thị trường Hà Nội thông tin thêm, hiện nay, các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng bị xâm phạm nhãn mác nhiều nhất. Không riêng trường hợp của VINAGA mà nhiều sản phẩm khác bị nhái như Sâm nhung bổ thận Trung ương 3, sản phẩm hoạt huyết dưỡng não của công ty Traphaco…

Ông Lộc cũng kiến nghị, các doanh nghiệp nên chọn tên thương hiệu có ý nghĩa, tránh những từ liên quan đến doanh nhân, tính từ (thí dụ như “Đẹp”)… để các doanh nghiệp khác khó bắt chước. Đồng thời, cũng cần có giải pháp bảo hộ vì chưa chắc chúng ta bị xâm phạm thương hiệu trong nước, có thể bị xâm phạm từ biên giới nên việc truy tìm người làm hàng giả khó. Và mỗi doanh nghiệp cần phải tự bảo vệ mình bằng cách đăng ký bảo hộ thương hiệu, tăng cường việc truyền thông tới người tiêu dùng những đặc điểm nhận biết của thương hiệu mình… Đặc biệt, nếu doanh nghiệp nào đã có xác nhận về việc bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ cơ quan chức năng, gửi đến cơ quan Quản lý thị trường. Bởi một điều kiện bắt buộc là phải có đơn khiếu nại của chủ sở hữu nhãn hiệu bị xâm phạm thì cơ quan chức năng mới có thể kiểm tra, xử lý, nếu không yêu cầu thì không làm được. Khi Viện Sở hữu trí tuệ đã cấp cho doanh nghiệp A xác nhận đơn vị B đã xâm phạm quyền nhãn hiệu của mình thì B cầm toàn bộ kết luận và đơn sang cơ quan Quản lý thị trường, sẽ được xử lý.

Còn ở góc độ của doanh nghiệp, theo ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội, câu chuyện của VINAGA là câu chuyện của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Hà Nội hiện có 98% doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng hơn 50% doanh nghiệp chưa lưu ý xây dựng và bảo vệ sở hữu trí tuệ, mù mờ về các quy định liên quan đến sở hữu trí tuệ. Sự “mù mờ” theo ông Mạc Quốc Anh là có nhiều nguyên nhân như: Doanh nghiệp thờ ơ không đăng ký sở hữu trí tuệ hoặc đã đăng ký nhưng khi vi phạm thì không biết trình tự, cách thức xử lý như thế nào.

Đánh giá về vấn đề xử lý hàng giả hàng nhái, ông Đỗ Nguyên Khôi, Giám đốc Thương hiệu Công ty Richard Moore Associates cho rằng, doanh nghiệp muốn xây dựng và phát triển thương hiệu, góp phần làm giảm tình trạng hàng giả hàng nhái trước tiên cần phải xây dựng sản phẩm có nền tảng cốt lõi, lấy khách hàng làm trung tâm. Đồng thời, doanh nghiệp cần có sự chính trực đó là đưa ra sản phẩm thực sự tốt. Và quan trọng nhất là doanh nghiệp cần đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, có chiến lược phát triển thương hiệu và quản trị thương hiệu của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, một giải pháp nữa được xem là hiệu quả và đóng góp quan trọng trong công tác đấu tranh và đẩy lùi vấn nạn này chính là nhận thức, thái độ và hành vi của người tiêu dùng. Người tiêu dùng thể hiện trách nhiệm từ quyết định lựa chọn tiêu dùng dựa trên sự nhận thức và hiểu biết đầy đủ đến thái độ và hành vi của mình sẽ góp phần hạn chế cơ hội sống của các sản phẩm nhái nhãn mác, hàng giả kém chất lượng.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Dân 'tố' thu vượt hơn 100.000 m3 nước: Tháo đồng hồ tổng để kiểm định
  • Công bố đường dây nóng phản ánh xe nhồi khách, bức xúc về giao thông dịp Tết
  • Dự báo thời tiết 29/12: Thấp nhất dưới 3 độ, miền Bắc chìm sâu trong giá buốt
  • Vi phạm nồng độ cồn gấp 1,3 lần mức 'kịch khung', tài xế nói uống từ hôm trước
  • Thông tin đường sắt Cát Linh
  • Chân dung 108 phi công tại Triển lãm 'Từ mặt đất đến bầu trời'
  • Bộ trưởng Tô Lâm: Phải có giải pháp thực tế để giảm tội phạm hình sự ở TP.HCM
  • Thứ trưởng Bộ Công an: 'Không bắt được các ông trùm ma túy là lọt tội phạm'
推荐内容
  • Thủ tướng: Chi phí không chính thức sẽ giết chết doanh nghiệp
  • Cảnh trái ngược ở hai tuyến phố đi bộ Trần Nhân Tông và Đảo Ngọc
  • Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
  • Bộ Quốc phòng ra mắt Đội Công binh số 2 tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc
  • Gỡ vướng pháp lý để đẩy nhanh tiến độ cơ cấu lại DNNN
  • Hiện trường 48 giờ giải cứu bé trai 10 tuổi rơi xuống ống trụ bê tông sâu 35m