【kq bd ha lan】Phẫu thuật nâng ngực: Bác sỹ cảnh báo điều gì?
Cái chết của chị Thanh Huyền 39 tuổi là một trong nhiều ca tử vong vài năm gần đây tại các cơ sở giải phẫu thẩm mỹ ở Việt Nam. Sự ra đi của bệnh nhân này gây phẫn nộ hơn khi bị bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường - Giám đốc thẩm mỹ viện Cát Tường - phi tang xác bằng cách ném xuống sông. Hiện thi thể của người phụ nữ xấu số vẫn chưa được tìm thấy,ẫuthuậtnângngựcBácsỹcảnhbáođiềugìkq bd ha lan nguyên nhân cái chết vẫn chưa được xác định.
Ở góc độ chuyên ngành, theo các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tử vong trong giải phẫu thẩm mỹ như sốc thuốc, thuyên tắc mạch do mỡ sau khi bơm hoặc sai sót trong quá trình thao tác kỹ thuật của y bác sĩ... Đây cũng là những rủi ro các cơ sở thẩm mỹ phải cảnh báo khách hàng khi quyết định giải phẫu làm đẹp.
Giả thiết về nguyên nhân gây tử vong cho bệnh nhân Huyền, về mặt chuyên môn, theo thạc sĩ, bác sĩ Cao Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật Thẩm mỹ TP HCM, nguyên nhân đầu tiên có thể nghĩ đến là tai biến do sốc thuốc gây mê. Trong y khoa, công việc gây tê, gây mê phải do bác sĩ chuyên ngành gây mê hồi sức thực hiện. Với trường hợp chị Huyền, bác sĩ thực hiện phẫu thuật là bác sĩ ngoại khoa, không phải chuyên ngành gây mê hồi sức nên việc gây mê có thể dẫn đến những ảnh hưởng tim mạch, hô hấp, gây tử vong. Điều này đã vi phạm chuyên môn hành nghề.
Theo bác sĩ Bích, với phẫu thuật hút mỡ bụng, lượng mỡ lấy ra và bơm vào thường là khối lượng lớn, hàng trăm cc trở lên. Ở đây bệnh nhân bơm với khối lượng 11 ống là hơi nhiều cho một lần thực hiện. Sự thay đổi khối lượng như vậy có thể dẫn đến những rủi ro nghiêm trọng. Ngoài ra, nguyên nhân gây tử vong có thể là có sai sót trong quá trình thực hiện, ví dụ như khi bơm vào ngực có thể gây tổn thương ở ngực, chọc vào màng phổi, có thể gây tổn thương phổi, dẫn đến tử vong. Một nguyên nhân có thể xảy ra nữa là thuyên tắc mạch do mỡ sau khi bơm.
Cùng quan điểm này, bác sĩ Bùi Quốc Công, Khoa Gây mê Hồi sức Viện E cho biết, gây mê bắt buộc phải làm ở bệnh viện, nơi có đầy đủ trang thiết bị y tế và các bác sĩ trực 24/24h. Bác sĩ bình thường không thể tự gây mê mà phải có chứng chỉ chuyên ngành, bởi lẽ trong quá trình gây mê có thể xảy ra nhiều tình huống nguy hiểm mà nếu không được đào tạo cơ bản khó có thể xử lý.
Khi gây tê, gây mê cho bệnh nhân có thể xảy ra một số biến chứng khó lường. Bệnh nhân có thể bị dị ứng thuốc gây ra sốc phản vệ. Trường hợp này ít khi xảy ra nhưng khi bệnh nhân rơi vào trạng thái này, nếu không cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong sẽ cao. Nguy hiểm nhất vẫn là quá trình gây mê. Nếu thuốc được tiêm vào tĩnh mạch, bệnh nhân có thể bị suy hô hấp, tím tái, rối loạn nhịp tim, phù phổi... và tử vong sau vài phút nếu không được bác sĩ trợ giúp ngay lập tức.
Theo bác sĩ Công, bệnh nhân tử vong ở thẩm mỹ viện Cát Tường nhiều khả năng hít phải dịch dạ dày dẫn đến viêm phổi cấp. Bệnh nhân bị suy hô hấp, không thở được, gây tím tái, sùi bọt mép. Vì cơ sở thẩm mỹ không đủ thiết bị y tế và bác sĩ không cấp cứu kịp thời nên bệnh nhân tử vong ngay sau đó. Ngoài ra, cũng có khả năng khi chọc để lấy mỡ ở vùng bụng, bệnh nhân bị dị ứng thuốc.
Một bác sĩ tại khoa Phẫu thuật chỉnh hình viện K cũng cho hay trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ hút mỡ, mỡ có thể chui vào mạch máu, gây tắc mạch, ngưng tim, phù phổi, gây tai biến nặng cho bệnh nhân.
Bác sĩ Cao Ngọc Bích cho biết thêm, tai biến trong y khoa là chuyện bất khả kháng, có thể xảy ra. Điều đáng nói là vấn đề xử lý tai biến của bác sĩ thực hiện phẫu thuật. Việc bác sĩ bưng bít thông tin, tự loay hoay xử trí mà không đưa bệnh nhân vào bệnh viện cấp cứu hoặc không báo người nhà bệnh nhân… đã bỏ qua thời gian vàng để cứu bệnh nhân.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Phùng, giảng viên Bộ môn Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ ĐH Y dược TP HCM, cho biết phẫu thuật thẩm mỹ cũng giống như bất kỳ loại phẫu thuật khác, luôn có những nguy cơ rủi ro có thể gặp phải. Nhiều người nhầm lẫn cho rằng phẫu thuật thẩm mỹ không nghiêm trọng như các loại phẫu thuật khác. Trên thực tế tất cả phẫu thuật dù lớn hay nhỏ, đơn giản hay phức tạp đều có khả năng gặp phải những tai biến, biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
"Phẫu thuật thẩm mỹ có thể gặp phải các biến chứng như dị ứng thuốc, nhiễm trùng, chảy máu, tụ máu, hoại tử mô, dị ứng vật liệu, sẹo xấu, kết quả thẩm mỹ không chấp nhận, các biến chứng liên quan đến gây mê gây tê, thậm chí có thể tử vong", bác sĩ Phùng nhận định.
Các bác sĩ khuyến cáo, người đi phẫu thuật thẩm mỹ cần biết rõ các nguy cơ biến chứng có thể gặp phải, nên được tư vấn kỹ bởi bác sĩ đúng chuyên khoa, cần đến các cơ sở y tế có đầy đủ nguồn lực và phương tiện đảm bảo an toàn cho cuộc phẫu thuật.
15.000 người Nhật dị ứng với mỹ phẩm Kanebo
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bất ngờ, nhiều ngân hàng lớn giảm mạnh lãi suất trước Tết
- ·Chương trình nghệ thuật mừng sinh nhật Bác kính yêu!
- ·Khu văn hóa đa năng Hưng Đạo
- ·Xúc động với “Trạm yêu thương”
- ·Đến hẹn lại lên, na bở được dịp ‘đắt như tôm tươi’
- ·Thủ đô của vĩ cầm ở Italia sau đại dịch
- ·Nhiều chương trình hay nối nhau lên sóng
- ·Kinh tế hợp tác xã gắn với chuỗi giá trị sản phẩm
- ·Nghệ An: Xôn xao nông dân lại bắt được cá chình nặng ‘khủng’ 6 kg, dài 1,3m
- ·“Manga for Success”
- ·Asanzo bất ngờ lên tiếng sau vụ lùm xùm xuất xứ
- ·“Phác thảo điện ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập”
- ·Báo Hậu Giang điểm tin sáng 19
- ·Cơ sở để phát triển, nâng tầm toàn diện ngành văn hóa
- ·Tàu bay mới của Bamboo Airways chuẩn bị về Việt Nam
- ·“Còn lại yêu thương”
- ·Nhạc Trịnh sống cùng năm tháng !
- ·Công viên giải trí lâu đời nhất thế giới
- ·Thịt gà, vịt nguyên con, rau củ 'cháy hàng' chỉ sau một giờ ở siêu thị TP Hồ Chí Minh
- ·09 đơn vị tham gia Liên hoan múa không chuyên dân tộc Khmer