【giải vô địch quốc gia scotland】Báo cáo tài chính nhà nước sẽ tăng cường công khai nguồn lực nhà nước
Chưa hình thành hệ thống kế toán thống nhất
Tại Hội thảo,áocáotàichínhnhànướcsẽtăngcườngcôngkhainguồnlựcnhànướgiải vô địch quốc gia scotland Tổng giám đốc KBNN Nguyễn Hồng Hà cho biết, để thực hiện mục tiêu cải cách, KBNN đã triển khai nhanh chóng các ứng dụng tin học trong công tác kế toán. Đến nay, hệ thống KBNN đã hoàn thành và đưa vào vận hành Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS). Việc vận hành TABMIS giúp cho việc tổng hợp và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về tình hình thu chi NSNN, tình hình quản lý và sử dụng các quỹ tài chính nhà nước phục vụ cho Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, chính quyền các cấp trong việc điều hành ngân sách.
Mặc dù vậy, trước yêu cầu và nhiệm vụ mới, công tác kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước (KTNN) còn có những tồn tại nhất định, chưa hình thành hệ thống KTNN thống nhất. Phạm vi, đối tượng kế toán trong KTNN chưa đầy đủ; các phương pháp và nguyên tắc kế toán trên một số giác độ chưa tuân thủ hoàn toàn theo thông lệ quốc tế.
Các thông tin báo cáo trên phạm vi toàn quốc mới chỉ dừng lại ở số liệu về NSNN, mà chưa có số liệu về tài chính để cung cấp đầy đủ về tình hình tài chính nhà nước. Cho đến nay chưa có quy định cơ quan, đơn vị nào có trách nhiệm lập báo cáo tài chính nhà nước (mặc dù các báo cáo này rất quan trọng trong việc cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản và nguồn lực của nhà nước, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành NSNN, đánh giá hiệu quả chi tiêu công,...) để đưa ra các quyết sách phù hợp.
PGS. TS Đặng Thái Hùng - Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Bộ Tài chính cũng đưa ra nhận xét: Cùng với mục tiêu cải cách nền kinh tế nói chung, nhiệm vụ đặt ra cho ngành Tài chính là xây dựng Hệ thống KTNN thống nhất, hiện đại hướng đến nguyên tắc dồn tích, phục vụ yêu cầu quản lý ngân sách và tài chính.
"Để làm được điều đó, chúng ta cần có các báo cáo tổng hợp và trình bày thông tin báo cáo tài chính nhà nước của Chính phủ trên phạm vi toàn quốc và của chính quyền địa phương trên từng địa bàn, trong đó phản ánh được toàn bộ tài sản nhà nước, các nguồn lực thuộc sở hữu nhà nước, nghĩa vụ của nhà nước; các thông tin về NSNN về kết quả hoạt động điều hành tài chính- NSNN, vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, tài sản khác được xác lập sở hữu nhà nước,..", PGS. TS Đặng Thái Hùng phát biểu.
Thống nhất cao về sự cần thiết phải có báo cáo tài chính
TS. Phạm Tuấn Khải - Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính trung ương, Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ đánh giá cao sự nhiệt tình và đóng góp của các đại biểu tại Hội thảo về những nội dung liên quan đến báo cáo tài chính nhà nước, từ những vấn đề có tính lý luận, nguyên tắc đến các tình huống thực tiễn từ kinh nghiệm trong nước và quốc tế.
Với những nội dung cần thảo luận để đi đến thống nhất và tổ chức thực hiện được KBNN đưa ra gồm: thống nhất quan điểm của việc lập báo cáo tài chính; về xây dựng khung pháp lý, tổ chức bộ máy kế toán và thiết lập hệ thống thông tin; trao đổi, làm rõ các vướng mắc, tồn tại cần được giải quyết để đảm bảo việc triển khai được hiệu quả theo đúng kế hoạch.
Qua 1 ngày làm việc hết sức khẩn trương và nghiêm túc, Hội thảo đã đi đến sự thống nhất cao về sự cần thiết phải có báo cáo tài chính cũng như cần phải có khung pháp lý quy định về việc lập báo cáo này.
Đồng thời, các đại biểu cũng thống nhất về quy trình hợp nhất các báo cáo tài chính. Theo đó, Bộ Tài chính sẽ ban hành các văn bản hướng dẫn về việc hoàn thiện thông tin tài chính trong chế độ kế toán tại các đơn vị, hướng dẫn việc nộp báo cáo tài chính cho KBNN và quy định các nguyên tắc, quy trình để tổng hợp ra các báo cáo tài chính, đảm bảo kịp thời, chính xác và đáng tin cậy. Tuy nhiên, hội thảo cũng nhất trí rằng cần có các giải pháp khoa học, với sự nỗ lực của công nghệ thông tin thì mới có thể xử lý được khối lượng thông tin rất lớn về tài chính nhà nước.
Với tư cách là đơn vị chắp bút giúp Bộ Tài chính hoàn thiện các nội dung báo cáo Chính phủ về Đề án Luật Kế toán bổ sung, PGS.TS Đặng Thái Hùng đã tiếp thu các các ý kiến đóng góp của các vị đại biểu. Tuy nhiên, theo ông, ngoài các ý kiến đồng nhất cũng có nhiều ý kiến có tính gợi mở hơn cho công tác lập báo cáo tài chính.
“Với những ý kiến có tính gợi mở này, Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan sẽ tiếp tục nghiên cứu, phân tích kỹ hơn các yếu tố thuận lợi. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng tiếp tục nghiên cứu các vấn đề về lý luận, yêu cầu của cơ chế chính sách, kinh nghiệm quốc tế để hoàn thành nội dung, đảm bảo tính khả thi khi Luật Kế toán bổ sung được ban hành”, ông Hùng nói./.
Hạnh Thảo
(责任编辑:World Cup)
- ·Hà Nội sẽ thu phí xe vào nội đô, phụ thu thêm phí ô nhiễm
- ·TP.HCM: Bán đấu giá 200 căn hộ tái định cư
- ·Làm sao để xuất khẩu sữa sangThái Lan?
- ·Đà Nẵng mở rộng cách ly F1 tại nhà trên địa bàn toàn thành phố
- ·Quảng Ninh: Gần 14.000 học sinh, trẻ mầm non chưa đến trường sau đợt nghỉ tết Mậu Tuất 2018
- ·Anh thợ sơn là F0 giúp vợ mang thai vượt qua Covid
- ·Khớp nối bằng đồng Việt Nam bán phá giá vào Canada 159%
- ·Bộ Công Thương điều tra sơ bộ vụ Grab “thâu tóm” Uber
- ·Hà Nội tạo cơ chế hấp dẫn hút doanh nghiệp phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực
- ·Khác biệt giữa phổi người bệnh Covid
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 30/5: Mưa rào và dông nhiều nơi
- ·"Bản thân người lao động cũng phải chủ động trong cuộc chơi”
- ·Hà Nội ghi nhận 3 ca Covid
- ·Lý do Đắk Lắk có nhiều ca Covid
- ·Bến Tre: Ngư dân bắt được cá nghi sủ vàng nặng 26kg, đại gia xuống tiền ngay 1 tỷ đồng
- ·"Thẻ vàng" IUU đã ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản
- ·TP.HCM nêu lý do kêu gọi F0 khỏi bệnh tham gia chăm sóc bệnh nhân Covid
- ·Hút 5,8 tỷ USD trong quý 1, FDI vẫn "ngóng" dự án "tỷ đô"
- ·Hà Nội quyết liệt chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy ở Công ty Rạng Đông
- ·Rà soát toàn bộ các dự án giao thông BOT tại Bình Phước