【ket qua truc tuyên】Cảnh giác thủ đoạn lợi dụng tình hình dịch bệnh để lừa đảo
Lợi dụng tình hình dịch bệnh,ảnhgiácthủđoạnlợidụngtìnhhìnhdịchbệnhđểlừađảket qua truc tuyên một số đối tượng lên mạng xã hội lừa đảo người dân với nhiều thủ đoạn tinh vi. Theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng, người dân nên cảnh giác trước những lời mời “việc nhẹ, lương cao”.
Một tài khoản đăng bài cảnh báo chị em nội trợ không nên tin vào chiêu trò “việc nhẹ lương cao” trên mạng xã hội
Việc nhẹ, lương cao
Thời gian gần đây, thỉnh thoảng trên một số hội, nhóm mạng xã hội lại xuất hiện những bài viết cảnh báo người dân, đặc biệt là các chị em phụ nữ nội trợ muốn kiếm việc làm gia công tại nhà. Theo đó, một số đối tượng đã lên mạng xã hội đăng bài tuyển lao động rất hấp dẫn, như: “Bạn ở nhà chăm con nhưng vẫn muốn kiếm vài triệu tiêu xài, công việc nhẹ nhàng, thu nhập cao…”. Một số công việc được chào mời, như: Cắt mác thời trang, xâu chuỗi cườm, lắp bút bi, gia công lông mi giả, làm phong bao lì xì, gia công hoa giả… Mức thu nhập được quảng cáo từ 200.000 - 300.000 đồng/ngày.
Thấy thu nhập hấp dẫn, công việc nhẹ nhàng, nhiều chị em đã liên hệ nhận hàng về làm. Đối tượng cho biết hàng sẽ được giao đến tận nhà và có người đến nhà lấy hàng thành phẩm. Tuy nhiên, để được nhận hàng gia công thì các chị em phải đóng tiền cọc để bảo đảm hàng không bị thất thoát, hư hỏng trong quá trình gia công. Cụ thể, một tài khoản B. muốn được gia công lắp bút bi, đối tượng yêu cầu phải chuyển khoản 400.000 đồng tiền cọc. Tuy nhiên, khi tài khoản B. thắc mắc bút bi không có giá trị nhiều, tại sao phải đóng cọc tới 400.000 đồng thì đối tượng này chặn luôn tài khoản B. Tương tự, nếu “con mồi” chuyển khoản xong hoặc thắc mắc thì các đối tượng đều chặn tài khoản để cắt đứt liên lạc.
Có trường hợp bị lừa mười mấy triệu đồng vì cả tin. Ngày đầu gia công, đối tượng nhận hàng thành phẩm và trả 50.000 đồng, ngày thứ hai nhận 200.000 đồng. Đối tượng đề nghị nạn nhân chuyển khoản 2 triệu đồng để nhập hàng về gia công. Sau khi nạn nhân nhận lại 1,5 triệu đồng, đối tượng lại yêu cầu chuyển khoản thêm nhiều lần nữa nếu không bị mất tiền cọc. Từ đó dẫn tới việc nạn nhân bị lừa với số tiền rất cao.
Một số trường hợp các chị em sau khi chuyển tiền cọc vẫn được nhận hàng về gia công. Tuy nhiên, sau khi vất vả gia công xong hàng tưởng được nhận tiền lương như quảng cáo thì càng bức xúc hơn vì đối tượng chê bai hàng gia công bị lỗi và trừ gần hết tiền lương. Có những trường hợp sau khi gia công hàng thì vẫn nhận được tiền lương nhưng rất hiếm và số tiền nhận được cũng không cao như họ quảng cáo.
Lợi dụng tình hình dịch bệnh để lừa đảo
Ngoài chiêu thức trên thì hiện có một số thủ đoạn lấy lý do bị thiếu nợ do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên lừa bán đất. Hiện nay, các thông tin kiểu này khá phổ biến trên mạng xã hội với những lời chào mời hết sức “hoàn cảnh” kiểu như “Gia đình tôi dịch bệnh khó khăn nên cần bán rẻ lô đất…”, “Kẹt tiền kinh doanh sau dịch cần bán gấp lô đất mặt tiền”, “Mẹ tôi vào Bình Dương làm ăn dành dụm mua được lô đất, không trông nom được nên bán cho ai cần mua”… Kèm theo những lời rao ấn tượng như trên là hình ảnh diện tích đất vuông vức, đường nhựa liền kề. Giá dao động từ 200 - 500 triệu đồng. Các tài khoản đăng bài không quên đăng vị trí đất tại TP.Hồ Chí Minh hoặc Bình Dương để gây sự chú ý. Thấy đất đẹp nhưng giá rẻ nên nhiều người đã vào hỏi giá, liên hệ đặt vấn đề đi xem đất. Thực tế, qua trao đổi mới phát hiện lô đất được rao bán ở tận “vùng sâu vùng xa”.
Vừa qua, Công an tỉnh Bình Dương đã có thư ngỏ gửi đến người dân khuyến cáo thời gian gần đây thông qua môi trường mạng, nhất là kết nối điện thoại, internet, Zalo, Facebook và các nền tảng công nghệ số khác, bọn tội phạm đã thực hiện nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân, làm ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự. Có vụ đối tượng chiếm đoạt số tiền lên đến vài tỷ đồng. Vì vậy, khi phát hiện các đối tượng có hành vi lừa đảo, đề nghị người dân báo ngay cho cơ quan công an để phối hợp giải quyết.
Theo khuyến cáo của Công an tỉnh, trong hoạt động phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự thì việc tự quản, tự phòng của mỗi người dân là yếu tố có tính quyết định. Với tinh thần đó, người dân luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, thực hiện tốt những nội dung ngành chức năng khuyến cáo, không để sơ hở để tội phạm lợi dụng, gây án; mạnh dạn tố giác tội phạm, tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Khi phát hiện các đối tượng có hành vi lừa đảo, đề nghị người dân báo ngay cho cơ quan công an để phối hợp giải quyết. |
LÊ NA
(责任编辑:World Cup)
- ·Google sẽ ra mắt smartphone chính chủ cuối năm nay?
- ·VNCB mang gói 50.000 tỷ đồng chạm ngõ Thủ đô
- ·Công tác phòng cháy, chữa cháy có sự chuyển biến tích cực
- ·Tiếp cận gói 30.000 tỷ khó như… thi hoa hậu!
- ·National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
- ·Thông cầu Sài Gòn, địa ốc khu Đông đắt khách
- ·Giá bất động sản có thể giảm thêm 30%
- ·Sếp Đất Xanh nhận thưởng Tết tới 3,3 tỷ đồng
- ·Microsoft sa thải 1.850 nhân viên, ngừng sản xuất điện thoại thông minh
- ·Bị cáo Đỗ Hữu Ca bị đề nghị từ 10
- ·Gương mẫu, trách nhiệm
- ·Bất động sản thời cháo múc liền, tiền trao sau
- ·Gói 30.000 tỷ: hết nới rồi nắn!
- ·“Câu” khách bằng dịch vụ VIP
- ·Nhóm trộm chó rải đinh sắt, bắn súng tự chế chống trả công an truy bắt
- ·Mong được ngân hàng siết nợ
- ·Vay, mượn tiền qua mạng xã hội
- ·Kiến nghị thời hạn tối thiểu vay mua nhà là 15 năm
- ·Lửa thiêu rụi quán nổi trên sông Trà Bồng
- ·Cát xây dựng vương vãi trên đường