【kết quả giải ba lan】Ngành Tài chính: Phối hợp hiệu quả với đối tác công nghệ thông tin
Đối tác “cùng nhau và vì nhau”
Năm 2013 là năm bản lề của Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT ngành Tài chính giai đoạn 2011-2015, cũng là năm đầu tiên các đơn vị CNTT trong Ngành được kiện toàn tổ chức bộ máy, đảm bảo cho việc đổi mới cách thức, phương pháp triển khai cơ chế quản lý đầu tư. Trong năm 2013, ngành Tài chính đã tổ chức triển khai 59 dự án mới tập trung theo 5 mảng lớn là: tư vấn; duy trì, xây dựng, nâng cấp phần mềm ứng dụng; triển khai hạ tầng kỹ thuật; thống kê và phân tích dự báo; đào tạo về CNTT, với tổng mức đầu tư của các dự án trên 700 tỷ đồng. Song song với đó, các đơn vị trong Ngành đã tập trung nguồn lực triển khai các dự án hiện đại hoá: Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS), Hệ thống thông tin quản lý thuế tích hợp (ITAIS), Hệ thống thông quan tự động (VNACCS).
Với tổng số hơn 150 đợt đấu thầu, Bộ Tài chính đã lựa chọn được các đối tác có đủ năng lực, kinh nghiệm để cung cấp trang thiết bị, xây dựng phát triển ứng dụng, đào tạo tin học chuyên sâu và dịch vụ tư vấn cho toàn Ngành ứng dụng CNTT hiệu quả, tiết kiệm. Quá trình thực hiện triển khai các nhiệm vụ, các dự án CNTT của ngành Tài chính đã có được sự phối kết hợp chặt chẽ của các hãng cung cấp giải pháp, phương án triển khai CNTT và của các doanh nghiệp triển khai tại Việt Nam.
Công tác phối hợp giữa ngành Tài chính với các đối tác trên cơ sở “cùng nhau và vì nhau” đã thực sự thu được các kết quả đáng kể. Các đơn vị tư vấn cơ bản đã phối hợp tốt cùng với các đơn vị triển khai các dự án CNTT theo đúng quy định về quản lý đầu tư. Chủ động bố trí nhân lực có trình độ kỹ thuật trong quá trình xây dựng và hỗ trợ triển khai ứng dụng, góp phần không nhỏ trong sự thành công về triển khai ứng dụng CNTT toàn ngành Tài chính. Một số công ty được đánh giá cao trong phối hợp triển khai thực hiện và duy trì kênh truyền hạ tầng truyền thông như FPT, Tinh Vân, CMC, VNPT/VTN, Viettel, FPT Telecom, VTC…
Kỳ vọng
Năm 2014 là năm "tăng tốc" trước khi kết thúc kế hoạch 5 năm 2011-2015. Bộ Tài chính và các đơn vị trực thuộc đã và đang tập trung nhân lực, nguồn lực để tổ chức thực hiện các đề án, dự án trọng điểm toàn Ngành như: Dự án an toàn bảo mật; sử dụng văn bản điện tử cải cách hành chính theo yêu cầu của Chính phủ; tự quản trị, vận hành TABMIS; bắt đầu tổ chức thực hiện ITAIS; triển khai chính thức VNACCS… Mục tiêu được Bộ Tài chính đề ra là hoàn thành kế hoạch giải ngân dự toán CNTT năm 2014 đạt 90% trở lên.
Để đảm bảo trong phối hợp triển khai CNTT cho toàn ngành Tài chính, việc các đơn vị cần làm là nâng cao chất lượng dịch vụ triển khai, tăng cường nhân sự và nguồn lực để đảm bảo trong triển khai duy trì, xây dựng, nâng cấp phần mềm ứng dụng, đặc biệt phải có chiến lược trong việc duy trì ổn định những nhân lực chính để hỗ trợ triển khai các phần mềm ứng dụng cho Bộ Tài chính sau khi bàn giao, nghiệm thu dự án. Bên cạnh đó, một phần rất lớn là sự phối hợp hiệu quả từ các đối tác công nghệ.
Cụ thể, đối với các đối tác tư vấn lập dự án CNTT, các đối tác thực hiện dự án, hợp đồng CNTT cần nắm rõ quy trình trong triển khai, đầu tư CNTT, cần tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính để cùng có tiếng nói, kiến nghị về sự bất hợp lý trong kinh phí tư vấn cho CNTT, những bất hợp lý quy trình thực hiện tư vấn và giám sát, thực hiện dự án CNTT để kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước về CNTT có điều chỉnh lại cho phù hợp.
Trong khi đó, các hãng cung cấp giải pháp cần nắm rõ quy trình thực hiện đầu tư trong quản lý triển khai CNTT, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cập nhật các tiêu chí, tiêu chuẩn kỹ thuật hạ tầng, thiết bị CNTT phục vụ cho việc lập dự án, triển khai CNTT ngành Tài chính. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cung cấp giải pháp tư vấn để đề xuất các giải pháp triển khai cho Bộ Tài chính (cung cấp chuyên gia, hỗ trợ đánh giá giải pháp). Đối với các nội dung hỗ trợ phải mua tiếp tục để duy trì hàng năm, các hãng Oracle, IBM, SAP..., nhà cung cấp cần xem xét để có cơ chế phù hợp do việc phê duyệt dự toán, mua bổ sung tiếp theo của Bộ Tài chính phải theo các quy định của Nhà nước không thể mua ngay được khi kết thúc hợp đồng cũ.
Với các đối tác về đào tạo, Bộ Tài chính yêu cầu cần chủ động đề xuất các nội dung, khoá đào tạo đảm bảo cho nhu cầu quản lý vận hành của Bộ Tài chính, tiếp tục nâng cao phương pháp, chất lượng đào tạo, phương pháp giảng dạy, cần đề cao thực hành hơn nữa với mục tiêu là học viên có thể ứng dụng kiến thức ngay trong quá trình học. Đặc biệt, các đối tác cần chủ động phối hợp với chủ đầu tư khi thực hiện các công việc liên quan trong quá trình thực hiện khi có sự tham gia của nhiều thành phần và các đơn vị trong ngành Tài chính, chủ động đề xuất những nội dung tham gia để đẩy nhanh tiến độ; cần tham gia quyết liệt hơn để đảm bảo tiến độ, chất lượng của dự án. Đi kèm với đó là việc chuẩn hóa quy trình, tăng cường công tác quản trị, kiểm tra, kiểm soát nội bộ các dự án CNTT để nâng cao chất lượng sản phẩm bàn giao cho Bộ Tài chính.
(责任编辑:World Cup)
- ·Buông lỏng quản lý an toàn thực phẩm sẽ bị xử lý nghiêm
- ·Bốn nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
- ·Đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường
- ·Cho đôi mắt sáng, thêm sự lạc quan
- ·Mua bạt lót ao hồ chất lượng, giá tốt tại Hoà Phát Đạt
- ·Quán cơm 0 đồng phục vụ học sinh, người khó khăn
- ·An toàn trường học khi mưa bão phức tạp
- ·Suy dinh dưỡng trẻ nhỏ
- ·Sớm đưa nội dung Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống
- ·Bảo hiểm y tế và những ý nghĩa với người nghèo
- ·Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch COVID
- ·65.716 người không còn được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng DT, DK
- ·Tập huấn bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu
- ·Tặng 2.667 suất học bổng và 10 Mái ấm công đoàn
- ·Tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa
- ·Bữa cơm nghĩa tình tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
- ·Tạo sinh kế và ứng phó biến đổi khí hậu
- ·Giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện bình đẳng giới
- ·Long An thu hút 65 dự án đầu tư mới trong khu công nghiệp
- ·Mở con đường mới cho dân