【kết quả cardiff】Một thế kỷ thay đổi kiến trúc công trình để chống động đất của Nhật Bản
Cảnh tượng các tòa nhà biến thành đống đổ nát đã được chiếu khắp thế giới sau trận động đất mạnh 7,6 độ xảy ra ở tỉnh Ishikawa bên bờ biển phía tây Nhật Bản hôm 2-1. Mức độ thiệt hại đầy đủ vẫn chưa được biết. Nhà chức trách cho biết ít nhất 270 ngôi nhà trong khu vực đã bị phá hủy, tuy nhiên con số cuối cùng có thể còn cao hơn nhiều.
Các báo cáo như vậy nói lên những thiệt hại mà nhiều cư dân trong khu vực phải đối mặt. Nhưng nếu so sánh thì những trận động đất có cường độ tương tự ở những nơi khác trên thế giới thường có sức tàn phá lớn hơn nhiều, chẳng hạn như trận động đất mạnh 7,6 độ đánh sập hơn 30.000 tòa nhà ở vùng Kashmir năm 2005.
Trong khi đó, Ishikawa có thể đã vượt qua động đất tương đối nhẹ nhàng - theo Robert Geller, giáo sư danh dự về địa chấn học tại Đại học Tokyo.
“Các tòa nhà hiện đại dường như thể hiện rất tốt”, ông Geller nói với CNN một ngày sau trận động đất ở Ishikawa, đồng thời lưu ý rằng những ngôi nhà cũ “với mái ngói đất sét nung” dường như ở tình trạng tệ nhất. “Hầu hết các ngôi nhà dành cho một gia đình, ngay cả khi bị hư hại, cũng không bị sập hoàn toàn”.
Tính linh hoạt mang lại cơ hội sống sót cao nhất
Có một câu ngạn ngữ ở Nhật Bản ý nói rằng, “động đất không giết người, mà là các tòa nhà”. Và tại một trong những quốc gia thường xuyên xảy ra động đất nhất thế giới như Nhật Bản, các kiến trúc sư, kỹ sư và nhà quy hoạch đô thị từ lâu đã cố gắng đối phó các trận động đất lớn ở các đô thị bằng cách kết hợp trí tuệ cổ xưa, sự đổi mới hiện đại và các quy tắc xây dựng liên tục được nâng cao.
Từ “bộ giảm chấn” quy mô lớn, lắc lư như con lắc bên trong các tòa nhà chọc trời, đến hệ thống lò xo hoặc ổ bi cho phép các tòa nhà lắc lư độc lập với nền móng, công nghệ xây dựng đã tiến bộ vượt bậc kể từ trận động đất lớn Kanto san phẳng phần lớn Tokyo và Yokohama cách đây trên 100 năm.
Nhưng những đổi mới chủ yếu tập trung vào một ý tưởng đơn giản: tính linh hoạt mang lại cho các công trình cơ hội tồn tại lớn nhất.
Miho Mazereeuw, phó giáo sư kiến trúc và đô thị tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), cho biết: “Bạn sẽ thấy rất nhiều tòa nhà, đặc biệt là bệnh viện và các công trình quan trọng, nằm trên những vòng bi cao su này để tòa nhà có thể lắc lư”.
“Về mặt khái niệm, tất cả đều quay trở lại ý tưởng rằng, thay vì chống lại chuyển động của Trái đất, bạn hãy để tòa nhà chuyển động theo nó”, ông Mazereeuw nói.
Nguyên tắc này đã được áp dụng ở Nhật Bản trong nhiều thế kỷ. Ví dụ, nhiều ngôi chùa bằng gỗ truyền thống của đất nước vẫn sống sót sau các trận động đất, ngay cả khi các công trình kiến trúc hiện đại bị phá huỷ. Ngôi chùa Toji cao 55 mét, được xây dựng vào thế kỷ 17 gần Kyoto là ngôi chùa nổi tiếng vẫn còn nguyên vẹn sau trận động đất Kobe khủng khiếp năm 1995, trong khi nhiều tòa nhà gần đó sụp đổ.
Kiến trúc truyền thống của Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng với kiến trúc của nước láng giềng Hàn Quốc và Trung Quốc, mặc dù nó khác nhau ở chỗ phản ánh rủi ro động đất cao hơn ở đất nước này.
Đặc biệt, tỷ lệ tồn tại vượt trội của các ngôi chùa từ lâu đã được ghi nhận là nhờ “shinbashira” - những cây cột trung tâm làm từ thân cây và được các kiến trúc sư Nhật Bản sử dụng trong ít nhất 1.400 năm qua.
Cho dù được neo xuống đất, tựa trên dầm hay treo lơ lửng từ trên cao, những cột này có thể uống cong, dẻo trong khi các tầng riêng lẻ của tòa nhà di chuyển theo hướng ngược lại với các tầng lân cận. Kết quả là chuyển động lắc lư - thường được so sánh với chuyển động của một con rắn đang trườn - giúp chống lại lực chấn động. Chuyển động đó được hỗ trợ bởi các khớp nối lồng vào nhau, các giá đỡ lỏng cũng như những mái hiên rộng.
Học từ những thảm kịch
Các tòa nhà ở Nhật Bản ngày nay có thể không hoàn toàn giống những ngôi chùa, nhưng những tòa nhà chọc trời thì chắc chắn là như vậy.
Cho đến những năm 1060, Nhật Bản vẫn áp đặt giới hạn chiều cao nghiêm ngặt là 31 mét do nguy hiểm động đất, nhưng sau đó các kiến trúc sư đã được phép xây dựng nhà cao hơn. Ngày nay, Nhật Bản có trên 270 tòa nhà cao hơn 150 mét, nhiều thứ năm trên thế giới.
Bằng cách sử dụng khung thép để tăng thêm tính linh hoạt cho kết cấu bê tông cứng, các nhà thiết kế nhà cao tầng càng được khuyến khích hơn nhờ sự phát triển của các đối trọng quy mô lớn và hệ thống “cách ly chân đế” (như các vòng bi cao su nói trên) hoạt động như bộ giảm xóc.
Công ty bất động sản là chủ đầu tư tòa nhà cao nhất Nhật Bản, mới khai trương tại khu Azabudai Hills ở Tokyo vào tháng 7 năm ngoái, tuyên bố rằng các tính năng thiết kế chống động đất của toà nhà - bao gồm cả bộ giảm chấn quy mô lớn - sẽ “cho phép các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động” trong trường hợp xảy ra địa chấn mạnh tương đương trận động đất Tohoku có cường độ 9,1 độ năm 2011.
Nhưng đối với nhiều nơi ở Nhật Bản không có tòa nhà chọc trời, như Wajima, khả năng chống động đất chủ yếu là bảo vệ các tòa nhà thông thường, như nhà cửa, trường học, thư viện và cửa hàng. Và về mặt này, thành công của Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào chính sách cũng như công nghệ.
Thứ nhất, các trường kiến trúc Nhật Bản đã đảm bảo rằng sinh viên được trang bị nền tảng về cả thiết kế và kỹ thuật.
Ông Mazereeuw cho biết: “Không giống như hầu hết các quốc gia, các trường kiến trúc Nhật Bản kết hợp kiến trúc với kỹ thuật kết cấu. Hai ngành này luôn gắn liền với nhau”.
Qua nhiều năm, các quan chức Nhật Bản cũng đã tìm cách rút kinh nghiệm từ mọi trận động đất lớn mà đất nước phải đối mặt, thông qua việc tiến hành khảo sát chi tiết và cập nhật các quy định xây dựng cho phù hợp.
Phó giáo sư Mazereeuw cho biết quá trình này bắt nguồn từ ít nhất là vào thế kỷ 19. Ông dẫn chứng, sự phá hủy hàng loạt đối với các tòa nhà bằng gạch và đá kiểu châu Âu trong trận động đất Mino-Owari năm 1891 và trận động đất Kanto năm 1923 đã dẫn đến các luật mới về quy hoạch thành phố và nhà đô thị.
Bước ngoặt - bộ luật "shin-taishin”
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Triển khai áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 tại Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
- ·Hải quan Quảng Trị thu giữ 1.266 chai rượu ngoại không rõ nguồn gốc
- ·Giá xe Honda Vario 160 2024 ngày 24/7/2024: Vario 160 2024 phiên bản Repsol cực kỳ “bùng cháy”
- ·Một cửa hàng bị phạt hơn 200 triệu và buộc tái chế trên 10.000 lít xăng
- ·Cảnh báo mạo danh số Tổng đài tư vấn và chăm sóc khách hàng của cơ quan BHXH Việt Nam
- ·Thêm 125 ca dương tính với SARS
- ·Địa phương chưa phong tỏa vẫn dạy và học trực tiếp
- ·Bám sát cơ sở, ngăn chặn dịch lây lan
- ·Kết quả nổi bật về kinh tế
- ·Ngày thứ 2 liên tiếp không ghi nhận F0
- ·Xử phạt vi phạm hành chính Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Thành phố Hồ Chí Minh
- ·Xây dựng Thông tư quy định về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng
- ·Điểm danh 6 ‘UAV sát thủ’ lợi hại hàng đầu của Nga
- ·Thêm 2 F0 lại khu cách ly tập trung
- ·Xây dựng nông thôn mới tại thôn Phú Hạnh: ‘Làm đâu, chắc đó’, đi vào thực chất và bền vững
- ·Israel hé lộ về giai đoạn 3 của chiến dịch ở Gaza, căn cứ Mỹ ở Syria bị tập kích
- ·Thêm 136 ca dương tính với SARS
- ·Giá lúa gạo hôm nay ngày 21/7 và tổng kết tuần qua: Giá lúa biến động, giá gạo ổn định
- ·Chính sách hỗ trợ giúp doanh nghiệp, người lao động vượt qua khó khăn do dịch bệnh
- ·Cách ly F1 tại nhà, khó mấy cũng làm