会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kqbd hang 2 y】Hoàn thiện hạ tầng để phát triển Chính quyền số!

【kqbd hang 2 y】Hoàn thiện hạ tầng để phát triển Chính quyền số

时间:2024-12-24 01:39:53 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:890次

Báo Cà Mau(CMO) Phát triển Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng là mục tiêu hướng đến của Chính phủ cũng như Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Cà Mau, nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Ðể phát triển Chính quyền điện tử hướng đến xây dựng Chính quyền số, điều cần thiết là hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT), tạo lập dữ liệu mở dễ dàng truy cập, sử dụng, tăng cường công khai, minh bạch và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng.

Ông Trần Quốc Chính, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Uỷ viên thường trực Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh Cà Mau, chia sẻ: “Thời gian qua, tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong cơ quan Nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động. Gắn kết chặt chẽ, đồng bộ ứng dụng CNTT với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ. Ðồng thời, nâng cao chất lượng cung cấp và giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử, góp phần nâng cao vị trí xếp hạng của tỉnh Cà Mau về các chỉ số liên quan đến Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và an toàn thông tin mạng”.

Hạ tầng thiết yếu

Ðể đảm bảo hạ tầng thiết yếu cho Chính quyền điện tử, Chính quyền số, đến nay, mạng Internet băng rộng đã phủ hết 101 xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Mạng chuyên dùng của cơ quan Ðảng, Nhà nước đến cấp huyện; tất cả các cơ quan đơn vị từ cấp tỉnh đến cấp xã đều có hệ thống mạng nội bộ (LAN) có kết nối Internet.

Máy tính được trang bị cho người dùng đạt 100% trên tổng số cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh và có trang bị phần mềm diệt vi-rút, chống mã độc tập trung theo chỉ thị của Chính phủ. Ðiện thoại thông minh trên dân số chiếm gần 700.000 dân, đạt 58,42%.

Về hạ tầng IoT, tỉnh đang triển khai bước đầu dựa trên nền tảng 4G cho phép các thiết bị cảm biến đặt ở các địa điểm khác nhau, có thể đo mực nước, độ mặn, pH, NO2… truyền về Data Center (trung tâm dữ liệu) của tỉnh để lưu trữ, xử lý và chia sẻ dữ liệu.

“Tỉnh còn có 2 trung tâm dữ liệu được bố trí theo hình thức DC và DR SITE  (vừa hoạt động, vừa dự phòng và lưu chéo với nhau) để đảm bảo các ứng dụng dùng chung của tỉnh vận hành liên tục và có dịch vụ giám sát 24/7 theo quy định chuyên ngành”, ông Chính cho biết thêm.

Cùng với đó, nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) của tỉnh đã kết nối được với các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia như: CSDL Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; CSDL Quốc gia về văn bản QPPL; CSDL về bảo hiểm… Ðồng thời, triển khai giải pháp chuyển đổi công nghệ địa chỉ IPv6 (thế hệ địa chỉ Internet phiên bản mới) giúp nâng cao hiệu suất hoạt động mạng và khả năng bảo mật dữ liệu cho Trung tâm dữ liệu tỉnh.

Hạ tầng công nghệ thông tin không ngừng hoàn thiện để phát triển Chính quyền điện tử, hướng đến xây dựng Chính quyền số.

Ðẩy mạnh ứng dụng CNTT

Theo ông Trần Quốc Chính, hiện nay trên địa bàn tỉnh, Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành đã triển khai đến cấp xã và gửi nhận văn bản liên thông 4 cấp, với trên 655 cơ quan, đơn vị sử dụng và 10.825 tài khoản người dùng. Tỷ lệ trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan, đơn vị Nhà nước năm 2021 đạt 95% (so với Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ là 90%); tỷ lệ cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng chiếm 95%.

Ứng dụng chữ ký số cũng đã triển khai đến cấp xã, chữ ký số cũng đã được tích hợp trên sim PKI (ký số trên thiết bị di động thông minh). Mức độ sử dụng chữ ký số của cán bộ, công chức đạt 70%.

Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến giải pháp cứng đã triển khai đến cấp huyện và đã kết nối bằng giải pháp mềm đến 100% đơn vị cấp xã. Bình quân mỗi tháng có từ 7-9 cuộc họp giữa UBND tỉnh với UBND cấp huyện, cấp xã được tổ chức trên hệ thống này.

Ðặc biệt, Cổng Dịch vụ công trực tuyến và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh từng bước được hoàn thiện, đến tháng 12/2020 đã được Bộ TT&TT cấp Giấy Sản phẩm phần mềm đáp ứng các yêu cầu chung; yêu cầu về chức năng, hiệu năng và an toàn bảo mật; đáp ứng yêu cầu về khả năng kết nối, chia sẽ dữ liệu.

Với dịch vụ này, trong năm 2021 đã tiếp nhận, giải quyết 627.186 hồ sơ. Trong đó cấp tỉnh 406.954 hồ sơ, cấp huyện 87.142 hồ sơ, cấp xã 132.811 hồ sơ. Trễ hạn 84 hồ sơ, hài lòng 98%.

Ngoài các ứng dụng trên, tỉnh còn có trên 142 ứng dụng, phần mềm phục vụ chuyên ngành, trong đó có 60 phần mềm, ứng dụng có phát sinh cơ sở dữ liệu của địa phương và 82 của ngành dọc Trung ương triển khai tại địa phương. Trong đó, Cà Mau G (Govermont) là tập hợp các phần mềm trên và được sử dụng thường xuyên của tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức đăng nhập 1 lần để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, người dân, khách du lịch sử dụng để biết thông tin tình hình của địa phương và sử dụng tiện ích xã hội số.

Ðảm bảo an toàn thông tin mạng

Ở khía cạnh về an toàn thông tin mạng, để đảm bảo vấn đề này, tỉnh đã ban hành quy chế đảm bảo an toàn thông tin mạng trong hoạt động cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Tỉnh đã hoàn thành việc triển khai đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp. Theo đó, Lớp 1- Tổ chức lực lượng tại chỗ, thành lập Ðội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; Lớp 2- Ðã thuê dịch vụ giám sát, ứng cứu sự cố, bảo vệ an toàn thông tin mạng; Lớp 3- Thuê kiểm tra đánh giá, an toàn thông tin mạng; Lớp 4 - Kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia.

Ông Trần Quốc Chính cho biết thêm: “Năm 2021, tỉnh tiếp tục đầu tư duy trì thuê dịch vụ hệ thống giám sát an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp và cài đặt phần mềm phòng, chống mã độc quản lý tập trung (Kaspersky Endpoint) cho tất cả máy tính tại cơ quan, Nhà nước trên địa bàn tỉnh”.

Ðược biết, theo số liệu thống kê về giám sát an toàn thông tin và phòng, chống mã độc tính đến hết tháng 9/2021, Hệ thống giám sát an toàn thông tin đã phát hiện với tổng số: 996.555 lượt tấn công. Trong đó, địa chỉ bị tấn công nhiều nhất gồm:  sotaichinh.camau.gov.vn (67.574 lượt); sotnmt.camau.gov.vn (66.673 lượt); sotttt.camau.gov.vn (64.209 lượt); sotuphap.camau.gov.vn (63.054 lượt). và dvctt.camau.gov.vn (58.172 lượt).

Ngoài ra, phần mềm phòng, chống mã độc đã phát hiện 185.409 mối đe doạ từ tập tin máy tính. Trong đó, đã tiêu diệt 76.563 mối đe doạ và khử mã độc cho 1.224 tập tin lây nhiễm trên 2.753 máy tính được giám sát tập trung. Ngoài ra, phần mềm phòng, chống mã độc cũng đã phát hiện và tiêu diệt 14.976 mối đe doạ từ web./.

 

Hồng Nhung

 

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Từ hôm nay, Quảng Ninh thông quan trở lại cầu Bắc Luân 2
  • Đại hội Công đoàn cơ sở Trường Chính trị tỉnh thành công tốt đẹp
  • Kỷ luật 497 đảng viên
  • Cần quan tâm hơn đến các hoạt động chăm lo cho đối tượng phụ nữ yếu thế
  • Thủ tướng: Có ‘điểm đen’ ngay chính tại nơi đào tạo lái xe
  • Kỳ họp thành công
  • Tâm tình đầu xuân
  • Trân quý giá trị độc lập, tự do
推荐内容
  • Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm một số cơ sở y tế miền núi Quảng Trị
  • Thực thi nghiêm kỷ luật, kỷ cương công vụ
  • Đồng hành cùng phụ nữ phát triển kinh tế
  • Thanh niên vững bước lập nghiệp
  • Sau vụ giáo viên chửi học viên, Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra các trung tâm, cơ sở ngoại ngữ
  • Nỗ lực chăm lo phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn