【kèo tài xỉu 3】Tiếp nối ước mơ vào đại học
(CMO) “Chị ơi, em có thể chuyển suất học bổng của em dành cho một bạn tân sinh viên hoàn cảnh khó khăn của kỳ thi năm nay để giúp bạn ấy tiếp nối ước mơ vào đại học được không chị?”, facebook tên Ngô Kiều Đông bật sáng. Tôi ngờ ngợ, chợt nhớ đây là cô bé của kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 suýt phải quẩy túi đi Bình Dương làm công nhân vì gia cảnh khó khăn.
Còn nhớ, ngày tôi gặp Đông (ngụ ấp Tân Hoà B, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi), cầm tờ giấy báo trúng tuyển đại học đợt 1 năm 2016 vào Trường Đại học Cần Thơ, hệ chính quy, khoá 42, chuyên ngành Luật, mắt em đỏ hoe. Còn mẹ em, gương mặt hằn nhiều nét xanh xao khắc khổ vì gồng gánh cả gia đình (cha Đông bệnh, mất khả năng lao động), không cách nào lo được cho con chi phí nhập học, chứ chưa dám nghĩ đến chi phí trang trải suốt 4 năm.
Sinh viên Cà Mau trong niềm vui ngày tốt nghiệp. |
Đông chia sẻ, năm học lớp 11, vì nghèo khó, em phải bỏ học 1 năm để đi làm mướn phụ mẹ lo cho gia đình. Thầy cô, bè bạn ở Trường THPT Tân Đức, huyện Đầm Dơi (nơi em theo học) đã đến nhà vận động Đông đi học lại, giảm, miễn các khoản chi phí và tạo mọi điều kiện để em tiếp tục đến trường.
Kể từ ngày đó, Đông quyết theo đuổi ước mơ giảng đường, nhưng ngay khi biết tin đỗ đại học, em phải buộc lòng gạt bỏ ước mơ để dồn sức lo cho chị Hai học hết đại học.
“Em thật sự rất may mắn. May mắn bởi thời điểm đó em đã muộn so với thời gian triệu tập nhập học, nếu như ngày hôm đó không được sự giúp sức từ 2 suất học bổng của Báo Cà Mau (học bổng Lý Tự Trọng của Báo Cà Mau 4 năm và học bổng 3 triệu đồng do Báo Cà Mau vận động nhà hảo tâm trợ giúp kịp thời), thì em đã phải đi Bình Dương xin việc. Học bổng đã thay đổi cuộc đời em", Đông bộc bạch.
Với số tiền nhận được, em trang trải chi phí nhập học và cuộc sống hằng ngày, vấn đề tài chính của em được giải quyết trong suốt thời gian đầu nhập học. Em hiểu rằng, nhiệm vụ lớn nhất của em là phải học tập thật tốt và rèn luyện bản thân để không phụ sự kỳ vọng của cha mẹ, của toà soạn và của nhà hảo tâm.
Nhận được lá đơn xin nhượng lại học bổng, tôi hỏi em, chặng đường đại học còn dài, liệu em có trang trải được không? Đông phân trần, hiện nay gia đình em đã qua cảnh khó, chị Hai em đã tốt nghiệp đại học, tìm được việc làm nên cuộc sống sinh viên của em đã bớt nhọc nhằn. Thêm nữa, Kiều Đông thuộc diện miễn giảm học phí (hộ đồng bào dân tộc Khmer, gia cảnh khó khăn), cộng thêm ngoài việc học, Đông còn đi làm thêm.
“Năm nào cũng có tân sinh viên nghèo, hoàn cảnh khó khăn nhận được giấy báo trúng tuyển đại học, vui chưa hết lại lo chi phí nhập học. Em từng là một trong số đó. Thế nên, em hy vọng có thể nhượng lại phần học bổng của mình (còn 3 năm, mỗi năm 1,5 triệu đồng) để giúp các bạn ấy có cơ hội đặt chân vào giảng đường đại học”, Đông tâm tình.
Khoe bảng điểm cá nhân năm nhất, với thành tích khá, Đông cười tươi tắn: “Em sẽ cố gắng nhiều hơn để đạt được tấm bằng tốt nghiệp loại ưu. Khó khăn là thử thách, chỉ cần kiên trì, cố gắng thêm nữa, em tin sẽ vượt qua được”.
Lần giở danh sách nhận học bổng những năm gần đây, tôi gọi cho Nguyễn Ngọc Hải (học sinh Trường THPT Đầm Dơi), đỗ Á khoa khối C của Học viện Hành chính cơ sở tại TP Hồ Chí Minh chuyên ngành Quản lý Nhà nước, kỳ thi đại học năm 2013. Ngọc Hải báo tin, em đã tốt nghiệp đại học loại khá, hiện em đã nộp hồ sơ xin việc về công tác tại huyện Ngọc Hiển.
“Em rất biết ơn Báo Cà Mau suốt 4 năm qua đã tiếp sức em hoàn thành khoá học để có được tấm bằng đại học như mơ ước, điều mà trước đây em nghĩ rằng rất khó thực hiện. Không chỉ vậy, nhờ toà soạn bắc nhịp cầu nối, em được anh Đặng Thiện, nhà hảo tâm tại TP Hồ Chí Minh giúp em vượt qua rất nhiều khó khăn, trở ngại trong cuộc sống cũng như trong học tập”, Hải bày tỏ.
Thời gian này, Hải nán lại Sài Gòn để học xong chứng chỉ B tin học và A2 Anh văn, sau đó về lại Cà Mau góp sức xây dựng quê hương. Hải mong muốn lập nghiệp để có điều kiện giúp sức những tân sinh viên nghèo khó như mình.
Đây chỉ là hai trong số rất nhiều “tân sinh viên” được nâng bước vào đại học từ nguồn quỹ học bổng Lý Tự Trọng của Báo Cà Mau. Định kỳ mỗi năm các em đều gửi kết quả học tập về với thành tích khá, giỏi. Đã có nhiều em tốt nghiệp, có việc làm ổn định, viết thư cảm ơn quỹ học bổng. Riêng đối với những người làm công tác từ thiện - xã hội, chúng tôi luôn trân trọng nghị lực vượt khó, ý chí vươn lên và tình cảm các em gửi gắm. Mong rằng các em sẽ luôn học tốt, thành công trên bước đường đã chọnu
Băng Thanh
Đã có hơn 10 năm, mỗi năm, học bổng Lý Tự Trọng của Báo Cà Mau đều hỗ trợ 6-7 tân sinh viên học suốt 4 năm đại học. Ngoài ra, Báo Cà Mau còn làm tốt vai trò nhịp cầu nối với nhà hảo tâm, hỗ trợ nhiều suất học bổng, kịp thời giúp các tân sinh viên nghèo, hoàn cảnh khó khăn có được điều kiện tốt nhất vào giảng đường đại học. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Mồ côi bố rồi, em không muốn mất thêm mẹ
- ·Giải quyết được giá khám chữa bệnh, vận hành bệnh viện công sẽ tường minh
- ·Thứ trưởng Bộ Công an: 'Không bắt được các ông trùm ma túy là lọt tội phạm'
- ·Quy hoạch tổng thể quốc gia như 'người lính mở đường', tạo động lực phát triển
- ·Giá xăng dầu hôm nay 27/11/2023: Tiếp tục giảm nhẹ
- ·Khi Bác Hồ ‘nghiên cứu’ máy bay không người lái và dự báo cuộc đối đầu với B
- ·Lãnh đạo Bộ Công an, tỉnh Đồng Nai thăm hỏi đại uý bị thương khi làm nhiệm vụ
- ·Giải quyết được giá khám chữa bệnh, vận hành bệnh viện công sẽ tường minh
- ·Giá vàng giảm mạnh hơn 1 triệu đồng/lượng
- ·Bộ trưởng Tô Lâm: Phải có giải pháp thực tế để giảm tội phạm hình sự ở TP.HCM
- ·Giá vàng hôm nay 31/3/2024: Tăng gần 8 triệu đồng trong 3 tháng đầu năm
- ·Bộ Quốc phòng trả lời cử tri về tăng chế tài xử lý trốn nghĩa vụ quân sự
- ·Cảnh trái ngược ở hai tuyến phố đi bộ Trần Nhân Tông và Đảo Ngọc
- ·Thủ tướng khảo sát thực địa, thúc đẩy 2 'động lực phát triển' mới của Cao Bằng
- ·Yêu tôi nhưng vẫn “dâng” cho người cũ!
- ·Thủ tướng nêu nhiều câu hỏi với Bộ GTVT về thực hiện dự án cao tốc Bắc
- ·Cựu Chủ tịch quận ở Đà Nẵng bị bắt liên quan số tiền nhận hối lộ 500 triệu
- ·Bộ Công an: Tội phạm lừa đảo trên mạng rất tinh vi, người dân cảnh giác cao độ
- ·Huy động nguồn lực đầu tư các công trình giao thông
- ·Vi phạm nồng độ cồn gấp 1,3 lần mức 'kịch khung', tài xế nói uống từ hôm trước