【cuocbongda】Thủ tướng: Không phân biệt đối xử nhưng kiên quyết cách ly trong phòng, chống COVID
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN |
Cuộc họp nhằm triển khai các biện pháp đẩy mạnh việc cách ly, theo dõi đối với các trường hợp người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch, bảo đảm an toàn sức khỏe cho nhân dân. Cùng dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
Việt Nam không phát sinh ca nhiễm mới
Báo cáo tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia cho biết, từ ngày 13/2 đến 12h ngày 2/3, không ghi nhận các trường hợp mắc COVID-19 mới tại Việt Nam; tổng số trường hợp nhiễm COVID-19 là 16 và đã được điều trị khỏi 16/16 ca; đã loại trừ 1.593 trường hợp nghi ngờ, hiện đang theo dõi, cách ly 115 trường hợp nghi ngờ khác. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 10.089 người, trong đó có 156 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 4.810 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 5.123 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Trên thế giới ghi nhận 89.068 trường hợp mắc, 3.046 ca tử vong do COVID-19 tại 67 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó các quốc gia có nhiều người mắc nhất gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý, Nhật Bản, I-ran…
Tất cả những người nhập cảnh từ Hàn Quốc đều được đưa đến khu vực cách ly tập trung, sau đó phân loại các nhóm đối tượng. Sau khi tiến hành phỏng vấn tại chỗ, xác minh thông tin đã khai báo, sẽ tổ chức cách ly tại cộng đồng đối với các trường hợp không phải cách ly y tế bắt buộc, hoặc tiếp tục cách ly tập trung theo quy định.
Đối với người nhập cảnh vào Việt Nam đã qua Hàn Quốc trong vòng 14 ngày: Thực hiện cách ly theo quy định như đối với người nhập cảnh từ Hàn Quốc.
Ban Chỉ đạo thống nhất mức cảnh báo đối với Hàn Quốc, I-ran, Ý là quốc gia nằm trong vùng dịch; khuyến cáo người dân hạn chế đi đến các quốc gia này và thực hiện cách ly 14 ngày đối với người nhập cảnh từ các quốc gia này theo quy định.
Ban Chỉ đạo cũng đã yêu cầu các cơ quan liên quan tại khu vực sân bay tăng cường phối hợp chặt chẽ để khẩn trương tiếp nhận, làm các thủ tục nhập cảnh, nhanh chóng thực hiện cách ly y tế hiệu quả, không để tình trạng ùn ứ tại sân bay.
Báo chí, truyền thông góp công phòng, chống dịch
Các đại biểu tham dự buổi làm việc. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN |
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, 17 ngày qua tại Việt Nam chưa xuất hiện ca nhiễm COVID-19 mới; đã điều trị hiệu quả cả 16 ca nhiễm bệnh. Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Thủ tướng nhận định, trong kết quả này có vai trò của các tầng lớp nhân dân, các cấp, ngành, địa phương, đặc biệt là các thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia, các bộ, ngành, nhất là Bộ Quốc phòng đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp mạnh mẽ trong cả nước. Cùng với đó là vai trò quan trọng của các cơ quan báo chí, truyền thông tích cực tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh.
Đây là kết quả đáng mừng khi Việt Nam là quốc gia có đường biên giới dài với Trung Quốc, có tần suất giao thương cao với Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước trên thế giới.
“Không phân biệt đối xử” nhưng kiên quyết cách ly
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN |
Tuy nhiên, Thủ tướng nhận định, dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, lan tới 67 quốc gia, làm hơn 3.000 người thiệt mạng, nhiều nước có tỷ lệ bệnh nhân tử vong tăng nhanh. Do đó, mặc dù đã có những tiến bộ đáng mừng nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao về bùng phát dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam. Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia, các cấp, các ngành trong cả nước cần bám sát tinh thần: Không lơ là, sợ hãi; không chần chừ mà cần quyết liệt và đặc biệt không được chủ quan. Thủ tướng cũng nhắc lại yêu cầu “không phân biệt đối xử” nhưng kiên quyết cách ly người đi qua vùng có dịch vào Việt Nam.
Nhấn mạnh nhiệm vụ bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân là yêu cầu hàng đầu trong mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế trong thời điểm này, Thủ tướng cho rằng nếu cần thiết vẫn phải tiếp tục hy sinh một số quyền lợi kinh tế trong ngắn hạn để bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, bảo vệ “thương hiệu Việt Nam an toàn” trong thời điểm COVID-19 đang lan rộng khắp các châu lục.
“Đây là yêu cầu cao nhất của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với các cấp, các ngành, các địa phương”, Thủ tướng nói.
Nhấn mạnh đến vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân trong triển khai cách ly tại chỗ, cách ly tập trung, người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo cần phòng tránh lây nhiễm chéo tại những địa điểm này; bổ sung các trang thiết bị cần thiết, tăng cường hỗ trợ bệnh nhân, hạn chế di chuyển bệnh nhân, điều trị từ xa, tạo điều kiện cho bệnh nhân được điều trị kịp thời, tạo niềm tin cho người dân, không để dịch bệnh bùng phát lây lan.
Chỉ đạo hoạt động truyền thông, Thủ tướng yêu cầu tăng cường tuyên truyền, hạn chế hoạt động ra, vào các vùng có dịch. Trong đó có tính đến các chuyên gia, hoạt động công vụ, nhưng vẫn phải quản lý, kiểm tra, tránh việc lan truyền dịch bệnh từ bên ngoài vào Việt Nam; tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể cho người dân, chủ động phòng ngừa dịch bệnh.
Thủ tướng nêu rõ, phương châm chống dịch của Chính phủ là “khẩn trương, kiên quyết nhưng bình tĩnh, đúng mức, không chủ quan”. Cùng với đó là thông tin đến người dân trong nước và quốc tế một cách minh bạch, chính xác, công khai và kịp thời.
Thủ tướng đề nghị phát huy tinh thần chống dịch như của khối ASEAN: Gắn kết và chủ động thích ứng, đoàn kết, trên dưới một lòng. Các cơ quan chức năng cần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao nhưng phải dựa vào cộng đồng, người dân để phát huy hiệu quả. Từng người dân, địa phương, tổ chức phải chủ động ứng phó tốt nhất với dịch bệnh; tránh tụ tập đông người, dừng các hoạt động không cần thiết.
“Các tổ chức, cá nhân có liên quan cùng góp sức, không ngồi chờ, không có cơ chế xin - cho”, Thủ tướng nói.
Về một số nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng chỉ rõ: Nhiều nước đã áp dụng biện pháp rất mạnh, thậm chí là đóng cửa biên giới với các nước có dịch, do đó phải đẩy mạnh việc tiếp tục cách ly; tiếp tục huy động lực lượng, phương tiện, chuẩn bị, đảm bảo tốt cho việc tiếp nhận cơ số người cách ly cần thiết trong thời gian tới. Trong quá trình đó, phải đảm bảo các yếu tố văn minh, chu đáo đối với khách quốc tế, đồng bào từ nước ngoài.
“Cách ly là biện pháp tốt nhất để phòng dịch”, Thủ tướng chỉ rõ.
Chia sẻ với những thiệt hại nặng nề của ngành du lịch, hàng không và một số lĩnh vực kinh tế khác, Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ có chủ trương, biện pháp cụ thể về tài khóa, tiền tệ và những chính sách khác, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Thủ tướng cũng yêu cầu đẩy mạnh giao dịch điện tử, phòng tránh dịch bệnh. Bộ Tài chính cần lắng nghe, tiếp thu các ý kiến từ Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế để tổng hợp dự toán, có cơ chế phân bổ dự toán cần thiết, chủ động hơn cho công tác này.
Thủ tướng tán thành với việc thành phố Đà Nẵng kiên quyết đưa 22 người từ trung tâm dịch của Hàn Quốc trở lại Hàn Quốc vừa qua; cho rằng đây là việc làm cần thiết để ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập vào thành phố.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·‘Thờ ơ’ với cảnh báo không đảm bảo chất lượng, sản phẩm Nutrilatt 1 và 2 vẫn được bày bán?
- ·Cận cảnh nhan sắc 4 cô gái sexy của nhóm Bond và món quà đặc biệt tại họp báo
- ·Hai cách dùng đậu đen để giảm cân, giảm mỡ nội tạng
- ·Thế giới ngày càng khó tìm được các mỏ vàng mới để khai thác
- ·Chính phủ yêu cầu giữ mức nợ công không quá 60% GDP đến năm 2030
- ·Cổ phiếu Khoáng sản Bắc Giang vào diện kiểm soát đặc biệt
- ·Gửi tiết kiệm an toàn và tra cứu Sổ tiết kiệm nhanh chóng với QR Code tại PG Bank
- ·Kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo điều hành giá
- ·Hiệp định EVFTA: Việt Nam cam kết xóa bỏ 99% số dòng thuế nhập khẩu từ EU trong vòng 10 năm
- ·Thaco công bố giá mới cho mô tô phân khối lớn BMW Motorrad
- ·Chủ tịch Quốc hội dự Lễ kỷ niệm Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam lần thứ 5
- ·Đan Mạch trở thành quốc gia đầu tiên áp thuế CO2 đối với ngành chăn nuôi
- ·Hai món giúp 'người đẹp Tây Đô' trẻ mãi không già
- ·Thị trường chứng khoán Mỹ lại tiếp tục đổ dốc
- ·Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới trong giai đoạn tới
- ·ECB có thể sớm thực hiện một đợt cắt giảm lãi suất khác trong năm 2024
- ·Đồng won Hàn Quốc giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008
- ·Không được sửa, hủy lệnh tại phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa
- ·Người Dầu khí học Bác từ những điều bình dị nhất
- ·Những cuốn sách được đề xuất trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII