【paderborn vs】“Đầu kéo” kiểm tra chuyên ngành
Chưa giảm tỷ lệ hàng hóa kiểm tra chuyên ngành
TheĐầukéokiểmtrachuyênngàpaderborn vso ông Ngô Minh Hải-Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan), hiện nay, theo thống kê của cơ quan Hải quan, số tờ khai hàng hóa XNK thuộc đối tượng KTCN vẫn đang chiếm tỷ lệ cao, khoảng 30%. Số tờ khai hàng hóa XNK phải KTCN trước thông quan thời gian qua là rất nhiều, nhưng phát hiện rất ít, thậm chí có địa bàn cả năm có khoảng 8.000 lô hàng dệt may làm thủ tục NK phải kiểm tra hàm lượng formadehyt nhưng chỉ có 6 trường hợp không đáp ứng hàm lượng theo quy định. Rõ ràng việc kiểm tra này đã và đang làm tăng thời gian thông quan hàng hóa, làm tăng chí phí, tạo gánh nặng hành chính đối với các doanh nghiệp XNK, đồng thời đó cũng là lực cản đối với tiến trình cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý nhà nước về hải quan.
Trong bối cảnh đó, Tổng cục Hải quan với vai trò được Bộ Tài chính giao chủ trì phối hợp các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đôn đốc, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao trong Đề án đã và đang tích cực chủ động làm việc với các bộ, ngành để đề nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện các giải pháp. Qua đó cơ quan Hải quan cũng chỉ ra được rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện thông quan hàng hóa đối với hàng hóa XNK thuộc diện KTCN. Đó là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về KTCN ban hành nhiều, phạm vi rộng, nhiều mặt hàng chưa có mã số HS, chưa có đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn để thực hiện việc kiểm tra. Nhiều cơ quan KTCN thực hiện thủ tục KTCN chủ yếu bằng phương pháp thủ công, chưa áp dụng rộng rãi phương pháp quản lý rủi ro trong kiểm tra; chưa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận xử lý hồ sơ, trao đổi dữ liệu thông tin, công nhận kết quả KTCN. Ngoài ra nguồn lực (nhân lực, tài chính, trang thiết bị máy móc, phương tiện làm việc) thực hiện nhiệm vụ KTCN đối với hàng hóa XNK tại cửa khẩu còn nhiều hạn chế.
Hải quan đã chỉ rõ những bất cập
Xác định rõ những vấn đề vướng mắc, bất cập hiện nay, Tổng cục Hải quan đã chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc bộ, ngành tổ chức nhiều đợt làm việc tập trung để rà soát văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chuyên ngành, KTCN. Qua đó đã chỉ ra rất nhiều văn bản cần sửa đổi, bổ sung đi cùng với phương án đề xuất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK. Đồng thời chủ động làm việc với các đơn vị chức năng chuyên môn thuộc các bộ trao đổi những vấn đề cụ thể để giải đáp, xử lý những khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp trong hoạt động KTCN, cùng phối hợp tổ chức một số đợt khảo sát thực tế tại một số doanh nghiệp XNK, một số đơn vị KTCN, Chi cục Hải quan cửa khẩu; lắng nghe ý kiến phản ánh của doanh nghiệp, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định về KTCN đối với hàng hóa XNK. Lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã trực tiếp làm việc với lãnh đạo một số Bộ, đơn vị chức năng thuộc bộ quản lý chuyên ngành, phản ánh, kiến nghị những vấn đề liên quan đến hoạt động KTCN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động XNK, giảm chi phí, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa.
Tổng cục Hải quan đã chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Giao thông vận tải và một số đơn vị kinh doanh kho cảng; đã đưa vào hoạt động 10 địa điểm KTCN tập trung đối với hàng hóa XNK tại 8 địa bàn hải quan nới có lưu lượng hàng hóa XNK nhiều là: Cục Hải quan TP.Hải Phòng (Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Hải Phòng Khu vực III); Cục Hải quan Hà Nội (sân bay Nội Bài), Cục Hải quan TP.HCM (cảng Sài Gòn khu vực I, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất), Cục Hải quan Lạng Sơn (cửa khẩu Tân Thanh), Cục Hải quan Quảng Ninh (cửa khẩu cảng Cái Lân, cửa khẩu Móng Cái), Cục Hải quan Đà Nẵng (cảng Đà Nẵng), Cục Hải quan Lào Cai (cửa khẩu quốc tế số II Kim Thành); tại Chi cục Hải quan Cảng Dung Quất, Quảng Ngãi. Việc xây dựng đưa vào hoạt động các địa điểm KTCN tập trung làm việc ngay tại cửa khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các việc liên quan đến công tác KTCN đối với hàng hóa XNK; rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá, giảm chi phí cho doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường công tác quản lý, thúc đẩy việc trao đổi thông tin, phối hợp công tác giữa các đơn vị liên quan tại cửa khẩu.
Đặc biệt, hiện nay Tổng cục Hải quan đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành xây dựng cổng thông tin về KTCN trong Cổng Thông tin một cửa quốc gia; thiết lập cơ chế phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trong hoạt động KTCN. Hiện tại Cục Hải quan TP. HCM đã chủ động xây dựng Cổng thông tin kiểm tra chuyên ngành để giải quyết yêu cầu phục vụ cho hoạt động KTCN. Đây là một chương trình tin học kết nối các cơ quan Hải quan – cơ quan kiểm tra chuyên ngành – Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn – doanh nghiệp để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và các bên có tham gia.
Bộ, ngành cần minh bạch chính sách
Tuy nhiên, để tạo bước đột phá, cải cách toàn diện các quy định về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ XNK, nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ hàng hóa phải KTCN trước thông quan còn 15% (theo Nghị quyết 19/2016/NQ-CP của Chính phủ), theo Tổng cục Hải quan vấn đề cốt lõi là các bộ, ngành phải cải cách toàn diện thể chế, chính sách, cách thức, phương pháp kiểm tra liên quan đến hoạt động KTCN đối với hàng hóa XNK trên cơ sở các tiêu chí và các yêu cầu cụ thể. Trong đó cần áp dụng quản lý rủi ro (phân tích thông tin, đánh giá rủi ro); đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của từng DN để áp dụng mức độ kiểm tra phù hợp đối với hàng hoá của từng DN; chuyển thời điểm KTCN tại giai đoạn thông quan sang kiểm tra sau khi hàng hóa đã được thông quan. Đồng thời, thực hiện minh bạch hoá quản lý, KTCN với các nội dung: Minh bạch về Danh mục hàng hóa XNK thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành (Danh mục chi tiết kèm mã HS); về chế độ quản lý, hình thức kiểm tra, thời điểm kiểm tra; về chi phí KTCN…
Đồng thời, trong thời gian tới, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị có liên quan khảo sát, sơ kết đánh giá hiệu quả hoạt động của các địa điểm kiểm tra tập trung, trên cơ sở đó kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền về hoạt động KTCN tại các địa điểm này, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các địa điểm KTCN tập trung tại các cửa khẩu nơi có lưu lượng hàng hóa XNK lớn tạo thuận lợi cho hoạt động XNK hàng hóa.
(责任编辑:World Cup)
- ·Lãi suất huy động giảm sâu, tiền gửi của người dân vào ngân hàng vẫn tăng mạnh
- ·Chủ tịch Quốc hội tưởng niệm tại Tượng đài Bác Hồ, Đài Liệt sĩ vô danh ở Nga
- ·Cần 2.000 tỷ khắc phục hạ tầng giao thông sau bão số 3
- ·Thiệt hại nặng nề do mưa lũ, Lào Cai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai
- ·Công ty Điện lực Long An chủ động bảo đảm cấp điện ổn định cho Tuần Văn hóa
- ·Lũ quét vùi lấp cả thôn ở Lào Cai: Nỗi đau tột cùng của người cha mất 3 con nhỏ
- ·Dự báo thời tiết 15/9/2024: Miền Bắc nắng thu tới 35 độ, Nam Bộ mưa lớn kéo dài
- ·Lũ chạm mốc lịch sử cách đây 20 năm, vùng nào của Hà Nội nguy cơ cao bị ngập?
- ·Inthanhtien.com
- ·TP Thái Nguyên ngập trong biển nước sau siêu bão Yagi, lũ dâng lên tận nóc nhà
- ·Góp sức làm đẹp làng quê
- ·Mực nước sông Cầu ở Thái Nguyên giảm dần, người dân tất bật dọn dẹp sau lũ
- ·Ảnh hưởng của bão số 3 Yagi: Thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang mở cửa xả đáy
- ·Thái Nguyên: Lũ dần rút, các đoàn cứu trợ tích cực tiếp cận những vùng bị cô lập
- ·Giải thưởng tháng 12: Chuyên đề 'Tình yêu và sự dâng hiến'
- ·TPHCM kêu gọi hỗ trợ 'cao nhất, nhanh nhất' với người dân bị ảnh hưởng lũ lụt
- ·Nước sông Cầu dâng cao, Bắc Ninh tập trung hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng
- ·Vụ 149 người ngộ độc vì bánh mì: Chủ tiệm bị 90 triệu đồng, trả toàn bộ viện phí
- ·Kết nối đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử
- ·Cảnh báo một số khu đô thị, tầng hầm nội thành Hà Nội ngập úng đến nửa mét