【kết quả santos】Hạn chế dùng vốn ngân sách đầu tư cho DNNN
Trong đó, hạn chế và tiến tới kiên quyết không đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN), trái phiếu chính phủ cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và các lĩnh vực sản xuất thương mại.
Đây là những mục tiêu, định hướng đối với kế hoạch tái cơ cấu đầu tư được nêu ra trong dự thảo Đề án tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng.
Xây dựng cơ chế cạnh tranh công khai về sử dụng vốn đầu tư
Tại dự thảo Đề án, kế hoạch tái cơ đầu tư công giai đoạn tới đặt mục tiêu là tập trung đổi mới căn bản thể chế huy động, phân bổ, quản lý các nguồn đầu tư, đặc biệt là đầu tư công, hướng theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Cụ thể, dự thảo đề án đặt mục tiêu bảo đảm tổng đầu tư xã hội khoảng 30-35% GDP, tỷ trọng đầu tư nhà nước khoảng 35 - 40% tổng đầu tư xã hội; hàng năm tăng dần tiết kiệm từ ngân sách cho đầu tư, dành khoảng 20 - 25% tổng chi ngân sách cho đầu tư phát triển. Thể chế quản lý đầu tư công đạt chất lượng mức trung bình khá trong nhóm nước đang phát triển theo phân loại của các tổ chức quốc tế. Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút đầu tư thành công từ ít nhất 150 trong số 500 tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới. Đối với đầu tư trong nước, sẽ mở rộng tối đa phạm vi và cơ hội cho đầu tư tư nhân trong nước, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư tư nhân vào phát triển hạ tầng, các ngành, sản phẩm có lợi thế.
Về định hướng chính sách đến năm 2020, đề án nêu mục tiêu đổi mới căn bản thể chế quản lý đầu tư công, hướng theo các thông lệ tốt của quốc tế. Trong đó, đổi mới việc lập dự án và đánh giá, thẩm định dự án là khâu đột phá quan trọng. Hạn chế và tiến tới kiên quyết không đầu tư từ nguồn NSNN, trái phiếu chính phủ cho các DNNN và các lĩnh vực sản xuất thương mại. Xây dựng cơ chế cạnh tranh công khai nguồn vốn đầu tư công giữa các đơn vị sử dụng vốn đầu tư công. Đồng thời hình thành cơ chế đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội sau khi dự án đã đi vào khai thác sử dụng so với hiệu quả dự kiến trong hồ sơ dự án và so sánh giữa các địa phương, các đơn vị sử dụng vốn đầu tư công.
Sẽ thành lập Cục Quản lý hạ tầng quốc gia
Cũng tại dự thảo đề án, các ngành hạ tầng trọng điểm sẽ được tập trung tái cơ cấu đầu tư xã hội, đặc biệt là các ngành như cảng biển, điện lực, đường sắt, xăng dầu.
Một trong các nhiệm vụ của mục tiêu này là sẽ nâng cấp Vụ Kết cấu hạ tầng và Đô thị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Cục Quản lý hạ tầng quốc gia để điều phối quy hoạch, sắp xếp thứ tự ưu tiên và tổ chức thẩm định “trung lập” các dự án đầu tư công lớn trong các lĩnh vực hạ tầng thiết yếu được đề xuất bởi các bộ chuyên ngành.
Đồng thời, nâng cao mức độ cạnh tranh trong từng ngành, thoái vốn và tái cơ cấu các DNNN trong ngành phù hợp với việc nâng cao mức đầu tư PPP và đầu tư tư nhân trong ngành và điều tiết mức giá và phí sử dụng kết cấu hạ tầng theo hướng giảm trợ cấp, phù hợp với cạnh tranh thị trường.
Đối với đầu tư nước ngoài, sẽ đổi mới hệ thống lựa chọn và đặt ra tiêu chí cụ thể khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp hỗ trợ, dự án có giá trị gia tăng cao, sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước, cam kết chuyển giao công nghệ tiên tiến,... Không cấp phép đối với các dự án tiêu tốn năng lượng, khai thác tài nguyên không gắn với chế biến, sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, để giảm dần cơ chế trợ cấp, sẽ đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ đối với các tổ chức sự nghiệp công, trước mắt là tự chủ chi thường xuyên đối với các trường đại học, bệnh viện và các tổ chức khoa học công nghệ. Từng bước điều chỉnh giá dịch vụ công thiết yếu theo cơ chế thị trường, tính đúng, tính đủ về giá.
Đánh giá về kết quả tái cơ cấu đầu tư giai đoạn 2011 - 2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Cụ thể, chất lượng hệ thống quản lý đầu tư công của Việt Nam còn thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của các quốc gia đang phát triển, và các nền kinh tế chuyển đổi, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế. Đặc biệt, Việt Nam kém hơn ở khâu thẩm định, sắp xếp ưu tiên dự án đầu tư công và khâu đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí khi thực hiện dự án. Nguy cơ tái diễn đầu tư phân tán, dàn trải và kém hiệu quả vẫn rất lớn. Hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư nói chung, và đầu tư công nói riêng, còn thấp hơn so với các nước trong khu vực. |
H.Y
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Vin Cổ Loa
- ·Bắt đôi nam nữ vận chuyển hơn 4 kg ma túy ở Nha Trang
- ·Loạt thiết bị giá rẻ của 'nhà Táo' tích hợp tính năng Apple Intelligence
- ·Thanh niên Ấn Độ dùng lò vi sóng 'độ' AirPods thành máy trợ thính cho bà
- ·Giá vàng hôm nay 6/11/2023: SJC bất ngờ giảm mạnh hơn 1,5 triệu đồng/lượng
- ·Trung Quốc huấn luyện robot nhảy như mèo để khám phá các tiểu hành tinh
- ·Đưa tin sai sự thật ảnh hưởng đến danh dự người khác bị phạt bao nhiêu tiền?
- ·Điện thoại Samsung bị khóa chỉ vì một 'click' vào web giả
- ·Đơn vị bán máy dán cạnh công nghiệp chất lượng, giá tốt
- ·Hải Phòng quyết tâm chuyển đổi số toàn diện để phát triển bền vững
- ·Lãnh đạo UBND tỉnh Long An thăm, động viên Công ty Bê tông Tiền Phong, Công ty Ô tô Quyền
- ·Điện thoại Samsung bị khóa chỉ vì một 'click' vào web giả
- ·Cựu Phó giám đốc Trung tâm Đăng kiểm Khánh Hòa bị tuyên phạt 15 năm 6 tháng tù
- ·Sử dụng chữ ký, hình ảnh của Bộ trưởng để lừa đảo xuất khẩu lao động
- ·Giá heo hơi hôm nay 16/8/2023: Tiếp tục giảm, liệu có đảo chiều?
- ·Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
- ·Sử dụng chữ ký, hình ảnh của Bộ trưởng để lừa đảo xuất khẩu lao động
- ·Tìm cách đọc trộm tin nhắn người khác trên mạng xã hội, nhiều người 'sập bẫy'
- ·Ngành ngân hàng phải thực hiện tốt vai trò là huyết mạch của nền kinh tế
- ·Hơn một nửa Gen Z nghe lời AI thay vì sếp