【benfica vs boavista】Chân dung người sáng tạo nên thương hiệu McDonald's
Xuất thân là một nhà buôn máy chế biến sữa,ândungngườisángtạonênthươnghiệbenfica vs boavista Ray Kroc dường như đã làm thay đổi hẳn bộ mặt ngành công nghiệp đồ ăn nhanh của Mỹ. Ý tưởng sản xuất thức ăn nhanh xuất hiện vào năm 1954, khi Ray Kroc nhìn thấy hình ảnh một cây xúc xích hambuger ở San Bernardio, thuộc bang California. Lúc đó, hoạt động kinh doanh của ông mới chỉ vừa bắt đầu có lợi nhuận nên chưa thể thực hiện ý tưởng.
Raymond Kroc (thường được gọi là Ray Kroc) có tên đầy đủ là Raymond Albert Kroc, ông sinh ngày 5 tháng 10 năm 1902 tại Oak, bang Illinois, Mỹ. Học xong lớp 10, Ray Kroc làm lái xe cứu thương với chút khiếu âm nhạc bẩm sinh, ông chơi đàn piano tại các nhà hàng, câu lạc bộ. Năm 20 tuổi, ông được nhận làm chân chạy bán hàng cho hãng Lily Tulip Cup.
Raymond Albert Kroc. |
Hơn chục năm sau, Ray Kroc gặp được Earl Prince, ông chủ của một công ty phân phối máy xay sinh tố. Ông này đã kéo Ray Kroc về làm cho mình. Và Ray Kroc đã làm nghề bán máy sinh tố gần hai chục năm liền. Ray Kroc làm chỉ đủ cho một cuộc sống bình thường và hình như ông cũng chấp nhận với những gì mình có. Bởi Ray Kroc đã sang tuổi 52, và ông đã bắt đầu có ý định nghỉ hưu
Thành công từ ý tưởng vĩ đại
Câu chuyện của McDonald bắt đầu từ khoảng 50 năm trước đây ở San Bernadio, bang California. Ray Kroc là một người bán hàng, chuyên cung cấp sữa cho một cửa hàng thức ăn phục vụ lái xe và khách hàng qua đường của hai anh em Dick và Mac McDonald.
Cuối năm 1954, Ray Kroc đã ghé thăm trụ sở của hãng McDonald tại California và cố gắng thuyết phục anh em nhà Donald nhượng quyền kinh doanh lại cho mình. Sau nhiều lần thuyết phục, cuối cùng anh em nhà Donald đã quyết định bán McDonald cho Ray Kroc với giá 2,7 triệu USD tiền mặt.
Ngay lập tức, Ray Kroc đã quyết định dùng tài sản thành lập công ty Franchise Realty, một công ty trực thuộc McDonald, lấy việc mua những dải đất rộng đem cho thuê nhằm một mục đích phát triển mô hình franchising (nhượng quyền kinh doanh). Bằng việc thực hiện kế hoạch này, McDonald đã bắt đầu gây dựng được cho mình những nguồn thu nhập đáng khích lệ và công ty Franchise Realty của Ray Kroc cũng đã bắt đầu cất cánh. Đến năm 1960, đã có hơn 200 điểm bán hàng của McDonald trên khắp nước Mỹ. Năm 1961, trên 100 triệu chiếc hambuger đã được bán.
Tiếp đó, Ray Kroc dành một khoản tiền đáng kể cho chương trình quảng cáo có tầm cỡ quốc gia nhằm hỗ trợ cho việc kinh doanh của những cửa hàng franchise đang mọc nhanh như nấm trên khắp đất Mỹ. Năm 1970, khi tình hình kinh doanh của công ty mẹ tại Mỹ bị suy giảm, Ray Kroc lại bắt đầu một chiến dịch mới đầy quyết tâm và đã thành công trong việc thúc đẩy sự có mặt của thương hiệu McDonald trên toàn thế giới.
Trong những năm được coi là thời kỳ hoàng kim của mình, Ray Kroc, người đặt nền móng và cũng là người phát triển tập đoàn McDonald thành một người khổng lồ trong ngành công nghiệp Mỹ đã chứng minh được ông chính là người đi tiên phong trong một lĩnh vực công nghiệp mới, không thua kém gì Henry Ford trong ngành công nghiệp ôtô.
Sự thành công của McDonald là một mẫu điển hình cho các doanh nhân ngày nay nhằm đạt đuợc những hiệu quả kinh doanh lớn hơn. Bằng việc đưa những cây xúc xích hambuger tầm thường lên dây chuyền máy móc, Ray Kroc đã chỉ cho thế giới biết cách áp dụng quy trình quản lý tinh xảo vào những công việc tưởng như tầm thường nhất. Món hambuger một thời bị coi thường thì giờ đây đã có mặt trên máy bay, tầu hoả, ôtô và trở thành một nét văn hóa Mỹ.
Mặc dù từ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị vào năm 1978 để nhường bước cho Fred Turner, Ray Kroc vẫn được coi một biểu tượng vĩ đại trong lịch sử McDonald và có ảnh hưởng lâu dài tới hoạt động hàng ngày của McDonald. Từ văn phòng ở California, Ray Kroc vẫn rà soát lại kết quả kinh doanh trong ngày đầu tiên của các nhà hàng mới mở, vẫn tiếp tục theo dõi hoạt động của các nhà hàng thuộc sở hữu của McDonald.
Mặc dù rất thành đạt với tài sản cá nhân trước lúc chết lên đến trên 350 triệu USD, Ray Kroc luôn quan tâm tới công việc. Mỗi khi Ray Kroc ra đường, ông bắt tài xế đưa tới ít nhất 6 nhà hàng McDonald để bất ngờ kiểm tra. Ray Kroc qua đời vào tháng 1 năm 1984, ở tuổi 81, đúng mười tháng trước khi McDonnald bán chiếc hambuger thứ 50 tỷ.
Bí quyết của McDonald's
McDonald không chỉ phổ biến ở trong nước Mỹ mà còn nhanh chóng có được những thành công trên thị trường quốc tế như Canada, Nhật Bản, Australia và Đức. Ngày nay, có khoảng 2 riệu người làm việc cho McDonald trên toàn thế giới. Khởi đầu McDonald chỉ là một hiện tượng của nước Mỹ nhưng nay nó đã trở thành một thương hiệu quốc tế đích thực.
McDonald là thương hiệu có tốc độ tăng trưởng lớn nhất và thống lĩnh thị trường đồ ăn nhanh ở 120 nước trên 5 châu lục. McDonald hoạt động với trên 29.000 cửa hàng trên toàn thế giới. Chỉ có một vài thương hiệu có thể đem ra so sánh với McDonald.
Tuy nhiên, McDonald vẫn được đánh giá là thương hiệu mạnh nhất – theo nghiên cứu của Interbrand, công ty tư vấn thương hiệu hàng đầu trên thế giới. Interbrand đã kết luận rằng: “Không có một thương hiệu nào có thể đem ra so sánh với McDonald về ý tưởng xây dựng thương hiệu, cách thực hiện và sức hấp dẫn kéo dài, lan rộng nhanh chóng của nó. McDonald là một thương hiệu Mỹ chinh phục toàn thế giới với sức mạnh của hai yếu tố khá là khác biệt – văn hóa và thương mại”.
Đối với khách hàng thì McDonald là một thương hiệu “đáng tin cậy”, luôn luôn đặt khách hàng ở vị trí trung tâm và luôn biết cần phải làm những gì.
Ngay từ những ngày đầu tiên, McDonald đã nhận ra tầm quan trọng của marketing trong quá trình xây dựng thương hiệu. Marketing là một nét đặc trưng của McDonald. Cho tới tận bây giờ, số tiền đầu tư vào quảng cáo và khuyến mãi của McDonald luôn chiếm một tỉ lệ cố định trong doanh thu của các cửa hàng.
Ngoài việc quảng cáo trên tivi để tạo được sự thiện cảm của khách hàng, McDonald còn tham gia tài trợ cho các chương trình thể thao, đặc biệt là các sự kiện thể thao có uy tín trên thế giới như World Cup và Olympic Games để củng cố thêm sức mạnh tầm cỡ quốc tế của thương hiệu, ngoài ra McDonald còn tham gia các chương trình tài trợ khác nhau tùy theo từng khu vực.
Thêm vào các chiến dịch quảng cáo và khuyến thị của từng quốc gia, McDonald còn cam kết một cách chắc chắn với niềm tin mạnh mẽ của Ray Kroc rằng McDonald sẽ có những đóng góp vào việc xây dựng cộng đồng với các hoạt động địa phương khác nhau, từ các hoạt động buổi sáng dành cho người già tới việc gây quỹ cho các trường học và bệnh viện…
Ngọc Linh
(责任编辑:La liga)
- ·Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An
- ·Một số bộ, ngành còn chậm ban hành văn bản hướng dẫn
- ·Giá nhiên liệu giảm, 80% tàu thuyền của Tiền Giang ra khơi khai thác hải sản
- ·Xuất khẩu nông
- ·Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
- ·Đại biểu QH: Quan trọng nhất là Hà Nội bắt tay vào xây dựng, cải tạo công viên
- ·Đại biểu QH: Quan trọng nhất là Hà Nội bắt tay vào xây dựng, cải tạo công viên
- ·Honda Việt Nam tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 toàn quốc
- ·Việt Nam is an important country to Australia: diplomat
- ·Sẽ quy định rõ mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- ·Ngày 4/1: Giá cao su trong nước tăng nhẹ, sàn giao dịch giảm sâu
- ·Thành lập hội đồng định giá lần đầu với vụ án tham nhũng nghiêm trọng
- ·Thực hiện thống kê, phân tích nghiệp vụ theo hướng hiện đại tại Kho bạc Nhà nước
- ·Thỏa hiệp với cái sai
- ·Người lao động có được quyền từ chối công việc được giao?
- ·Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm lập ngân sách dựa trên kết quả hoạt động
- ·Mạng xã hội Facebook, Instagram lại bị sập mạng toàn cầu
- ·Việt Nam xuất siêu 3 tỷ USD sang UAE
- ·Cảnh sát cơ động hành quân bộ tới khắc phục hậu quả trận lũ ống Lào Cai
- ·Hà Nội thông qua 6 mức chi thuộc thẩm quyền HĐND thành phố