【kệt quả bóng đá】Kinh tế số là một trong những động lực tăng trưởng chính
Khơi thông động lực tăng trưởng kinh tế 2021 | |
TPHCM: Nhiều điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế | |
Thủ tướng: Chống dịch là ưu tiên hàng đầu nhưng vẫn phải tập trung phát triển kinh tế |
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam 2020. Ảnh: H.Dịu |
Sáng 12/11, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam 2020 với chủ đề “Việt Nam số hoá: Chủ động thích ứng để phát triển bền vững”.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình cho biết, Chính phủ Việt Nam luôn đồng hành cùng với cộng đồng doanh nghiệp và người dân, tích cực, chủ động, đổi mới, sáng tạo và gắn kết, cùng tận dụng tốt nhất các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế mang lại, vươn lên phát triển bao trùm và bền vững.
Phó Thủ tướng nêu rõ, dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, nhưng lại cho thấy số hóa hay công cuộc chuyển đổi số là xu thế của thời đại, thực sự xuất hiện mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực, bởi “cốt lõi” của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chính là chuyển đổi số với sự tích hợp của số hóa, kết nối/siêu kết nối và xử lý dữ liệu thông minh.
Công nghệ số được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực và ngành kinh tế, từ công nghiệp, nông nghiệp cho đến dịch vụ; từ sản xuất đến phân phối và lưu thông hàng hóa cho đến các hạ tầng hỗ trợ như giao thông vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng... Kinh tế số còn tạo thêm nguồn tài nguyên mới (tài nguyên số, của cải số) cho phát triển, thay đổi cách giao tiếp của con người, tạo cơ hội cho các nước và nước nào tận dụng tốt cơ hội sẽ vượt lên.
Trong bối cảnh đó, Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ Việt Nam đã xác định và nỗ lực cao độ để bảo đảm thực hiện thành công “mục tiêu kép”. Việt Nam là một trong những điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội trong bức tranh kinh tế thế giới ảm đạm, đa số các nền kinh tế rơi vào suy thoái. Mô hình tăng trưởng dần chuyển dịch từ chiều rộng sang chiều sâu, giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu sản phẩm thô, lao động giá rẻ, mở rộng tín dụng..., từng bước chuyển sang dựa vào ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Môi trường đầu tư kinh doanh liên tục được cải thiện, cải cách hành chính được triển khai mạnh mẽ, cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh không ngừng.
“Để đưa đất nước vươn lên phát triển bao trùm và bền vững, thực hiện khát vọng phồn vinh và hạnh phúc, Chính phủ Việt Nam cam kết nỗ lực xây dựng một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ doanh nghiệp và người dân; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính; kiên quyết tháo gỡ những điểm nghẽn; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển mạnh doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, thành công tại thị trường trong nước và cả quốc tế”, Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh.
Cũng tại hội nghị, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, nhiệm kỳ qua, số lượng doanh nghiệp tăng 1,5 lần, có 3 đợt sóng cải cách, chúng ta đã xóa hàng ngàn giấy phép con, cắt giảm 50-60% quy định hành chính liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, thành lập tổ công tác đặc biệt về rà soát, bất cập, chồng chéo về kinh doanh và tổ công tác thu hút đầu tư. Thời gian tới Chính phủ đã kiên định mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế trong bối cảnh mới dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, kinh tế số là một trong những động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế phát triển bền vững, bao trùm. Hiện có nhiều tín hiệu tốt, trong thời qua, khi 30 nhà đầu tư Nhật Bản xin chuyển dự án về Nhật Bản hoặc sang các nước thì đã có 15 dự án sang Việt Nam.
Đặc biệt là việc tập đoàn Samsung đến năm 2022 sẽ đưa vào hoạt động trung tâm R&D lớn nhất tại Đông Nam Á, hiện tập đoàn này đang đóng góp 25% giá trị xuất khẩu của Việt Nam.
Với chủ đề “Việt Nam số hóa: Chủ động thích ứng để phát triển bền vững”, Hội nghị năm nay tập trung thảo luận những cơ hội mới cho các nhà đầu tư tại thị trường Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Vì vậy, theo các chuyên gia, Việt Nam cần vượt qua những thách thức và nắm bắt những cơ hội để trở thành điểm dừng chân của làn sóng đầu tư mới của khu vực, đặc biệt trong hai lĩnh vực then chốt: dịch vụ hậu cần (logistics) thông minh và nông nghiệp công nghệ cao.
Chủ tịch VCCI nhận xét, ngành logistics là chìa khóa để Việt Nam tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, chi phí logistics ở Việt Nam đang ở mức cao nhất ở khu vực và thế giới. Việt Nam cần khắc phục điểm nghẽn này, tạo ra bước đột phá trong phát triển logistics. Hơn nữa, Việt Nam cần nâng cao chất lượng và sản lượng cho xuất khẩu nông sản, tìm hướng phát triển cho sản xuất nông nghiệp, và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp vì đây chính là cơ hội tốt để Việt Nam xuất khẩu nông sản.
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng Giám đốc PwC Việt Nam cho biết, để có thể thích ứng với “bình thường mới”, doanh nghiệp Việt Nam cần hoạt động một cách bền vững hơn để tái tạo tương lai. Việc tái thiết sẽ là cần thiết cho mọi doanh nghiệp đang trên đà suy thoái. Lực lượng lao động sẽ là động lực chính cho tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp quốc gia.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Người dân và du khách sẽ được ngắm pháo hoa rực rỡ đêm giao thừa tại Đà Nẵng
- ·Lãnh đạo HOSE biết sai nhưng vẫn giúp Trịnh Văn Quyết chiếm đoạt nghìn tỷ đồng
- ·Gặp chốt kiểm tra nồng độ cồn, tài xế dương tính ma túy tông thẳng vào công an
- ·Thao túng thị trường chứng khoán, ông Trịnh Văn Quyết thu lợi bất chính 723 tỷ
- ·Hà Nội xử lý nghiêm các cửa hàng không thiết yếu mở cửa trở lại
- ·Dự báo thời tiết 23/2/2024: Miền Bắc mưa lạnh kèm sương mù
- ·Nữ tài xế vi phạm nồng độ cồn ở phố Trần Cung bị phạt thêm 11 triệu đồng
- ·Vụ người phụ nữ ở Hà Nội mất tích: Chồng con ám ảnh sau những căn dặn lạ thường
- ·Dự báo thời tiết hôm nay ngày 23/6: Chiều tối và đêm tiếp tục có mưa rào và dông trên cả nước
- ·Cảnh sát đẩy mạnh ghi hình phạt nguội tài xế vượt ẩu ở cao tốc Cam Lộ
- ·Lo ngại tình trạng giá gà nhập siêu rẻ khiến ngành chăn nuôi Việt Nam bị ảnh hưởng
- ·Hai người đi xe máy tử vong thương tâm sau va chạm với xe tải trên cầu vượt
- ·Năm 2027 sẽ làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, cần hơn 300 nghìn lao động
- ·4 sĩ quan Quân đội đầu tiên được Chủ tịch nước cử đi gìn giữ hòa bình năm 2024
- ·Quảng nam: Rừng phòng hộ bị ‘xẻ thịt’, nhiều lãnh đạo bị kỷ luật
- ·Lính cứu hỏa kể phút vượt 'biển lửa' cứu 3 người mắc kẹt trong đám cháy ở Hà Nội
- ·Xác minh nhóm thanh thiếu niên chặn đầu, cướp tài sản người đi đường ở Hà Nội
- ·Đoạn kè Thanh Đa vẫn ngổn ngang, tan hoang sau 8 tháng sạt lở
- ·Hà Nội: Tối nay khai trương phố đi bộ Trịnh Công Sơn
- ·Bộ trưởng Ngoại giao: Phải chặt đứt đường dây dụ dỗ thanh niên ra nước ngoài