【kết quả vdqg ả rập xê út】Khi nào công chức mới hết mệt mỏi “chạy đua” gom đủ bằng cấp?
Chuyện cán bộ,àocôngchứcmớihếtmệtmỏichạyđuagomđủbằngcấkết quả vdqg ả rập xê út công chức chỉ còn 1-2 năm nữa là về hưu nhưng thời gian đi học nhiều hơn thời gian ở cơ quan; có người khi đi học để chuẩn hóa bằng cấp lại học với “thầy” là học sinh cũ của mình; có người hành nghề phóng viên được tận 20-30 năm, giành hàng chục giải thưởng báo chí từ cấp Quốc gia đến địa phương, sắp về hưu vẫn phải đi học chuẩn hóa lớp phóng viên hạng 3 (hạng cơ bản nhất để được công nhận là phóng viên)… không còn là chuyện hiếm trong các lớp học về chính trị, quản lý hành chính, phóng viên hạng 2, phóng viên hạng 3 và cả chục lớp học khác để chuẩn hóa hồ sơ cán bộ.
Nhiều cán bộ công chức hiện nay, trong đó có cán bộ cấp Phòng, Vụ và cao hơn, thời gian tham gia lớp học còn nhiều hơn thời gian làm việc ở cơ quan. Và cũng không ít nơi, có ngày công chức, cán bộ đi học các lớp chuẩn hóa làm “rỗng” cả cơ quan. Trong những ngày đó, nhiều nơi gần như “tê liệt”, làm việc cầm chừng vì thiếu nhân sự.
Bằng cấp là thước đo năng lực của mỗi người. Điều đó hoàn toàn đúng nếu bằng cấp song hành với chuyên môn, năng lực của cán bộ. (ảnh minh họa- KT) |
Dù suốt ngày tham gia các khóa học để chuẩn hóa, nhưng thực tế có nhiều người chưa biết đến bao giờ mới có đủ các loại bằng cấp, chứng chỉ mà cơ quan yêu cầu để đầy đủ hồ sơ, lý lịch công chức.
Thế mới có chuyện, nhiều người đã đi làm gần hai chục năm chỉ chuyên về một lĩnh vực chuyên môn, sau khi đủ tiêu chuẩn 9 năm công tác trong ngạch thì chuẩn bị hồ sơ để thi nâng ngạch… nhưng họ vẫn không thể nào đáp ứng đủ các tiêu chí về bằng cấp. Bởi, đợt này bổ sung được chứng chỉ này, thì đợt sau trong số các chứng chỉ, bằng cấp đã lại trở nên lỗi thời vì lại có quy định mới. Có nhiều người cả chục năm trời chờ đợi, bổ sung hồ sơ để thi nâng ngạch, nhưng đến lúc xét hồ sơ lại vẫn thiếu một số chứng chỉ, bằng cấp.
Phải khẳng định, bằng cấp là thước đo năng lực cụ thể nhất của mỗi người. Điều đó hoàn toàn đúng nếu bằng cấp song hành với chuyên môn, năng lực của cán bộ. Nhưng thực tế, hoàn toàn không phải như vậy.
Việc “trọng bằng cấp” là tình trạng phổ biến ở nhiều cơ quan Nhà nước hiện nay. Khi tuyển dụng, ở các doanh nghiệp, công ty tư nhân không coi bằng cấp là yếu tố tiên quyết, mà chủ yếu là năng lực thật của người ứng tuyển, thì ở đa số cơ quan Nhà nước, yếu tố đầu tiên phải là bằng cấp. Bằng càng nhiều, càng đẹp, càng cao, thì càng có nhiều cơ hội được tuyển dụng. Thế mới có chuyện, có nhiều người có hẳn bằng Thạc sỹ, Tiến sỹ nhưng lại làm việc không bằng những người bằng cấp thấp hơn, thậm chí không biết làm gì.
Nhưng, những tấm bằng đẹp đẽ lại là “giấy thông hành” để họ được đặc cách, hưởng các chế độ ưu tiên trong quá trình tuyển dụng, trong các kỳ thi nâng ngạch, các kỳ thi đòi hỏi tiêu chí về bằng cấp hay được ưu tiên trong bổ nhiệm, luân chuyển từ vị trí thấp hơn đến vị trí cao hơn.
Cũng vì thế, nhiều người đã không ngại dối trá trong việc dùng bằng, chứng chỉ giả để đầy đủ hồ sơ, để được bổ nhiệm, nâng ngạch. Thực tế trong thời gian qua, hàng loạt các địa phương như Hà Tĩnh, Đắk Nông, Đắk Lắk… đã phát hiện cán bộ sử dụng bằng giả để thăng tiến, gây bức xúc dư luận. Mới đây là việc một nữ trưởng phòng ở Đắc Lắk, chưa tốt nghiệp cấp 3, nhưng sử dụng bằng giả để thăng tiến lên đến cấp Trưởng phòng. Sự việc sẽ vẫn êm đềm như 20 năm qua, nếu không có người phát hiện, tố cáo.
Có cung thì ắt có cầu. Khi mà bằng giả vẫn được lưu hành thì nó vẫn được dùng để mua bán, trao đổi. Cũng mới đây, vụ Đại học Đông Đô dù không có phép nhưng vẫn cấp văn bằng 2 với giá vài chục triệu bị phanh phui, nhiều cán bộ của trường này bị bắt, khởi tố và bị truy nã. Hoặc ngoài thị trường, người ta vẫn dễ dàng mua bán chứng chỉ hoặc tham gia các khoá “học giả, bằng thật” với giá chỉ vài triệu đồng.
Có chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đã phải thốt lên, nếu để đáp ứng đủ các bằng cấp, chứng chỉ để quy chuẩn cán bộ như hiện nay, thì người cán bộ đó chỉ mỗi đi học thì phải học đến tận khi về hưu, học hết cả thời gian làm việc.
Phải khẳng định, chuẩn hóa cán bộ là một chủ trương đúng đắn. Để quy chuẩn thì bằng cấp là tiêu chí quan trọng. Nhưng trong tình hình thực tế hiện nay, chất lượng bằng cấp chưa song hành với năng lực thực sự, việc chuẩn hóa với quá nhiều tiêu chí về bằng cấp đang làm khó cho rất nhiều người học thật, làm thật.
Cùng với đó, việc mở ra rất nhiều các khóa học, huy động lực lượng lớn cán bộ công chức tham gia, chủ yếu để lấy cho đủ cái bằng này, chứng chỉ nọ để bổ sung đầy đủ vào hồ sơ công chức, viên chức, vừa gây tốn kém về thời gian, tiền bạc, thậm chí cả sự mệt mỏi về tinh thần của người học. Trong khi đó, nhiều khi chất lượng của các tấm bằng, chứng chỉ trong những khóa học này thực tế chỉ là “hình thức”.
Vì thế, để quy chuẩn cán bộ, ngay từ đầu vào xét tuyển cũng cần phải có những tiêu chí cụ thể để tuyển chọn được những người bằng cấp đi đôi với năng lực, những người thực sự làm được việc, trả lương theo vị trí việc làm để tránh tình trạng “trọng bằng cấp” như hiện nay. Cùng với đó, việc quy chuẩn cán bộ phải được đánh giá thường xuyên, liên tục hàng năm qua công việc, sát hạch chứ không chỉ bằng bộ tiêu chuẩn về “bằng cấp”.
Có như thế, mới hạn chế được tình trạng nhiều cán bộ công chức có cả tá bằng cấp, chứng chỉ nhưng không làm được việc, như có lần Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ rõ “trong bộ máy chúng ta, có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào"./.
(责任编辑:World Cup)
- ·Bệnh nhân 49 dương tính SARS
- ·TP. Cà Mau 19 năm vững đà phát triển
- ·Chúng tôi về hát giữa thị xã Cà Mau ngày giải phóng
- ·Xuất khẩu Bình Phước tăng trưởng trong khó khăn
- ·Điện thoại iPhone nhanh chóng thành 'cục gạch' vì sai lầm mà ai cũng mắc khi sử dụng
- ·Thủ tướng chỉ thị bình ổn giá cả thị trường Tết Ất Mùi
- ·Hải quan thu thuế 40,3 tỷ đồng
- ·Giá điện chính thức tăng 7,5%
- ·Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh: ‘Thực hiện EVFTA càng sớm lợi ích mang lại càng cao'
- ·Học Bác từ những điều nhỏ nhất
- ·TP.HCM: Xe máy Suzuki đã dùng 20 năm rao bán 110 triệu đồng gây xôn xao
- ·Bài học từ cây tiêu
- ·Bưởi da xanh, năm roi tăng giá từng ngày
- ·Hải quan thu thuế 40,3 tỷ đồng
- ·Thủ tướng ra chỉ thị yêu cầu kiểm soát chặt chẽ phế liệu nhập khẩu
- ·Cây hàng năm giảm, lâu năm tăng
- ·Ngậm ngùi công nhân ăn tết xa quê
- ·Xin cấp điện ở VN thủ tục lâu, chi phí cao
- ·Quảng Ninh đề nghị Bộ Công an điều tra vụ việc nói xấu lãnh đạo tỉnh trên MXH
- ·Đồng Phú tiết kiệm 1,5 triệu kWh điện