【dortmund vs augsburg】'Cấp 80% vốn tín dụng cho dự án BOT và BT, ngành ngân hàng gặp nhiều áp lực'
'Cấp 80% vốn tín dụng cho dự án BOT và BT,ấpvốntíndụngchodựánBOTvàBTngànhngânhànggặpnhiềuáplựdortmund vs augsburg ngành ngân hàng gặp nhiều áp lực'
Đại diện ngân hàng nhà nước cho biết 80% vốn đầu tư các dự án giao thông theo hình thức BT, BOT là do ngành ngân hàng tài trợ. Tuy nhiên, ngành ngân hàng gặp áp lực về vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn và các dự án giao thông có nguồn thu không ổn định, ảnh hưởng chất lượng tín dụng.
Tại hội thảo thúc đẩy kết nối hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ ngày 22/11, bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước, cho biết vốn đầu tư thúc đẩy kết cấu hạ tầng giao thông xuất phát từ các nguồn như ngân sách Trung ương, vốn của địa phương và nguồn tư nhân.
Thời gian qua, các tổ chức tín dụng cam kết cấp vốn cho chủ đầu tư để thực hiện 120 dự án giao thông trên cả nước. Trong đó, vùng Đông Nam Bộ có khoảng 20 dự án đang được đầu tư về kết cấu hạ tầng giao thông. Ngành ngân hàng đã quan tâm và đầu tư vốn nhưng bà Tùng thừa nhận nguồn đầu tư từ nguồn tín dụng ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Đại diện ngân hàng Nhà nước tại hội thảo chỉ ra thứ nhất là vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông đòi hòi nhu cầu vốn rất lớn. Thứ hai là thời gian đầu rất tư dài, thường trên 20 năm nên các tổ chức tín dụngcũng khó trong cân đối nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn. Thời gian qua, do chính sách thu phí giao thông của Nhà nước thay đổi dẫn đến doanh thu của một số dự án không đủ, ảnh hướng đến nguồn vốn để trả nợ và ngân hàng cũng gặp khó khăn.
Bà Tùng dẫn số liệu tổng hợp từ các tổ chức tín dụng cho thấy khoảng 50 trên tổng số 120 dự án có doanh thu thực tế không đạt như dự kiến, ảnh hưởng đến việc trả nợ và chất lượng tín dụng.
Do đó, đại diện ngân hàng Nhà nước cho rằng cần có cơ chế tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức tín dụng cho vay, tức là Nhà nước phải đảm bảo cơ chế thu phí ổn định, bảo đảm doanh thu cho dự án như ban đầu thì các tổ chức tín dụng mới đủ cơ sở để cho vay.
Đại diện ngân hàng Nhà nước thống kê khoảng 80% vốn đầu tư cho các dự án giao thông theo hình thức BT, BOT là do ngành ngân hàng tài trợ. Điều này đặt áp lực quá lớn cho ngành ngân hàng vì đầu tư dài hạn. Giải pháp được đưa ra là cần đa đạng hoá các nguồn lực đầu tư, Nhà nước phải tăng tỷ lệ đầu tư và các chủ đầu tư phải tăng nguồn vốn tự có.
Ngoài ra, các dự án cần tăng cường nguồn huy động từ trong và ngoài nước như vốn FDI, ODA. Đặc biệt, tháng 6 vừa qua, Quốc hội vừa thông qua Luật Đầu tư công tư PPP và cho phép cơ chế chia sẻ rủi ro, phương án tài chính của dự án và cho phép doanh nghiệp dự án có thể phát hành trái phiếu để đầu tư cho công trình kết nối giao thông.
Cơ chế huy động vốn phù hợp cũng giúp cho các tổ chức tín dụng giảm áp lực cho vay và chia sẻ được rủi ro đối với các dự án giao thông. Trên cơ sở đó, các tổ chức tín dụng cũng tham gia được nhiều hơn vào nhiều dự án. Các tổ chức luôn xem xét đầu tư bảo đảm trên nguyên tắc cân đối nguồn lực của ngành ngân hàng, không có hạn chế nào đối với dự án giao thông, quan trọng là tính khả thi của các dự án đó.
Nói thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng việc Quốc hội ban hành Luật Đối tác công tư (PPP) vừa qua làm cơ sở pháp lý là một thành công nhưng còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Ông Huy lấy ví dụ việc các nhà đầu tư phụ thuộc vào nguồn vốn của ngân hàng nhưng hiện nay thị trường tín dụng dài hạn tại Việt Nam chưa phát triển. Việc nhà đầu tư đi vay đến 80% vốn không sai, bởi họ là những người nghiên cứu và tìm ra lợi thế dự án để thực hiện, họ không phải người có lợi thế đi huy động vốn, việc này phải do các tổ chức tín dụng, hoặc các quỹ đầu tư thực hiện.
Tuy nhiên, ông đánh giá đây là lần đầu tiên, với Luật PPP, Việt Nam có cơ chế chia sẻ rủi ro. Nhưng về cá nhân, ông cho rằng cơ chế này vẫn chưa đủ, vẫn còn nhiều thách thức mà cụ thể là mới có cơ chế chia sẻ rủi ro duy nhất về mặt doanh thu.
Còn nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam phải đổi ra tiền Việt Nam, thu phí bằng tiền Việt Nam rồi lại đổi về tiền của nước họ. Ông Huy đặt ra nhiều vấn đề như tỷ giá hối đoái sẽ như thế nào, có đảm bảo cho họ về chuyển đổi ngoại tệ...
- ·'Thương chi lạ' mời gọi mỗi người hãy sống chậm, cảm nhận và yêu nhau
- ·Công bố 59 công ty dược phẩm nước ngoài không đảm bảo chất lượng
- ·Cuộc sống độc thân lành mạnh tuổi 53 của diễn viên Lý Hùng
- ·Việt Nam gia nhập ASEAN: Đột phá đầu tiên trong tiến trình hội nhập
- ·Galaxy Note 7 chưa bị thu hồi sẽ bị khóa từ xa
- ·Thêm hai công ty chấm dứt hoạt động đa cấp tại Việt Nam
- ·Vingroup mở bán Park 1
- ·Ngọc Anh gợi cảm bên xe phân khối lớn
- ·Hải quan Lạng Sơn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao năng lực thông quan hàng hóa
- ·Triệu hồi xe Honda SH để sửa lỗi báo chống trộm
- ·Honda Việt Nam khuyến mại lớn trong tháng 1
- ·Việt Nam được xem là đối tác kinh tế quan trọng của Phần Lan
- ·Thị trường chứng khoán cần thời gian để hồi phục
- ·NSƯT Đức Hùng đạo diễn vở rối 'Cuộc chu du của chú Cuội và chị Hằng'
- ·1.115 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe
- ·Vietnam Airlines triển khai bán vé ưu đãi dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016
- ·Chứng khoán quý IV: Bluechips sẽ tiếp tục hút tiền
- ·303 doanh nghiệp phải đăng ký và kê khai giá tại Bộ Tài chính
- ·Giám đốc Công an Hòa Bình công khai số điện thoại, mạng xã hội để nhận phản ánh
- ·Máy vặt lông gia cầm: Thị trường còn bỏ ngỏ
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được trao tặng Huân chương Sao Vàng
- Ban Kinh tế Trung ương tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024
- Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ đảm bảo tiến độ dự án sân bay Long Thành
- Việt Nam đóng góp tích cực, trách nhiệm vào công việc của IAEA
- Nâng chất các câu lạc bộ pháp luật
- Cuộc trao đổi bất ngờ giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Mỹ Joe Biden
- Những chính sách có hiệu lực từ tháng 4
- Thủ tướng Đức Olaf Scholz sắp thăm Việt Nam
- Chủ tịch nước tặng quà người có công dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
- Tết Nguyên đán và Quốc khánh năm 2024 sẽ được nghỉ mấy ngày?