【link ta88】Giới Công Thương tận hiến trong mùa thu cách mạng
"Buôn bán 10 đồng thì giữ lại 7,ớiCôngThươngtậnhiếntrongmùathucáchmạlink ta88 còn lại giúp đỡ người nghèo và làm việc phúc đức. Khi cần nuôi nền độc lập thì cống hiến tất cả". Đó là triết lý kinh doanh của ông Trịnh Văn Bô (1914 – 1988) - một trong những doanh nhân tiêu biểu nhất của Việt Nam thế kỷ XX.
Một triết lý có thể mãi chỉ là một triết lý đơn thuần nhưng với ông Trịnh Văn Bô và những nhà Công Thương tiêu biểu cùng thời với ông như Bạch Thái Bưởi, Đỗ Đình Thiện, Nguyễn Sơn Hà, Ngô Tử Hạ và nhiều người khác nữa, đã trở thành một tuyên ngôn soi sáng hành động. Họ đã cống hiến tất cả cuộc đời, sản nghiệp, người thân cho cách mạng, cho Tổ quốc và cao hơn hết là sự tồn vong của đất nước ở thời điểm ngặt nghèo nhất mà không một chút đắn đo.
Nhân dân Hà Nội hăng hái góp vàng, tiền trong "Tuần lễ Vàng" năm 1945 |
Nửa đầu thế kỷ XX, Việt Nam đã sản sinh ra nhiều nhà tư sản tài ba, giàu có. Trong sự thành đạt của họ, có người tay trắng đi lên, có người được tiếp nối truyền thống gia đình, có người với tài "lướt sóng" cùng những giá trị gia tăng của chủ nghĩa tư bản đậm mùi bóc lột lúc bấy giờ mà lên. Trong số đó, cũng không ít người không quên nỗi nhục mất nước mà trở thành người yêu nước. Nhiều người tìm thấy cảm hứng lớn, mãnh liệt từ Cách mạng tháng Tám. Chỉ riêng điều này thôi cũng đã nói lên tính nhân văn vĩ đại của cuộc cách mạng ấy.
Trong số những nhà Công Thương Việt Nam đến với cách mạng lúc ấy, người đến trước, người đến sau. Nhưng đó chỉ là tính thời điểm. Dòng chảy lịch sử đã kết nối nghiệp kinh doanh của họ với sự tồn vong và trụ vững của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong thư gửi giới Công Thương Việt Nam ngày 13/10/1945: "Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng".
Tình cảm, trách nhiệm và lòng yêu nước của giới Công Thương cả nước lúc bấy giờ nói chung và Hà Nội nói riêng đã thể hiện tập trung trong "Tuần lễ Vàng" được tổ chức ngay sau ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từ ngày 17/9 đến 24/9/1945. Khi đó, ngân khố trống rỗng đã tạo sức ép không nhỏ với Chính phủ lâm thời. Thế nhưng, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh với niềm tin mãnh liệt vào nhân dân, trong đó có giới Công Thương sẽ không chỉ hưởng ứng, đi theo cuộc cách mạng mà còn sẽ cùng Chính phủ bảo vệ thành quả cách mạng, đã viết thư gửi đồng bào toàn quốc. Thư rằng: "Muốn củng cố nền tự do độc lập ấy, chúng ta cần sức hy sinh phấn đấu của toàn quốc đồng bào; nhưng chúng ta cũng rất cần sức quyên giúp của nhân dân, nhất là những nhà giàu có. Ý nghĩa "Tuần lễ Vàng" là ở đó. Tuần lễ VÀNG sẽ thu góp số VÀNG trong nhân dân và nhất là của các nhà giàu có để cúng vào việc cần cấp và quan trọng nhất của chúng ta lúc này là việc quốc phòng. Tuần lễ VÀNG sẽ tỏ cho toàn quốc đồng bào và cho toàn thế giới biết rằng trong lúc chiến sĩ Việt Minh trên các mặt trận quyết hy sinh giọt máu cuối cùng để giữ vững nền tự do độc lập của nước nhà, thì đồng bào ở hậu phương, nhất là những nhà giàu có, cũng có thể hy sinh được chút VÀNG để phụng sự Tổ quốc".
Trong "Tuần lễ Vàng" các tầng lớp nhân dân cả nước đã quyên góp được 370kg vàng và 20 triệu đồng Đông Dương. Riêng tại Hà Nội, các giới đã góp được 2.201 lạng vàng, 920 tạ thóc cùng tiền bạc và nhiều hiện vật khác, tổng trị giá lên 7 triệu đồng Đông Dương. Cảm kích trước tấm lòng vì nước của giới Công Thương Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng ủng hộ cho "Quỹ Độc lập", ngày 18/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có buổi gặp gỡ với đại diện các nhà tư sản ở Nhà hát Lớn; ngày 13/10/1945, Người lại gửi thư cho giới Công Thương và ngày đó đã trở thành "Ngày Doanh nhân Việt Nam" hôm nay.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, giá vàng khi đó là 400 đồng/lạng thì số tiền 20 triệu đồng tương đương 50.000 lạng (khoảng 1.923 kg), tổng cộng được 2.293 kg hoặc 59.618 lạng, (theo thời giá hiện nay là trên 2.000 tỷ đồng). Sự kiện "Tuần lễ Vàng" có thể nói đã nhận được sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân, trong đó giới Công Thương đóng vai trò chủ chốt, đã thành công mỹ mãn như một minh chứng cho triết lý một cuộc cách mạng vì nhân dân thì nhất định nhân dân sẽ đứng về cuộc cách mạng ấy. Cách mạng Tháng Tám là cuộc cách mạng như thế.
Những nghĩa cử hiến tặng hàng nghìn cây vàng, hàng triệu đồng tiền mặt và nhiều hữu sản, bất động sản của các nhà tư sản dân tộc và giới Công Thương cả nước trước, trong và sau Cách mạng tháng Tám, Ngày Độc lập 2/9/1945 có thể nhiều người đã biết. Nhưng cũng có những nghĩa cử còn ít được biết tới. Xin dẫn ra ở đây hai câu chuyện.
Câu chuyện thứ nhất: Nhà công Thương Nguyễn Sơn Hà, sau Cách mạng tháng Tám thành công đã cho phép người em rể là ông Tưởng Dân Bảo sử dụng tiền của từ đại lý sơn tại Sài Gòn, có trụ sở trên đường Charner (đường Nguyễn Huệ ngày nay) tổ chức một đoàn tàu vượt biển ra Côn Đảo đón tù chính trị bị giam giữ trở về đất liền trước thời điểm Pháp nổ súng gây hấn và chiếm lại Nam bộ ngày 23/9/1945. Trong số đó, rất nhiều người sau đó trở thành lãnh tụ cách mạng của Việt Nam như đồng chí: Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt, Phạm Hùng, Lê Thanh Nghị...
Câu chuyện thứ hai: Nhà Công Thương Đỗ Đình Thiện đã mua đấu giá bức tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do hoạ sĩ Nguyễn Sáng vẽ với giá 1 triệu đồng Đông Dương (khoảng gần 2.000 lạng vàng), sau đó tặng ngay cho Uỷ ban Kháng chiến hành chính TP. Hà Nội. Việc làm trên của ông Đỗ Đình Thiện được đánh giá nhằm biểu thị sự tin tưởng của nhân dân đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh, chống lại những âm mưu xuyên tạc, phá hoại của các thế lực thù địch, đồng thời để tăng ngân sách cho chính quyền cách mạng.
Tấm lòng, nghĩa cử của giới Công Thương cả nước và Hà Nội 72 năm sau vẫn mãi là một trong những trang đẹp nhất của cuộc Cách mạng tháng Tám. Càng đẹp hơn nữa khi chính trong những tháng ngày lịch sử vang vọng khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh nguyên tắc "nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng" và lời cam kết "Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới Công Thương trong công cuộc kiến thiết này". |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Cụm thi đua Số 1 BHXH Việt Nam: Phát huy tinh thần thi đua hoàn thành nhiệm vụ được giao
- ·Bắt giam ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây
- ·Công ty GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: Khách hàng thu hồi tiền cho vay thế nào?
- ·Khai thác khoáng sản vượt phạm vi cấp phép, 2 giám đốc ở Quảng Bình bị khởi tố
- ·Cơ hội và thách thức của Việt Nam trước quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu
- ·Thi công không có thiết bị cảnh báo gây chết người bị xử phạt ra sao?
- ·Xử phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: Xuất hiện tình tiết mới, tòa tạm dừng đến 15/11
- ·Khởi tố vụ án nhóm 'quái xế' tông tử vong cô gái chờ đèn đỏ ở Hà Nội
- ·Vụ Bệnh viện Thu Cúc kỳ thị sản phụ người Vĩnh Phúc: ‘Không có ai vi phạm để phải kỷ luật’
- ·Bộ Công an: 6 người bị khởi tố trong vụ án tại Công ty SJC
- ·Tỷ giá thương mại 9 tháng thấp nhất trong những năm gần đây
- ·Bà Trương Mỹ Lan 'đòi' Ngân hàng SCB trả 5.000 tỷ đồng
- ·Bắt kẻ tham gia tổ chức phản động ‘Tập hợp dân chủ đa nguyên’ chống phá Nhà nước
- ·Bị đòi nợ, nhóm thanh thiếu niên dùng thuốc nổ tấn công quán tạp hóa
- ·Chính phủ đặt mục tiêu TPHCM phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9
- ·Công ty Quốc Cường Gia Lai chấp nhận trả 2.882 tỷ đồng cho bà Trương Mỹ Lan
- ·Bắt nhân viên ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt 4 tỷ đồng
- ·Tài xế phê ma túy, vừa lái xe khách vừa múa
- ·Xem xét, xử lý kiến nghị của Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam
- ·Chở người ngồi trên ô tô không thắt dây an toàn bị phạt bao nhiêu tiền?