【pachuca – puebla】Sức mạnh mềm của Mỹ tan biến dười thời chính quyền Trump
“Đường hướng” chính sách đối ngoại của ông Trump chỉ là những tuyên bố mang tính hăm dọa trên trang mạng xã hội Twitter, trong khi chính sách đối ngoại và khu vực châu Á-Thái Bình Dương không còn được ưu tiên cao như trước đây. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, Ngoại trưởng Rex Tillerson và Cố vấn An ninh Quốc gia HR McMaster đang cố gắng thúc đẩy sự gắn kết của chính sách đối ngoại. Nhiều chuyên gia chính sách đối ngoại đã từ chối tham gia chính quyền của Trump, khiến nhiều cơ quan chủ chốt và các đại sứ quán khuyết nhiều vị trí cấp cao.
Chính quyền Trump còn có kế hoạch cắt giảm 30% ngân sách của Bộ Ngoại giao. Thay vào đó, Nhà Trắng đã dành ưu tiên cho biểu ngữ bài ngoại “nước Mỹ trên hết”. Ba ngày sau khi nhậm chức, ông Trump đã ban hành sắc lệnh rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), phá vỡ kỳ vọng của 11 quốc gia tham gia đàm phán còn lại. Tiếp đó, ông Trump thông báo rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu trong một nỗ lực để “trả nợ” cho sự ủng hộ của các công ty khai thác khí đốt, dầu mỏ và than đá; và những người chống chủ nghĩa đa phương.
Chính quyền mới của Mỹ còn hạ thấp ưu tiên đối với khu vực Đông Á, xếp sau cả mục tiêu đánh bại tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng và cải thiện quan hệ với Nga. Điều này đã phá vỡ sự ưu tiên của chính quyền Barack Obama đối với khu vực châu Á thông qua chính sách “tái cân bằng”. Giờ đây, khu vực Đông Nam Á bị phớt lờ; chủ nghĩa đa phương bị khinh miệt; Trung Quốc bị đe dọa bằng một cuộc chiến thương mại và Triều Tiên bị “thách thức” bởi những tuyên bố ngẫu hứng không có sự sự thống nhất mang tính chiến lược. Thậm chí, đáng lo ngại hơn là các "đòn thương mại" của chính quyền mới nhằm vào các đồng minh lâu đời như Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia.
Theo kết quả thăm dò dư luận của hãng Pew, hình ảnh của nước Mỹ đã suy yếu kể từ khi chính quyền Obama hết nhiệm kỳ. Sau 6 tháng cầm quyền, chính quyền Trump đã làm đảo lộn các mối quan hệ đối tác trong khu vực tồn tại 70 năm qua. Những đồng minh chủ chốt của Mỹ trong khu vực châu Á chỉ nhận được sự hỗ trợ quân sự nghèo nàn còn các nước Đông Nam Á thì bị "bỏ rơi". Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc vốn đã mạnh giờ lại càng mạnh thêm. Trong khi đó, sự yếu kém về năng lực của chính quyền Mỹ làm gia tăng rủi ro của những tính toán sai lầm với các nước thù địch như Triều Tiên.
(责任编辑:La liga)
- ·Giá vàng hôm nay (4/1): SJC tăng nhẹ, vàng nhẫn nóng rẫy
- ·60 năm siêu cường vũ khí hạt nhân của Trung Quốc
- ·Pháp chuyển chiến đấu cơ Mirage 2000 cho Ukraine vào năm 2025
- ·Thủ tướng Lebanon nói Mỹ đảm bảo Israel sẽ giảm tấn công Beirut
- ·Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
- ·Tướng Ba Lan dọa tấn công thành phố của Nga
- ·Nhóm người Nhật Bản sống sót sau vụ bom nguyên tử nhận giải Nobel Hòa bình
- ·Iran chuẩn bị 10 kịch bản đáp trả Israel
- ·Samsung ra tai nghe không dây, không phụ thuộc điện thoại
- ·Người kế nhiệm thủ lĩnh Hezbollah có thể đã thiệt mạng
- ·Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
- ·Tên lửa Iran xuyên thủng hệ thống phòng không của Israel
- ·Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam
- ·Trung Quốc
- ·Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt bị rách, công ty xổ số nói gì?
- ·Quan chức cấp cao Hezbollah thoát âm mưu ám sát
- ·Israel oanh tạc 120 mục tiêu Hezbollah trong một giờ
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp người đồng cấp Lào và Thủ tướng Armenia
- ·Nhận định, soi kèo Schalke 04 vs FC Aarau, 19h00 ngày 6/1: Tưng bừng bàn thắng
- ·Tình báo Mỹ: Iran chưa quyết định chế tạo vũ khí hạt nhân