【kqbd japan】Gánh nợ 7 tỷ đồng vì lũ: 8X Thanh Hóa vực dậy, làm giàu nhờ nông sản
Gánh nợ 7 tỷ đồng... vì lũ
Năm 2014,ánhnợtỷđồngvìlũXThanhHóavựcdậylàmgiàunhờnôngsảkqbd japan gần 50 ha trồng cỏ ngọt, chùm ngây của anh Trương Thế Tiến (sinh năm 1987 ở Thanh Hóa) bị xóa sổ vì trận lũ lịch sử. Nhìn cả gia tài thế chấp bằng sổ đỏ, tiền vay mượn đội nón ra đi, nhiều lần, anh còn suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực nhưng nhìn thấy nước mắt của mẹ…, chàng trai 8X Thanh Hóa lại không đành lòng.
"Đợt đó, có những ngày, tôi stress kinh khủng nên cứ ngồi dưới hiên nhà hút thuốc, thức trắng đêm. Mẹ nhìn thấy tôi vậy, lần nào mẹ cũng khóc, tôi mới nghĩ, mình không thể thế được, không thể đầu hàng mà phải làm lại từ đầu. Nếu ngã ở đâu, đứng lên ở đó", anh Tiến kể về lần đầu tiên khởi nghiệp.
Nhớ lại năm 2011, anh được một người bạn mời một ly nước có vị cỏ ngọt, uống xong, anh cảm thấy rất ngon nên đã tìm hiểu loại cây này. Chàng trai quê Thanh Hóa nhận thấy, dòng cây này chưa được trồng nhiều ở Việt Nam, trong khi thị trường lại đang có nhu cầu. Nghĩ là làm, anh Tiến bỏ lại hết công việc ở TPHCM để về quê khởi nghiệp.
"Lúc tôi bỏ phố về quê khởi nghiệp, mọi người phản đối ghê lắm, bởi khi đó, tôi vừa có trung tâm gia sư, vừa là phó giám đốc một công ty loa tranh có tiếng ở TPHCM. Nếu giờ về quê, là về với ruộng đồng, việc gì cũng đến tay mà chưa biết có thành công hay không", anh kể.
Về quê, anh Tiến cùng với vài người anh em hùn vốn để đầu tư sản xuất. Thậm chí, mọi người còn phải cắm cả sổ đỏ, xe máy, máy tính để vay ngân hàng lấy tiền trang trải. Nhóm anh vay được 300 triệu đồng và nhận được thêm 300 triệu đồng từ một nhà đầu tư.
Năm đầu, diện tích trồng chùm ngây và cỏ ngọt là 1 ha, sau đó, anh nâng dần lên 5 ha, 10 ha, 50 ha. Nếu không gặp trận lũ lịch sử, diện tích trồng cây của anh có thể lên tới 2.000 ha.
"Mấy năm đầu, chúng tôi trồng cây khá vất vả, vì giống cỏ ngọt là dòng nhập từ Nam Mỹ, chùm ngây lấy từ Nhật Bản nên chúng chưa được thuần hóa, thích nghi với khí hậu Việt Nam. Hơn nữa, toàn bộ quá trình nuôi, trồng đều theo hướng hữu cơ nên chăm sóc rất cần sự cẩn thận, tỉ mỉ, chỉn chu", anh tiết lộ.
Sau bao nỗ lực, vào năm 2014, việc kinh doanhcủa nhóm anh Tiến đã có trái ngọt. Trung bình mỗi tháng, anh thu lãi hơn 800 triệu đồng từ việc bán chùm ngây và cỏ ngọt.
Tuy nhiên, thành quả ấy nhanh chóng bị tan biến sau trận lũ lịch sử, ngoài cuốn trôi đi 50 ha chùm ngây, cỏ ngọt, trận lũ còn khiến anh gánh nợ 7 tỷ đồng.
Vực dậy sau khó khăn
Trận lũ đi qua, anh Tiến hiểu rằng, bản thân không thể mãi ôm nỗi đau mà phải vực dậy, đứng lên. Đầu tiên, anh xin đối tác hủy hợp đồng giao hàng vì lý do bất đắc dĩ. Sau đó, anh trồng lại vùng nguyên liệu để tiếp tục duy trì, cung ứng nguyên liệu cho khách.
"Tôi duy trì việc trồng chùm ngây, cỏ ngọt đến hết năm 2015, mục đích là để trang trải, đồng thời tìm kiếm thêm đối tác. May mắn là thời gian đó, tôi trúng được một đơn hàng lớn, nó đã giúp tôi trả được hết nợ nần", anh kể lại.
Hết năm 2015, anh Tiến dừng lại việc trồng trọt ở Thanh Hóa, một lần nữa khăn gói vào TPHCM. 8X Thanh Hóa xin vào làm ở một công ty xuất nhập khẩu nông sản. Đồng thời, anh tiếp tục nghiên cứu thêm về mô hình nông nghiệp chất lượng cao với mơ ước, một ngày nào đó sẽ đứng lên, khởi nghiệp, làm lại từ đầu.
"Thời điểm đó, tôi vẫn muốn khởi nghiệp nông nghiệp nhưng ở một cách thức khác là mình không xuất khẩu thô mà chuyển sang chế biến tinh để nâng cao giá trị sản phẩm. Vào năm 2018, tôi đứng ra thành lập công ty chuyên sản xuất các loại bột rau, mì rau, ống hút thân thiện với môi trường và đã thu được thành quả lớn", anh chia sẻ.
Năm 2018, anh Tiến thành lập công ty với số vốn góp là 20 tỷ đồng để mở trang trại trồng rau và nhà máy sản xuất. Trong đó, trang trại được anh đặt ở miền Tây, còn 2 nhà máy có trụ sở ở TPHCM.
Lần khởi nghiệp thứ hai, chàng trai Thanh Hóa bắt đầu vẽ lại thị trường, thay vì chỉ mang đi xuất khẩu, anh còn phát triển sản phẩm ở thị trường nội địa. Theo tiết lộ, doanh thu năm 2018, anh đạt 3 tỷ đồng, 2019 là 5 tỷ đồng, năm 2020 là 20 tỷ đồng.
"Thời điểm tôi trồng chùm ngây ở Thanh Hóa, có vài lần, tôi cũng từng xay bột ra bán nhưng mọi người đều chê là bột không mịn như bột Nhật. Tôi tìm hiểu mới biết, công nghệ nghiền bột là khác nhau, muốn bột mịn phải dùng máy móc chuyên biệt thì khi pha uống không bị cặn", anh chia sẻ.
Anh Tiến cho rằng, cơ duyên khiến anh khởi nghiệp ở lĩnh vực này là bởi thời điểm đó, mọi người có trào lưu sử dụng bột rau. Tuy nhiên, sản phẩm đa phần đều là hàng nhập khẩu, các đơn vị trong nước thì chưa làm nhiều. Vì vậy, anh nhanh chóng chớp lấy thời cơ để khởi nghiệp.
"Lâu nhất vẫn là thời gian nghiên cứu để cho ra sản phẩm chất lượng, để làm sao, bột rau mình làm ra không thua kém nước ngoài, trong khi, giá thành lại mềm hơn. Thế nên, dù công ty đã đi vào vận hành ổn định nhưng năm nào, tôi cũng dành ra một khoảng thời gian để nghiên cứu, phát triển sản phẩm", anh nói.
Tuy nhiên, anh Tiến cũng thừa nhận, dịch Covid-19 bùng phát khiến việc kinh doanh của anh trở nên khó khăn hơn khi nhà máy dừng hoạt động, đơn hàng bị chậm lại nhưng giấc mơ phát triển nông sản Việt của anh thì vẫn còn mãi.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hành trình chinh phục vị trí dẫn đầu xu thế tuyển dụng của Job3s.vn
- ·“Nóng” chiếc ghế Thủ tướng Anh
- ·Cần có chính sách chọn nhà đầu tư chiến lược cho đặc khu kinh tế
- ·“Cuộc chiến” với tình trạng bán hàng không xuất hóa đơn
- ·Đưa hàng Việt Nam chất lượng đến với người tiêu dùng
- ·Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng gặp mặt cán bộ hưu trí ngành Tài chính tại TP. Hồ Chí Minh
- ·Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần Trung Quốc
- ·Bộ Công Thương tổ chức khảo sát thông tin phục vụ xây dựng Đề án phát triển công nghiệp sinh học
- ·Tích tụ tập trung ruộng đất
- ·Tel Aviv sẵn sàng hợp tác với các địa phương của Việt Nam
- ·Lan tỏa niềm tự hào hàng Việt
- ·BV Đa khoa Hà Nội ra mắt hệ thống Trung tâm kỹ thuật cao
- ·Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam
- ·Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thị sát bán đảo Sơn Trà
- ·TP.HCM kêu gọi 28 dự án đầu tư phát triển tăng trưởng xanh
- ·“Làm hài lòng bệnh nhân” đi vào thực chất
- ·Hồng Kông rối ren vì biểu tình
- ·Văn bản dưới luật chậm ban hành: Làm sao để khắc phục?
- ·Tiêu chuẩn về nhựa
- ·Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam