【đội hình f.c. porto gặp gil vicente】Dự án BOT dựa trên quyền lợi người dân: Tôi không thấy như thế!
Là người đăng đàn trả lời chất vấn đầu tiên trong các thành viên Chính phủ,ựánBOTdựatrênquyềnlợingườidânTôikhôngthấynhưthếđội hình f.c. porto gặp gil vicente Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã giải đáp nhiều nội dung chất vấn của các ĐBQH. Với cách “hỏi nhanh - đáp gọn”, chỉ trong vòng 1 buổi sáng, rất nhiều nội dung còn hạn chế, bất cập liên quan đến công tác quản lý của ngành GTVT được các ĐBQH chất vấn người đứng đầu ngành.
Liệu có việc lợi dụng chủ trương để trục lợi?
ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Trị) chất vấn người đứng đầu Bộ GTVT về chênh lệch thu phí dự án BOT, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết giai đoạn vừa qua đã tổ chức đấu thầu dự án BOT và ký hợp đồng. Trong dự án BOT có dự phòng (về giá, về khối lượng, dự kiến công tác mặt bằng và các phát sinh chi phí), nên thường có giá trị lớn. Căn cứ quy định pháp luật, Bộ ký hợp đồng với nhà đầu tư theo dự án được duyệt. Bộ đã chủ động kiến nghị Kiểm toán Nhà nước (KTNN) kiểm toán trước khi Bộ GTVT quyết toán, trong đó 56 trạm, KTNN đã kiểm toán 50 dự án, còn 6 dự án đang triển khai.
“Theo hợp đồng, để đảm bảo quyền lợi của dân, giá trị sau quyết toán là căn cứ để Bộ điều chỉnh thời gian thu phí và các chính sách liên quan đến phí. KTNN phát hiện chênh lệch là điều đương nhiên. Chúng tôi so sánh số liệu quyết toán của Bộ có nhiều dự án còn thấp hơn số liệu của KTNN. Sự triển khai của KTNN là rất đúng, nhưng Bộ đã làm đúng và đảm bảo quyền lợi của người dân”, người đứng đầu ngành GTVT khẳng định.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: “Quan điểm của chúng tôi là đảm bảo quyền lợi của người dân, khi giá tăng cao, Bộ đã rà soát và giảm toàn bộ 56 dự án BOT, có dự án giảm 2-3 lần, một số trạm chỉ còn 15.000 đồng/lần. Chúng tôi đứng trên quan điểm của người dân, căn cứ tính phí, lưu lượng xe qua và khả năng giảm vốn để điều chỉnh”.
ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng, bất cập hiện nay về BOT là do thể chế và thực hiện có rất nhiều sai phạm dẫn đến bất cập, tranh chấp, chưa giải quyết được 3 lợi ích căn bản của nhà đầu tư, người dân và Nhà nước, “còn ăn đong trong lĩnh vực này”. ĐB đề nghị Bộ trưởng Bộ GTVT có biện pháp căn cơ nào để giải quyết tình trạng này và liệu có việc lợi dụng chủ trương để trục lợi hay không?
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, những kết luận có sai phạm trong thực hiện các dự án BOT, đã có nhiều đoàn thanh kiểm tra chỉ ra, Bộ đang tiếp thu và khắc phục một cách triệt để. Về việc có lợi dụng chủ trương hay không, Bộ trưởng cho biết, sẽ xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng chủ trương ảnh hưởng đến người dân. “Riêng Bộ sẽ làm nghiêm túc với cái tâm phục vụ Đảng, Nhà nước, nếu kiểm tra có sai phạm tôi sẽ xử lý cán bộ thuộc quyền một cách nghiêm túc nhất”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể hứa.
Tại sao dân không đi cũng phải trả tiền?
ĐB Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) mặc dù không chất vấn trước đó, nhưng sau khi nghe Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời đã bấm nút tranh luận, trao đổi với Bộ trưởng Bộ GTVT. Theo ĐB: “Các dự án BOT dựa trên quyền lợi của người dân, tôi không thấy như thế. Bức xúc hiện nay ở 17 dự án đặt trạm sai vị trí, có 3 dự án dân không đi cũng phải trả tiền, 6 dự án làm trên đường cao tốc và đường chính, không đi cao tốc cũng phải trả tiền... Giải pháp của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể là: Dân chịu thì thu; dân không chịu thì dừng, giảm giá; sau đó tiếp tục; xong rồi lại dừng; dân không chịu thì lại dừng; dân chịu thì thu... Xin hỏi Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: như thế đã vì dân chưa, tại sao dân không đi cũng phải trả tiền?”.
ĐB Hoàng Quang Hàm: Các dự án BOT dựa trên quyền lợi của người dân, tôi không thấy như thế! |
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, các dự án đảm bảo đều có sự tham gia của các địa phương, bộ, ngành, các trạm đặt là hợp lý, nếu muốn di dời phải xin ý kiến Chính phủ và các bộ, ngành. “Với một số tuyến tránh, mong muốn của người dân là mở thêm những đường có tuyến tránh đi qua, chúng ta nghiên cứu dự án để khả thi, nâng cấp hạ tầng để vị trí dự án đi qua hợp lý. Chúng tôi thực hiện theo trình tự thủ tục, có sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương, nhưng để xử lý thì ngân sách nhà nước rất khó khăn, với các dự án nhỏ cũng đã khó cân đối. Chúng tôi đã báo cáo ĐBQH, Quốc hội thảo luận, biểu quyết cân đối được nguồn vốn thì chúng tôi sẵn sàng mua lại các dự án này, chúng tôi mong ĐBQH và người dân thông cảm. Chúng tôi cố gắng để người dân sống trong vòng 10km từ trạm sẽ được giảm phí”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.
Không đồng tình với giải thích của Bộ trưởng, ĐB Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) tranh luận: “Có phải do có khả năng nhà đầu tư BOT kiện lại Bộ GTVT nên Bộ GTVT mới có tư duy vá “ổ gà” để xử lý những trạm BOT đặt sai vị trí không? Tôi rất đồng tình với quan điểm của ĐB Hoàng Quang Hàm. Bộ trưởng nói rằng, tiếp tục giảm giá, giảm cước và kéo dài thời gian thu phí. Tôi nghĩ, đây là tư duy không thể thể chấp nhận được, đề nghị Bộ trưởng giải thích thêm”.
Theo ĐB Mai Sỹ Diễn (Thanh Hóa): "Với cách nói như thế này thì giống như ban phát xin cho. Chúng ta cần thực hiện nguyên tắc cung – cầu theo cơ chế thị trường, quyền lợi của người dân, nhà đầu tư phải bình đẳng như nhau, chứ không thể vì nhà đầu tư, áp lực của người dân thì giảm giá. Đơn giá mới đầu 10 đồng, sau giảm 8 đồng, 5 đồng, như thế thì không được".
“Khởi công năm 2014, hoàn thành 2015 và năm 2016 hư toàn tuyến”
ĐB Lý Tiết Hạnh (Bình Định) chất vấn người đứng đầu ngành GTVT liên quan đoạn đường quốc lộ 1 qua Bình Định xuống cấp trầm trọng. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, sau khi hoàn thành quốc lộ 1 đoạn qua Bình Định, thời tiết khắc nghiệt, mùa hè kéo dài nắng nóng, bão lũ nhiều và lớn. Đặc biệt những năm 2016 - 2017, tình hình sau bão, có lúc nước tràn qua đường, hoạt động của tuyến đường với lưu lượng giao thông lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng. Công tác kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng chưa tốt nên quốc lộ 1 qua Bình Định đã hư hỏng nặng.
“Chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan tập trung duy tu sửa chữa, nhưng kinh phí duy tu sửa chữa mới chỉ đáp ứng 30% trên phạm vi cả nước. Hiện nay sửa chữa gặp nhiều khó khăn nên đoạn qua đây chưa đáp ứng yêu cầu”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói. Song, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, muốn có tiền để sửa chữa triệt để, cần phải được Quốc hội quyết định về vốn, nên “Bộ không thể trả lời đến thời gian nào”.
Trước phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, ĐB Lý Tiết Hạnh bấm nút tranh luận lại. Theo ĐB: “Đồng ý với Bộ trưởng đường hỏng có tác động của thời tiết và môi trường. Tuy nhiên, đường quốc lộ là đường vĩnh cửu, nhưng tuyến đường qua Bình Định, khởi công năm 2014 hoàn thành năm 2015 và năm 2016 hư toàn tuyến. Vậy xin hỏi Bộ trưởng, cùng một thời điểm Quảng Ngãi và Phú Yên đầu tư đường tốt, xe tải trọng chạy suốt tuyến Bắc Nam, không riêng gì xe tải trọng nặng chạy qua Bình Định. Bộ trưởng nói là chờ vốn thì người dân Bình Định phải chờ đến bao giờ nữa?”.
Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã công nhận với ĐB và người dân về thực tế đó. Bộ trưởng giải thích thêm: Mỗi dự án đều có ban quản lý theo dõi và nhà thầu triển khai, ngoài các yếu tố thời tiết, công nhận có một số hạng mục nhà thầu triển khai còn có vấn đề. Bộ đã kiểm tra và đã có kết luận, trách nhiệm thuộc các nhà thầu và các cơ quan liên quan, Bộ đã yêu cầu khắc phục, nhưng với những vấn đề liên quan khác thì “chúng tôi hứa sẽ cố gắng trong khả năng của mình”.
Về việc thiếu vốn để khắc phục nâng cấp đoạn đường này, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết, sẽ sử dụng vốn Quỹ bảo trì đường bộ, còn giải pháp căn cơ thì phải do Quốc hội biểu quyết thông qua, vì nếu cần một vài nghìn tỷ đồng, theo quy định cần phải được Quốc hội quyết định.
Minh Anh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Việt Nam phấn đấu đến năm 2025 nằm trong nhóm 20 nước dẫn đầu thế giới về chuyển đổi sang IPv6
- ·Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 650 tỷ USD
- ·Xuất khẩu thủy sản rớt khỏi “câu lạc bộ chục tỷ đô”
- ·Châu Âu ra quy định mới về một số tính năng an toàn đối với ô tô
- ·Triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá
- ·OPEC dự báo nhu cầu dầu mỏ tiếp tục tăng trong năm nay
- ·Xuất khẩu da giày sang Anh tăng trưởng ấn tượng
- ·TPHCM hỗ trợ pháp lý thu hút nhà đầu tư chiến lược
- ·Tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại
- ·WB dự báo kinh tế Venezuela tiếp tục suy giảm mạnh
- ·Những điểm sáng về kinh tế tháng Tám và 8 tháng đầu năm
- ·Nga dự chi 391 tỷ USD cho các dự án phát triển chiến lược
- ·Italy tuyên bố sẵn sàng phá vỡ quy tắc tài chính của EU
- ·Trao giải cuộc thi “Sáng tạo logo và slogan về sản xuất và tiêu dùng bền vững”
- ·Cảnh báo số ca bệnh sởi, ho gà, tay chân miệng gia tăng
- ·Chính sách nới lỏng tiền tệ phải sang 2024 mới phát huy hết tác dụng
- ·FAO: Chỉ số giá lương thực tăng theo giá sản phẩm sữa
- ·Khoảng 8 triệu tấn nhựa thải ra đại dương trên toàn cầu mỗi năm
- ·Xuất khẩu cá tra tháng 5 tăng kỷ lục
- ·TPHCM: Đảm bảo ổn định thị trường gạo trong bối cảnh giá xuất khẩu liên tục tăng