会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận định fullham】Lĩnh vực dệt may tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm cao!

【nhận định fullham】Lĩnh vực dệt may tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm cao

时间:2024-12-23 15:43:14 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:499次

linh vuc det may tiem an nguy co o nhiem cao

Ngoài mặt tích cực là đáp ứng các quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi theo TPP,ĩnhvựcdệtmaytiềmẩnnguycơônhiễnhận định fullham những dự án này đang dấy lên những lo ngại về vấn đề môi trường. Phóng viên Báo Hải quan phỏng vấn ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN Đầu tư nước ngoài.

Ông có cho rằng ô nhiễm môi trường là vấn đề cần quan tâm khi thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực dệt may?

Vấn đề môi trường tất cả các ngành sản xuất kinh doanh đều phải quan tâm, song riêng lĩnh vực dệt may thì khả năng ô nhiễm tương đối cao. Nếu xử lý môi trường không tốt, các dự án này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sự phát triển bền vững của Việt Nam trong tương lai. Đó là lý do các nước tiên tiến rất ngại đầu tư vào dệt may, họ chỉ đầu tư vào các phân khúc rất cao. Nếu không dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề môi trường ở những dự án dệt may, chúng ta sẽ phải trả giá rất nặng nề. Trung Quốc, Ấn Độ đã từng trải qua điều này. Việt Nam cũng cần tránh “vết xe đổ” này. Nếu chúng ta chỉ tập trung phát triển ồ ạt về số lượng dự án dệt may, không quan tâm đến môi trường, để các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu thì nguy cơ gây ô nhiễm là rất cao.

Riêng về vấn đề công nghệ trong ngành dệt may, sợi nhuộm, nhiều DN nghĩ rằng mua công nghệ của Trung Quốc sẽ rẻ hơn, thu hồi vốn nhanh hơn là mua các công nghệ tiên tiến từ Đức, Mỹ… Nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mua công nghệ rẻ hơn chưa chắc đã lợi hơn khi mua công nghệ cao nếu xét về độ bền, tiêu hao nhiên liệu, hiệu suất sử dụng… Mua công nghệ giá đắt lợi hơn mua giá rẻ. Chúng ta cần chấp nhận nắm bắt xu thế mới, công nghệ mới của tương lai hơn là chạy theo những công nghệ người ta dần dần loại bỏ như công nghệ cũ, lạc hậu, chưa kể sản phẩm làm ra từ các công nghệ đó chưa chắc tốt. Điều này cũng phù hợp với xu thế thu hút đầu tư nước ngoài thời gian tới là ưu tiên công nghệ cao, có sức lan tỏa, không thu hút vốn FDI ồ ạt, dự án đầu tư vào ngành sử dụng nhiều lao động giá rẻ. Dệt may cũng nên đi theo hướng đó.

Có một cách không quá khó để chúng ta có thể khắc phục những rủi ro về mặt môi trường trong các dự án dệt may. Đó là nên quy hoạch tập trung ngành dệt may vào các KCN tập trung từ dệt, xe sợi, nhuộm hấp, may mặc. Lợi thế của các KCN tập trung này là các DN trong KCN có thể cung ứng sản phẩm cho nhau nhanh hơn, thuận lợi hơn. Ngoài ra, việc xử lý môi trường cũng dễ kiểm soát hơn bằng cách xây dựng khu xử lý chất thải tập trung. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy xử lý chất thải tập trung sẽ đảm bảo cho việc kiểm soát vấn đề ô nhiễm.

Nhưng dường như cái khó của việc làm KCN tập trung là làm thế nào thuyết phục các nhà đầu tư vào những KCN dệt may tập trung này, thưa ông?

Nếu tạo ra được quy hoạch hợp lý, với hạ tầng sẵn có thì nhà đầu tư sẽ rất muốn vào các KCN tập trung này vì họ được tạo điều kiện về giao thông, nhiên liệu, nhân lực. Đó là bài toán của Nhà nước. Tôi đã từng về KCN Bảo Minh (Nam Định), thấy rằng tại đây làm dệt may thành công khi liên kết giữa các nhà đầu tư Trung Quốc, Hồng Kông và Tổng công ty Dệt may Việt Nam, có quá trình sản xuất khép kín, làm từ bông dệt thành sợi, có nhà máy nhuộm, từ đó dệt và đến cuối cùng là nhà máy may, may những sản phẩm có thương hiệu quốc tế để XK. Nam Định làm được các KCN tập trung vì có truyền thống dệt may và có kinh nghiệm quản lý ngành dệt may. Các tỉnh có thể làm được như thế.

Đã có những địa phương như Đà Nẵng từ chối các dự án dệt may của nhà đầu tư Hồng Kông (Trung Quốc), nhiều địa phương khác như Ninh Bình xếp dệt may vào diện không ưu tiên thu hút đầu tư. Ông đánh giá gì về điều này?

Nhìn chung, các nhà đầu tư Trung Quốc không mẫu mực về lao động, công nghệ, môi trường. Họ sử dụng công nghệ thấp, chưa nói là lạc hậu. Vốn đầu tư cũng không lớn. Bình quân mỗi dự án của nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư ở Việt Nam chỉ bằng ¼ so với nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc. Hiện nay, các DN Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư vào dệt may ở Việt Nam, chúng ta cũng hoan nghênh thôi nhưng một số địa phương thấy khó quản lý nên hạn chế. Tôi được biết có tỉnh, cứ nhà đầu tư Trung Quốc đến là địa phương lắc đầu.

Trước việc dồn dập thành lập các KCN dệt may, vừa qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư có công văn gửi đến tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị lưu ý vấn đề ô nhiễm môi trường. Ông có bình luận gì về động thái này?

Đó là sự chủ động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, họ đã nhìn nhận được rằng các dự án dệt may luôn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm. Đây là điều các chuyên gia cũng nói nhiều. Bây giờ chúng ta mới hành động để cảnh báo về nguy cơ ô nhiễm là hơi muộn nhưng vẫn tốt hơn là không có động thái gì. Hiện nay, chúng ta coi trọng khâu hậu kiểm trong quản lý các dự án đầu tư nước ngoài. Những tiêu chuẩn về môi trường chúng ta có đầy đủ, chi tiết. Nếu DN nào sau khi đi vào hoạt động không đáp ứng được thì phải bị xử phạt, thậm chí thu hồi giấy phép đầu tư.

Các địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát dự án FDI. Bởi cơ chế phân cấp đã trao quyền cho địa phương từ khâu cấp phép đến quản lý sau cấp phép. Đi đôi với quyền là trách nhiệm. Địa phương phải có trách nhiệm quản lý vấn đề môi trường. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ có thể ra công văn thôi, nhưng tôi thấy cần thiết phải có chỉ đạo cao hơn từ phía Chính phủ để có biện pháp cụ thể bảo vệ môi trường, nhất là giai đoạn “bùng nổ” về thu hút FDI. Việt Nam đang trên đà trở thành trung tâm chế biến chế tạo mới của thế giới, song các vấn đề về ô nhiễm không khí, nguồn nước… có thể ảnh hưởng lâu dài đến thế hệ tương lai. Bài toán phát triển kinh tế luôn đi với sự trả giá về môi trường, cho nên phải hạn chế thấp nhất các tác hại đến môi trường.

Xin cảm ơn ông!

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Tình một đêm và cái giá quá đắt
  • Ông Dương Văn Tâm làm đại diện Hải quan Việt Nam tại WCO
  • Quản lý thuế theo phương pháp rủi ro: Vừa làm vừa hoàn thiện
  • Những món ăn có thể mang theo khi đi du xuân
  • Từ bưng biền thành vùng đất trù phú
  • 9 đặc sản Thái kỳ lạ mà ngon
  • Đi du lịch Singapore, muốn có ảnh đẹp thì phải đến những nơi này
  • Nhận định bóng đá Pháp vs Đức, 3h ngày 24/3
推荐内容
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc Tết Quý Mão 2023
  • Việt Nam là một trong những điểm đến ưa thích nhất của người Nga
  • Tổng cục Thuế tổ chức tập huấn chính sách thuế mới
  • Thương con mắm thính Hội An
  • Sổ đỏ vẫn còn, vội “làm ma” chiếm tiền?
  • Tổng cục Hải quan