【lịch thi đấu bđn】Cậu học trò nghèo nhiều nghị lực
Đầu năm học, tôi mới nhận chủ nhiệm lớp 6A4, Trường THCS U Minh (huyện Trần Văn Thời) nên cũng chưa hiểu hết được hoàn cảnh của từng học sinh. Một tuần học trôi qua, tôi tìm hiểu, dần dần mới biết được trong lớp nhiều em có hoàn cảnh hết sức khó khăn, trong đó em Nguyễn Hoàng Ðương là trường hợp đặc biệt.
Đầu năm học, tôi mới nhận chủ nhiệm lớp 6A4, Trường THCS U Minh (huyện Trần Văn Thời) nên cũng chưa hiểu hết được hoàn cảnh của từng học sinh. Một tuần học trôi qua, tôi tìm hiểu, dần dần mới biết được trong lớp nhiều em có hoàn cảnh hết sức khó khăn, trong đó em Nguyễn Hoàng Ðương là trường hợp đặc biệt.
Nếu ai đó 1 lần đến thăm nhà em sẽ thật xúc động trước cảnh tượng hết sức bi thương. Một căn nhà trống trước hụt sau, ẩm thấp, dột nát, nơi có những con người cũng hết sức đáng thương. Bản thân em Ðương vốn mắc phải căn bệnh động kinh từ nhỏ và cả chứng bệnh suyễn, mỗi khi lên cơn khiến em hết sức vật vã. Không có tiền chữa trị nên cứ phó mặc cho trời hoặc chỉ biết nhờ hàng xóm chở đi cắt gió, mua vài liều thuốc uống. Mẹ thương em quá, cố gắng đi làm để có tiền chạy chữa cho em, có ngờ đâu vì làm việc ở nơi hoá chất độc hại nên không bao lâu thì bị bệnh teo cơ và bại liệt luôn đôi chân, nằm 1 chỗ mấy năm nay. Cứ ngỡ mọi việc dừng ở đó, ai ngờ bà ngoại em cùng thời điểm đó cũng mắc phải chứng bệnh viêm xương khớp, khiến việc đi lại vô cùng khó khăn. Vậy là gánh nặng tiền bạc đổ hết lên vai của cha em. Không ruộng đất, cha em phải đi làm thuê cho tàu cá, nhiều khi đi mấy tháng về cũng không có tiền vì biển động, thu nhập quá bấp bênh.
Em Nguyễn Hoàng Đương hay ngồi trò chuyện với mẹ. |
Trong thời gian cha em đi làm, tất cả công việc nhà, kể cả việc chăm sóc mẹ em cũng phả gánh vác. Có lần em dí dỏm khoe với tôi: “Em có tài nấu cháo, chỉ cần 1 nắm gạo là có 1 nồi cháo ăn kèm với muối kho là hết ý, món này em thực hiện thường xuyên”. Nói xong, mắt em nhìn đi một nơi như đang mơ điều gì đó. Tôi hiểu tâm trạng của em nên tôi không hỏi gì thêm. Tôi chỉ xoa đầu và nói: “Mình là con trai mà”.
Nghĩ đến hoàn cảnh em, tôi cảm thấy chạnh lòng. Tôi hay đến thăm gia đình em, mẹ của em tâm sự với tôi: “Thằng Ðương nói: “Mẹ ơi con không muốn nghỉ học đâu, con muốn học để làm bác sĩ chữa bệnh cho mẹ với ngoại”, lúc đó mắt tôi cay lắm và chỉ biết vỗ nhẹ vào bàn tay của nó thôi”.
Với làn da nhợt nhạt vì bệnh tật, 1 buổi đi học, 1 buổi phụ giúp việc nhà (chăm sóc mẹ và bà), cứ tưởng bao gánh nặng đè lên cuộc đời có thể làm em gục ngã. Nhưng không! Em vẫn đến trường, vẫn say mê học tập. Ðối với em, được đến trường là một khát khao lớn nhất. Nếu ở trên lớp chưa hiểu bài, em tranh thủ hỏi các bạn cùng lớp, tranh thủ thời gian ra chơi em học bài để về nhà có nhiều thời gian chăm sóc bà và mẹ nhiều hơn.
Biết được hoàn cảnh khó khăn của em, thầy cô, bạn bè và nhà trường luôn tạo điều kiện giúp đỡ để em được tham gia học tập tốt hơn. Trong lớp tôi vận động học sinh khi thì tặng em quyển vở, khi thì cây viết. Tôi luôn động viên em cố vượt qua số phận và hoàn cảnh của mình. Tôi cũng kịp thời tham mưu cho ban giám hiệu cũng như trực tiếp vận động tất cả giáo viên, các đoàn thể, học sinh và các nhà hảo tâm đã ủng hộ cho em gần 5 triệu đồng để em giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống.
Trước khi tôi viết bài về em thì tai hoạ lại đến với em, cơn bệnh quái ác lại ập đến khiến đôi chân bé nhỏ của em không thể đứng lên mà phải nằm trên giường bệnh gần nửa tháng ở Bệnh viện tỉnh Cà Mau (lần này nhờ có sổ nghèo em mới được đưa đi viện). Cứ ngỡ em không bao giờ vượt qua nổi. Hôm nay em đã xuất viện trở về căn nhà mà nơi đó mẹ em đang mong ngóng trong nỗi khắc khoải lo âu. Tôi vào thăm em, em gầy và xanh đi nhiều quá. Khi gặp tôi em hỏi liền: “Mấy bạn có viết bài giùm em không cô?”. Tôi hỏi lại em: “Khi nào em đi học lại được?”. Giọng em dồn dập: “Em muốn đi học lại ngay, em nhớ lớp và thầy cô quá, ở bệnh viện buồn lắm cô ạ!”.
Mặt trời đứng bóng, ánh nắng đã chiếu vào căn nhà của em, không một vật gì cản lại rọi thẳng xuống nền nhà như đang xua đi bao ưu phiền, vất vả. Tôi ra về để kịp giờ giúp đỡ nhóm học sinh yếu kém tại nhà như kế hoạch. Lòng miên man suy nghĩ, con đường em đi còn nhiều khó khăn phía trước, nhưng tôi vẫn luôn tin tưởng rằng, với nghị lực vượt khó của mình và quyết tâm theo đuổi ước mơ, chắc chắn em sẽ đạt được điều mình mong muốn trong tương lai./.
Mai Thị Ngọc Thảo, Trường THCS U Minh, huyện Trần Văn Thời
(Bài đoạt giải Khuyến khích cuộc thi viết “Thầy và trò cùng vượt khó”)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Hàng loạt trường ĐH cho sinh viên nghỉ học vì virus corona
- ·Trải nghiệm Festival Huế 2016 với điện thoại thông minh
- ·Cà kheo Bỉ khuấy động đường phố Huế
- ·Hải quan Quảng Ninh với hoạt động “Tết vì người nghèo”
- ·Giám đốc quỹ tín dụng ‘ôm’ 50 tỷ bỏ trốn: Ngân hàng Nhà nước nói gì
- ·Gấp rút chuẩn bị cho Festival Huế
- ·Huyền bí âm nhạc Ma rốc
- ·Nhận định bóng đá Barca vs Osasuna, 2h ngày 12/1
- ·Gian lận điểm thi ở Hà Giang: Bắt giữ người 'tiếp tay' cho ông Lương sửa điểm thí sinh
- ·Festival Huế 2018 quy tụ 20 đoàn nghệ thuật quốc tế
- ·Thông tin mới nhất vụ bệnh nhân tử vong sau mổ gãy tay ở BV Đa khoa Hà Đông
- ·Festival Huế 2018 dưới góc nhìn của nghệ sĩ quốc tế
- ·Xã hội hóa Festival Huế: Hợp tác cùng có lợi
- ·Thanh tra, kiểm tra thuế: Tăng thu cho ngân sách 27.540 tỷ đồng
- ·Vi phạm gần 30 lỗi PCCC, chung cư Discovery Complex bị đề nghị cắt điện, nước
- ·Kết quả bóng đá Roma 1
- ·Hoàng Đức chia tay tuyển Việt Nam, lỡ hẹn Asian Cup 2024
- ·Bàn là hơi không dùng điện được hưởng thuế NK 0%
- ·8.999 vụ tai nạn giao thông, hơn 4.000 người chết trong 6 tháng
- ·Arsenal thua bẽ bàng West Ham: Thất vọng Pháo thủ