【kqbd lyon】Khi bạn trẻ quyết tâm khởi nghiệp
Bắt đầu từ đam mê
Tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh,ạntrẻquyếttacircmkhởinghiệkqbd lyon sau 3 năm “làm thuê để có kinh nghiệm”, chị Yến trở về Bình Phước nối nghiệp kinh doanh của gia đình. Tuy nhiên, do thiếu vốn và kinh nghiệm quản lý công ty nên năm 2011 doanh thu của gia đình chỉ đủ ăn và không thể trang trải hết những nhu cầu của cuộc sống. Vợ chồng chị Yến phải lấy công làm lời, tự mình bán hàng (thiết bị lọc nước và năng lượng mặt trời), giao hàng, lắp đặt cho khách, tìm hiểu nhu cầu thị trường.
Mùa hè năm 2014, khi cái nóng như thiêu, như đốt ở Đồng Xoài khiến nhiều người đổ xô đi tìm giải pháp chống nóng thì chị Yến thấy được tiềm năng của sản phẩm máy làm mát. Càng tìm hiểu, chị càng thấy sản phẩm có nhiều tiện ích, đáp ứng yêu cầu khách hàng. Tuy nhiên, do sản phẩm mới nên khi giới thiệu... chẳng ai tin. “Tôi quyết định bỏ ra 100 triệu đồng để mua máy về cho các nhà hàng, quán cà phê thuê, thậm chí đến tận nhà khách để giới thiệu, cho sử dụng miễn phí từ 1-3 ngày... Thời điểm đó số lượng khách tăng nhưng rất chậm, người thân phản đối nên có lúc tôi cảm thấy rất áp lực về hướng đi của mình” - chị Yến cho biết.
Không bỏ cuộc, chị tìm hiểu nguyên nhân thì phát hiện mình còn thiếu quá nhiều kỹ năng như không tự tin vào bản thân, làm việc không có kế hoạch, không biết quản lý tài chính, không biết kết nối và tạo động lực cho nhân viên, không biết xây dựng mối quan hệ với khách hàng, nhất là những người có sức ảnh hưởng... Chị Yến nói: Lúc đó, tôi không dám tiếp xúc với những người có thể giúp tôi thực hiện và phát triển chiến lược. Bên cạnh đó, tôi cũng không biết cách thể hiện khả năng để được nhà cung cấp tin tưởng, hỗ trợ. Tuy nhiên, tôi xác định đây là hướng đi đúng, phù hợp nên kiên trì theo đuổi và tìm mọi cách để vươn tới thành công.
Khi quyết tâm đi học để phát triển bản thân, chị Yến lại tiếp tục vấp phải sự phản đối của gia đình. “Những người xung quanh nghĩ rằng 4 năm đại học và 3 năm kinh nghiệm của bản thân cộng với với truyền thống kinh doanh của gia đình là quá đủ cho việc đi bán máy làm mát. Vì vậy, không có sự động viên từ gia đình nên có lúc tôi vừa phải làm vừa học và chăm sóc con nhỏ. Nhưng nhờ có niềm tin vào hướng đi và thấy được tiềm năng, nhu cầu của thị trường giúp tôi vững chí, tiếp tục nuôi dưỡng động lực để phấn đấu” - chị Yến nói.
Học để “đứng trên vai người khổng lồ”
Chị Yến cho rằng bản thân may mắn tìm được nhà cung cấp tốt. Tuy nhiên không phải nhà phân phối nào cũng được công ty hỗ trợ tối đa để phát triển đại lý. Cùng với việc dần phát triển và hoàn thiện bản thân, chị Yến đã tuân thủ đúng chính sách đối với đại lý, người tiêu dùng, không bán hàng phá giá, lấn tuyến, vùng và trung thành với thương hiệu Daikio, Nakami. Trở thành nhà phân phối tin cậy của công ty nên chị Yến được hỗ trợ vốn, chiến lược kinh doanh, phương tiện, nhân viên thị trường, chi phí thuê kho bãi, maketting toàn quốc... Nhờ đó doanh thu của Toàn Thành Phát tăng vượt bậc từ khoảng 500 triệu đồng năm 2015 lên 6 tỷ đồng năm 2016 và phát triển đại lý khắp các huyện, thị trên địa bàn tỉnh. Sự phát triển của Toàn Thành Phát hiện đã tạo việc làm ổn định cho 10 người, với mức thu nhập từ 5-7 triệu đồng/tháng/người, có tháng lên đến 8-9 triệu đồng.
Chị Yến cho rằng, việc “đứng trên vai người khổng lồ” không hoàn toàn thuận lợi, bởi phải đối diện với nhiều nguy cơ như giảm khả năng học hỏi, tư duy sáng tạo, lệ thuộc người khác và sợ cái mới. Vì vậy, chị luôn phải học hỏi từ bạn bè, những người xung quanh, phát triển kỹ năng đã có và rèn luyện tư duy theo hướng mở. Trong công việc hằng ngày, chị Yến chú trọng đầu tư cho nhân viên phát triển bản thân một cách năng động, sáng tạo; xây dựng mối quan hệ theo hướng hợp tác, không xem nặng hay phân biệt giữa chủ và người làm công; phát triển tình yêu thương với bản thân và cộng đồng. Mỗi tuần nhân viên Toàn Thành Phát chỉ gặp nhau vào đầu tuần, nhận nhiệm vụ và truyền động lực làm việc cho nhau bằng... những cái ôm và lời động viên.
Năm 2017, Toàn Thành Phát đặt ra mục tiêu mở rộng thị trường để phát triển 150 đại lý trên toàn tỉnh, doanh thu khoảng 25 tỷ đồng. Khởi động từ những ngày trước tết, hiện toàn bộ nhân viên của chị Yến đang ngày ngày gõ cửa các cửa hàng điện máy trên khắp nẻo đường trong tỉnh để tiếp thị. Để khách hàng biết đến nhiều hơn và có thể trải nghiệm sản phẩm, Toàn Thành Phát vẫn tiếp tục thuê quầy ở Siêu thị Co.op Mart Đồng Xoài để giới thiệu sản phẩm, thực hiện thử nghiệm cho khách tại nhà theo yêu cầu. Về lâu dài, chị Yến mong muốn xây dựng hệ thống đại lý toàn tỉnh ngày càng mở rộng và vững mạnh để làm nền tảng phát triển những sản phẩm kế thừa trong tương lai. Đồng thời trở thành cầu nối nhanh và chất lượng nhất giữa nhà cung cấp với đại lý. Tuy nhiên “để đạt được mục tiêu đó, tôi vẫn theo đuổi việc học tập để phát triển bản thân về kinh doanh nhằm trở thành một nữ doanh nhân thành đạt, đóng góp cho sự phát triển của tỉnh” - chị Yến nói.
P. Dung
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Khởi tố 7 nhân viên của nhà máy sản xuất ôtô VinFast tội trộm cắp tài sản
- ·Đừng uống nước, hít khói, coi chừng bị thôi miên
- ·6 huyện, thị xã thiếu nước sinh hoạt
- ·Chơn Thành: 481 đảng viên tham gia hội nông dân
- ·Phát triển thị trường tài chính toàn diện để xây dựng thành công các trung tâm tài chính
- ·Tặng 280 căn nhà cho người nghèo
- ·Thành phố Hồ Chí Minh có thêm một bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế
- ·Nghiên cứu đầu tư một số đoạn đường Hồ Chí Minh quy mô cao tốc
- ·VBI thông báo thanh lý tài sản xe ô tô
- ·Dân số Bình Phước đang đối diện với nhiều thách thức
- ·Thắng Thái Lan 3
- ·Cảnh báo người tiêu dùng về miếng dán độc hại của Trung Quốc
- ·Tin vắn 15
- ·Bù Gia Mập còn 8,27% hộ nghèo
- ·Apple bị phá sản kế hoạch bán iPhone tân trang ở Ấn Độ
- ·Đắk Ơ kỷ niệm 40 năm thành lập xã
- ·Chìm tàu cao tốc chở 6 khách du lịch Việt Nam tại Campuchia
- ·Trụ cổng trường bất ngờ gãy đổ đè chết một học sinh lớp 1
- ·Lễ trao giải cuộc thi “Tôi khoẻ đẹp hơn 2024” vinh danh 12 cá nhân xuất sắc
- ·Để không lo... thất nghiệp!