【kết quả istanbulspor】Châu Phi sẽ ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu thực phẩm đến năm 2029
Tuy nhiên,âuPhisẽngàycàngphụthuộcvàonhậpkhẩuthựcphẩmđếnnăkết quả istanbulspor Hiệp định khu vực thương mại tự do lục địa châu Phi ký năm 2019 (dự kiến thực thi tháng 1/2021) sẽ góp phần cải thiện trao đổi nội khối nhờ việc giảm mạnh thuế quan, đặc biệt là đối với giao thương hàng nông sản và thực phẩm có thể tăng từ 20 đến 35%. Lợi nhuận giữa các tiểu vùng sẽ đặc biệt lớn đối với các sản phẩm thịt, sữa và sản phẩm sữa, đường, đồ uống và thuốc lá, rau quả và hạt cũng như thóc và gạo chế biến.
Mặc dù vậy, vẫn tồn tại các rào cản cho sự lưu thông hàng hóa giữa các nước châu Phi về góc độ cơ sở hạ tầng, cửa khẩu hay các biện pháp phi thuế quan.
Năng suất tăng nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu trong nước
Sự chênh lệch về năng suất giữa khu vực châu Phi hạ Sahara và phần còn lại của thế giới là khá lớn, trung bình trên hai lần mặc dù sản lượng về ngũ cốc sẽ tăng 16% giai đoạn 2020-2029 tại lục địa này, tương đương với tốc độ tăng trưởng trong thập kỷ qua. Nếu so sánh với các nước có nền nông nghiệp hàng đầu thì khoảng cách này càng lớn. Chẳng hạn, trong khi năng suất ngô vào năm 2029 tại châu Phi hạ Sahara sẽ là 2,7 tấn/ha thì tại Mỹ sẽ đạt gần 12 tấn/ha, năng suất gạo trung bình tại Úc đạt 12,4 tấn/ha còn tại châu Phi là 1,6 tấn/ha. Ngoài ra, châu Phi còn bị tác động bởi các yếu tố như thiếu nước tưới, hạn hán và nạn châu chấu phá hoại mùa màng.
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi năm 2019
Theo số liệu của Thương vụ Việt Nam tại Algeria, châu Phi là một thị trường có nhu cầu tiêu thụ gạo cao, đặc biệt là khu vực Tây Phi do sản xuất lúa không đủ, nhất là những năm xảy ra tình trạng thiên tai, mất mùa, bất ổn chính trị hay dịch bệnh. Trung bình mỗi năm, lục địa này nhập khẩu từ 12 đến 13 triệu tấn gạo các loại. Năm 2019, Việt Nam đã xuất khẩu gạo sang 35 trên tổng số 55 quốc gia châu Phi với kim ngạch gần 630 triệu USD, trong đó các nước nhập khẩu nhiều nhất là Cote d'Ivoire, Ghana, Senegal, Mozambique, Cameroon, Gabon, Tanzania, Ai Cập... Các quốc gia cung cấp gạo chính cho khu vực này chủ yếu nằm ở châu Á như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam …
Chủng loại gạo xuất khẩu vào thị trường châu Phi rất đa dạng và người dân nơi đây có nhu cầu tiêu thụ gạo chất lượng cao ngày càng tăng. Các thị trường như Nigeria, Nam Phi nhập khẩu nhiều gạo đồ, Senegal tiêu thụ gạo tấm tỷ lệ cao, còn Bờ Biển Ngà (Cote d’Ivoire) và Ghana ưa chuộng gạo jasmine và gạo thơm. Một số tập đoàn nhập khẩu còn mong muốn mua gạo có bổ sung vi chất, vitamin trong quá trình chế biến.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, nạn châu chấu bùng phát tại Đông Phi, đại dịch Covid-19, tăng trưởng dân số cao và giá gạo quốc tế cạnh tranh là những nguyên nhân dẫn đến việc chính phủ, người dân châu Phi tăng cường tích trữ lương thực, thực phẩm trong đó có gạo. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, nhu cầu gạo của toàn châu Phi năm 2020 ước khoảng 15,7 triệu tấn.
(责任编辑:Thể thao)
- ·“Bẫy cát” trên cầu Kiện Khê
- ·Bộ Y tế: Không tổ chức buổi tiêm vaccine uốn ván
- ·Tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động
- ·Lộc Quang được công nhận xã nông thôn mới
- ·Tâm sự của cô gái từng là gái hư
- ·Sẵn sàng cho mùa chống cháy
- ·Thị xã Bình Long trao 87 triệu đồng hỗ trợ học sinh bị tai nạn giao thông
- ·Duyên phận với nghề dẫn chương trình
- ·Khi tình cũ ngỏ lời nối yêu thương
- ·Khi nào giảm đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu?
- ·Đồng bằng sông Cửu Long và nguyên tắc ‘không hối tiếc’
- ·Khó khăn trong chuyển đổi kinh tế tập thể
- ·Hàng trăm phần quà đến với học sinh Bù Gia Mập
- ·Nhiều công trình cấp nước tiền tỷ “đắp chiếu”
- ·Tân Hưng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
- ·Dịp nghỉ lễ 2
- ·Bình Phước: 2 người tử vong khi xuống giếng sửa máy bơm
- ·Điện lực Bình Phước: 12 thợ giỏi cấp Tổng công ty Điện lực miền Nam năm 2022
- ·Hướng dẫn thực hiện thông tin và truyền thông các chương trình mục tiêu quốc gia
- ·Bình Phước: Đơn vị Tim mạch can thiệp tiếp nhận hỗ trợ trang thiết bị y tế