【tỷ lệ kèo bóng đá c1】Vào Tây Nguyên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp căn dặn phải giữ rừng và lo cái ăn
LTS:Tròn 10 năm Đại tướng Võ Nguyên Giáp về với đất mẹ,àoTâyNguyênĐạitướngVõNguyênGiápcăndặnphảigiữrừngvàlocáiătỷ lệ kèo bóng đá c1 triệu triệu trái tim người Việt và bạn bè quốc tế vẫn không ngơi tưởng nhớ Người. Trên báo chí và mạng xã hội, những dòng cảm xúc nghẹn ngào, những ký ức sâu đậm về vị Tổng Tư lệnh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn tiếp nối, như dòng chảy vô tận. Báo VietNamNet trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết của nhà báo Uông Ngọc Dậu về kỷ niệm Đại tướng đến thăm trường Đại học Tây Nguyên. Cuộc gặp đã trôi qua hơn 40 năm nhưng những lời căn dặn của Đại tướng với các giảng viên, sinh viên của trường vẫn vẹn nguyên tính thời sự, có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. |
Trong lịch trình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp dành hẳn nửa ngày đến trường Đại học Tây Nguyên.
Trường hồi ấy có 4 khoa: Y khoa, Sư phạm, Nông nghiệp và Lâm nghiệp, gọi tắt là Y - Sư - Nông - Lâm. Hiệu trưởng là bác sỹ Y T’Lam Kbour. Ông là bác sỹ quân y, mang hàm đại tá.
Là người Ê đê, nhưng khi tham gia cách mạng, ông còn có tên Nguyễn Sỹ Lâm. Thời gian sau đó, ông được phong Giáo sư trong đợt phong học hàm đầu tiên.
Hôm đó, ngày 29 tháng 1 năm 1980.
Phòng họp hiệu bộ nhỏ gọn, khoảng hơn 30 cán bộ chủ chốt của trường chờ đón Đại tướng cùng phu nhân, bà Đặng Bích Hà. Cuộc gặp và nói chuyện diễn ra trong vòng hơn 2 tiếng đồng hồ.
Đại tướng am tường về Tây Nguyên, nhiều lĩnh vực, chứ không chỉ quốc phòng, an ninh. Ông nói: “Công tác xây dựng Tây Nguyên là sự nghiệp cực kỳ to lớn. Hiện tại có khoảng 1,5 triệu người, với nhiều dân tộc anh em, tới đây sẽ tăng thêm mấy triệu nữa. Tôi không phải nói về sự giàu có của Tây Nguyên. Có mấy điều căn dặn giáo viên và học sinh…”.
Những điều ông căn dặn, ngày ấy, có người nghĩ nó bình thường, thậm chí tầm thường…
Phải trồng rừng
Tại sao trồng rừng là vấn đề cấp bách, ngay từ bây giờ?
Ông lý giải, rất vắn. Vắn là chữ ông dùng. Tây Nguyên thuộc xứ nhiệt đới, địa hình có độ dốc lớn. Đường 14 là nóc nhà của Tổ quốc. Hầu hết các con sông ở Tây Nguyên đều chảy về phía tây. Nếu ta phá rừng, đất sẽ nhanh chóng thoái hóa, đất màu sẽ trôi tuột về sông Mekong. Mỗi năm, 1ha có thể bị rửa trôi từ 120 - 150m3 đất màu.
Ông cảnh báo: Nạn phá rừng là cực kỳ nguy hiểm. Chính nó gây nên sự xáo trộn quy luật mùa khô, mùa mưa ở Tây Nguyên. Mất rừng, sinh ra lũ. Chu kỳ mùa mưa ngắn hơn, mùa khô kéo dài, dẫn đến thiếu nước.
Trồng rừng như thế nào?
Đại tướng tâm đắc mô hình nông - lâm kết hợp, tạo nên thảm thực vật nhiều tầng nhiều lớp, cây dài ngày kết hợp cây ngắn ngày. Ông lưu ý giáo viên và sinh viên khoa Lâm nghiệp về tầm quan trọng của rừng Tây Nguyên, và chỉ thị thầy trò đi sâu nghiên cứu về đặc điểm rừng, về cây dược liệu dưới tán rừng.
Ông gợi ý thầy trò nên nhận một quãng đường để trồng rừng theo hướng nông - lâm kết hợp. Ông nhiều lần nhắc phải trồng rừng dọc con đường 14. Trồng bằng thứ cây thân cao có tán…
Sao lại là quốc lộ 14?
Có phải từ tầm nhìn của một nhà quân sự mà ông chú ý đặc biệt đến quốc lộ 14, con đường huyết mạch từ Bắc Tây Nguyên đến Nam Tây Nguyên, xuôi về miền Đông Nam bộ, được ví như “cái đòn nóc” mái nhà Tây Nguyên? Cũng có thể đấy là tầm nhìn của một nhà khoa học về cuộc sống xanh tương lai chăng?
Và cái ăn, bữa ăn
Thời đó “lụt Bắc lụt Nam, máu tràn biên giới”, thiên tai, địch họa đẩy đất nước vào thế họa vô đơn chí, vừa oằn lưng chống giặc, vừa lo chạy lũ, lại lo cái ăn khi đất nước lâm vào thiếu đói.
Tây Nguyên không đói nhưng bữa ăn còn kham khổ, đạm bạc. Cánh cán bộ, giáo viên Đại học Tây Nguyên hầu hết mới ra trường, sống độc thân, lương 64 đồng, dồn hầu hết cho chuyện ăn mà thiếu trước hụt sau, bữa ăn vẫn chưa ra bữa ăn.
Phải vì thế mà Đại tướng nói rất kỹ về cái ăn, cơ cấu bữa ăn của người Tây Nguyên?
Ông dẫn Lenin. “Lenin nói: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có lương thực”. Lần đầu tiên, qua Đại tướng tôi biết lãnh tụ Lenin nâng tầm nhìn về vai trò của cái ăn, cái mà ông cha ta từng đề cao: Dĩ thực vi tiên, dĩ thực vi thiên!
Bữa ăn là quan trọng. Giải quyết vấn đề ăn như thế nào?
Đại tướng nói: Phải ăn no. Ăn có dinh dưỡng hợp khoa học và điều kiện thiên nhiên.
Giờ mình còn thiếu đói. Thiếu chất bột và thiếu chất đạm.
Chất bột từ gạo và màu. Phải chế biến sâu, giảm dần chất bột. Phải tăng chất đạm từ nguồn thực vật và động vật.
Thực vật là lạc, đậu nành và các loại đậu. Thịt, thì chú trọng động vật ăn cỏ, vì chúng không tranh ăn với người. Sau này việc sản xuất ra thịt dễ hơn sản xuất chất bột. Chỉ cần giải quyết 3 vấn đề: giống - thức ăn và thú y.
Cây thu đủ
Rồi ông nói về hoa quả, thứ mà Tây Nguyên vô cùng phong phú. Thứ hoa quả như bơ, chuối cung cấp khoáng chất và vitamin. Ông nhắc phải đưa thu đủ vào rau. Ông giữ cách nói của người miền Trung: thu đủ, chứ không đu đủ.
Ông kể chuyện, trong chuyến đi Cuba, ông là khách quý nên bữa sáng có 1 ly sữa, một quả trứng và 1 quả chuối hoặc 1 miếng thu đủ. Ông nói, phải trồng nhiều thu đủ.
Hồi đó, cứ thắc mắc, sao ông nhắc nhiều đến cây thu đủ đến thế?
Sau này mới vỡ nhẽ. Suốt thời hoạt động cách mạng, Đại tướng gắn bó với không gian núi rừng Tây Bắc, Việt Bắc, nơi mà cây đu đủ được trồng quanh năm, trong vườn nhà, trên nương đồi.
Đu đủ không chỉ là thứ rau quả như mọi thứ rau quả nhiệt đới khác, mà nó là thứ rau xanh đặc biệt, với nhiều dược tính quý. Từ thân, quả, hoa, lá…đều được người dân sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, trong phòng và chữa nhiều thứ bệnh. Nó cũng là thứ rau chống đói khi giáp hạt, mùa màng thất bát.
Rồi ông nhắc: Trường Đại học Tây Nguyên phải đi đầu nghiên cứu bữa ăn của người Tây Nguyên. Trường phải có kế hoạch tăng gia. Phải từng bước cải tiến cơ cấu bữa ăn. Phải trồng thu đủ.
Cây “cổ thụ bánh mỳ”
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tỏ ra ngạc nhiên khi vào Tây Nguyên thấy những vườn mít quả rụng đầy gốc, chỉ để heo ăn. Ông nói: Có nơi người ta gọi cây mít là cây cổ thụ bánh mỳ. Hạt mít là thứ lương thực cao cấp.
Thời chiến tranh, ở chiến khu, cán bộ, bộ đội đã biết tận thu hạt mít làm lương thực dự trữ. Ông chỉ thị trường chọn một số cán bộ nghiên cứu về cây mít, đưa cây mít vào cơ cấu cây trồng. Trồng đại trà, theo mô hình nông - lâm kết hợp…
Cuối buổi nói chuyện, ông nhắc: Phải làm cho trường Đại học Tây Nguyên này giỏi về Tây Nguyên. Cán bộ, học sinh phải hiểu sâu sắc về Tây Nguyên. Mỗi học sinh tốt nghiệp, trong luận án phải trình bày đề tài khoa học về hai vấn đề: Cơ cấu bữa ăn ở Tây Nguyên và mô hình nông - lâm kết hợp.
Chỉ thị đấy nhé!
Và ông cười, cái cười sảng khoái…
Đi qua những năm tháng, mỗi người đều mang theo mình vô vàn ký ức. Ký ức đó có thể là tình yêu quê hương cháy bỏng, một mảng mơ hồ, mộng mị của tình yêu đôi lứa, hoặc khoảng lặng nhớ về một người, một thời gian khó... Tất cả ký ức vui buồn ấy sẽ sống lại qua tuyến bài Hồi ức thế hệ 5X - 8X. VietNamNet mời độc giả thế hệ từ 5X đến 8X gửi chia sẻ về ký ức của mình đến email: [email protected]. Những bài có nội dung hấp dẫn, cảm động sẽ được đăng tải trên VietNamNet. Trân trọng cảm ơn! |
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong tâm tưởng của người con gái đã khuất
Trong khu vườn yên tĩnh của buổi chiều cuối đông năm ấy, người con gái đầu lòng của Đại tướng đã kể cho tôi nghe những kỷ niệm của gia đình mình, nhất là về người cha rất mực kính yêu…(责任编辑:World Cup)
- ·Hai phụ nữ thương vong sau tiếng cãi vã trong căn nhà chốt cửa
- ·Dự báo thời tiết 12/11/2023: Không khí lạnh rất mạnh tràn về, miền Bắc mưa rét
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng liên tiếp, cuối tuần có mưa lạnh
- ·Ô tô tông loạn xạ rồi lao vào nhà dân bên đường, một người tử vong ở TP.HCM
- ·Chiêu ‘thổi giá’ kit test Việt Á gây thiệt hại 10 tỷ đồng ở Bệnh viện Thủ Đức
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 8/11
- ·Người dân Hội An tất bật đẩy bùn, dọn lũ đón khách
- ·Cấm người có nồng độ cồn lái xe, tài xế lo uống rượu sau 1 đêm vẫn 'dính phạt'
- ·Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
- ·Thủy điện dự báo chưa chính xác trong đợt mưa lũ gây ảnh hưởng nặng nề ở Nghệ An
- ·Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’
- ·Ô tô tông liên tiếp 5 phương tiện, một người chết, nhiều người bị thương
- ·Thông tin mới vụ nghệ sĩ xiếc Quốc Cơ
- ·TP.HCM: Ô tô bán tải mất lái tông sập trụ đèn, cày nát hàng loạt cây xanh
- ·Facebook bị 'trục trặc kỹ thuật' nhưng không tiết lộ nguyên nhân
- ·Dự báo thời tiết 27/10/2023: Miền Bắc ngày nắng, từ chiều tối mưa giông
- ·Loạt cổ thụ cửa ngõ TP.HCM bị đốn hạ để làm đường nối hơn 4.800 tỷ đồng
- ·Nạn 'xe dù, bến cóc' lại nở rộ, Công an Hà Nội xử lý gần 900 trường hợp vi phạm
- ·Truy bắt nhóm đối tượng nổ súng khiến 1 người bị bắn gục tại chỗ
- ·Clip ghi lại cảnh tài xế xe cấp cứu buồn ngủ, tông trúng ô tô CSGT trên cao tốc