【leipzig đấu với dortmund】Dấu ấn tái cơ cấu nông nghiệp
Nhiều chương trình,ấuấnticơcấunngnghiệleipzig đấu với dortmund đề án, cùng các mô hình sản xuất nổi bật phục vụ mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ở Hậu Giang đã và đang khẳng định dấu ấn riêng, góp phần đảm đương tốt vai trò bệ đỡ cho nền kinh tế tỉnh nhà.
Vụ Đông xuân 2016-2017, nông dân ở nhiều địa phương trong tỉnh đã mạnh dạn đưa máy cấy lúa xuống đồng.
Khi những chiếc máy gặt đập liên hợp (GĐLH) vội vã xuống đồng thu hoạch lúa Đông xuân sớm ven tuyến Quốc lộ 61C (đường nối Vị Thanh - Cần Thơ) cũng là lúc người dân nơi đây tính chuyện gom tiền để mua sắm tết. Đối với không ít hộ dân tham gia canh tác theo mô hình cánh đồng lớn (CĐL), cánh đồng liên kết trong tỉnh cũng có nhiều niềm vui, vì sau khi ra giêng ít ngày họ sẽ được tận hưởng thành quả lao động đầu năm mới.
Tiết giảm chi phí, hạ giá thành
Vụ lúa Đông xuân này, người dân trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa ngay từ khâu làm đất, gieo sạ. Ngoài sử dụng các nông cụ quen thuộc như máy cày, xới, dụng cụ sạ hàng thì tại một số địa phương, người dân còn mạnh dạn đưa máy cấy lúa xuống ruộng nhằm giảm thiểu tối đa lượng giống, thiệt hại do thời tiết bất lợi, cỏ dại gây ra ở giai đoạn đầu sản xuất. Tuy nhiên, bấy nhiêu đó cũng chẳng thể quyết định tất cả sự thành công, hay thất bại của một chu kỳ canh tác khá nhọc công mà người dân phải đối mặt hơn 3 tháng dài.
Nói đúng hơn, bà con mình còn phải đương đầu với không ít lo toan trước mắt là năng suất mùa màng, cùng giá cả, đầu ra cho hạt lúa sau thu hoạch. Nếu như việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật như sạ thưa, sạ hàng, “3 giảm, 3 tăng; 1 phải 5 giảm”, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) góp phần tiết giảm một khoản tiền đầu tư giống, phân, thuốc bảo vệ thực vật đáng kể thì việc đưa máy cắt xuống đồng đã kịp thời san sẻ gánh nặng về chi phí, thời gian và sức lao động thủ công lúc cuối vụ.
Thế mới thấy hiệu quả thiết thực từ những chương trình, đề án, mô hình canh tác hiệu quả, phục vụ mục tiêu tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh mang lại cho nhà nông Hậu Giang. Mà ở đó, Đề án cơ giới hóa trong sản xuất lúa đang tiếp tục khẳng định hiệu ứng ngoài mong đợi. Cụ thể là thông qua sự linh hoạt vận dụng các chính sách hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng cho người dân mua cả trăm máy GĐLH đã kịp thời giải quyết vấn đề thiếu nhân công cắt, thùng suốt, nhanh chóng chấm dứt tình trạng lúa nằm đồng vào thời điểm thu hoạch rộ. Quan trọng là so với thu hoạch thủ công, mỗi héc-ta lúa được cắt bằng máy giúp người dân có thêm khoản thu nhập hơn 4 triệu đồng, tiết giảm tương đương gần 20% chi phí sản xuất. Đây là phương thức thực hiện hoàn toàn có chủ đích, trước hết là giúp bà con giảm tổn thất khâu thu hoạch, tăng lợi nhuận trên cùng diện tích canh tác. Do đó, chẳng phải ngẫu nhiên mà Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nguyễn Văn Đồng lại cho rằng: “Trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Hậu Giang chọn mũi đột phá bằng cách tiết giảm chi phí sản xuất là chính”.
Bởi theo người đứng đầu ngành nông nghiệp tỉnh, hạ giá thành sản xuất là giải pháp đầu tiên để nâng cao thu nhập, tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa nông sản của người dân trên thương trường. Điển hình nhất là đối với cây lúa, giá thành từ mức khoảng 4.100 đồng/kg vào thời điểm 3 năm trước thì hiện nay đã giảm xuống dưới 3.000 đồng/kg. Đáng kể vụ Đông xuân 2015-2016 vừa qua, chỉ tương đương 2.800 đồng/kg, được xem là mức thấp nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Gắn kết sản xuất với tiêu thụ
Điểm nhấn khác của quá trình tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh nhà là việc xây dựng thí điểm mô hình CĐL. Theo đó, Hậu Giang đã chọn 5 điểm thuộc địa bàn 5 huyện, thị xã, với tổng diện tích gần 2.000ha. Trong đó có 2 điểm chỉ đạo của tỉnh ở xã Vị Thanh (huyện Vị Thủy) và Trường Long Tây (huyện Châu Thành A). Từ những CĐL phân bố rộng khắp trên nền quy hoạch vùng lúa chất lượng cao 32.000ha ban đầu đã tạo tiền đề cần thiết để kéo nhà nông với doanh nghiệp “xích lại” gần nhau hơn, thông qua mối liên kết, hợp tác sản xuất ra loại lúa, gạo mà thị trường cần.
Thu hoạch lúa trên cánh đồng lớn.
Tuy quá trình liên kết giữa người dân và doanh nghiệp đâu đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, nhưng CĐL ngày càng khẳng định mô hình canh tác tiêu biểu trong giai đoạn hiện nay. “Mô hình CĐL đã và đang khẳng định là phương thức sản xuất tiên tiến, góp phần tạo động lực mới trong sản xuất nông nghiệp tỉnh nhà”, người trực tiếp đảm đương vai trò quản lý mô hình CĐL nhiều năm qua của tỉnh, ông Lê Văn Đời, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang chia sẻ.
Vì thế, ngành nông nghiệp Hậu Giang đang chỉ đạo triển khai nhân rộng mô hình này trong toàn tỉnh, nhằm từng bước gắn kết sản xuất với tiêu thụ theo chuỗi giá trị, tạo sự đồng nhất về chất lượng hạt gạo theo nhu cầu thị trường. Đặc biệt, khi tham gia CĐL, nông dân sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, doanh nghiệp về hạ tầng thủy lợi, giống, vật tư nông nghiệp cho đến giá thu mua sản phẩm. Đặc biệt trong năm 2016, toàn tỉnh có 9 doanh nghiệp đăng ký hợp tác, liên kết bao tiêu sản phẩm với diện tích 10.000ha.
Nếu so với tổng diện tích khoảng 200.000ha đất trồng lúa hàng năm của tỉnh thì diện tích làm theo hướng CĐL, cánh đồng liên kết được các doanh nghiệp hợp tác, bao tiêu trong năm qua chỉ chiếm 5%. Thế nhưng, đây là con số gián tiếp thể hiện khát vọng lớn lao của nhà nông về sự đổi thay lúc này. Lão nông Nguyễn Trung Chánh, ở ấp Trường Thọ A, xã Trường Long Tây tham gia CĐL từ rất sớm. Vì ông nhận thấy rằng, đây là mô hình có thể giúp tháo gỡ “nút thắt” quan trọng mà quá trình sản xuất truyền thống để lại từ bao đời nay. Đó là canh tác manh mún, nhỏ lẻ, theo kiểu ai thích giống gì thì làm, trong khi giá cả, đầu ra hạt lúa đều do thương lái quyết định. “Ngoài chuyển giao khoa học kỹ thuật, tôi còn được doanh nghiệp hỗ trợ giống, phân, thuốc chất lượng, nhất là thu mua sản phẩm nên yên tâm canh tác ngay từ đầu vụ, hạn chế vấn nạn được mùa mất giá”, ông Chánh thừa nhận trong lúc đi thăm gần 4ha lúa đang đỏ đuôi, phảng phất hương thơm nhẹ đặc trưng của giống OM 5451 sau nhà đã ký hợp đồng bao tiêu với một doanh nghiệp lớn vào những ngày giáp tết.
Tạo tiền đề phát triển vững chắc
Ở các cuộc họp rà soát chỉ tiêu của ngành vào thời điểm cuối năm, ông Nguyễn Văn Đồng không giấu được sự lạc quan trước thời điểm thu hoạch mùa lúa mới khi có khá nhiều doanh nghiệp đến đăng ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm lúa được canh tác theo hình thức CĐL, cánh đồng liên kết với người dân trong tỉnh. Mặt khác, nhờ nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp hữu hiệu mà ngành đã nhanh chóng vực dậy mốc tăng trưởng khu vực I (nông, lâm nghiệp, thủy sản) lần đầu tiên bị âm 4,65% đạt mức tăng trưởng dương tương đối cao trở lại.
Trong khi đó, nhiều loại nông sản chủ lực luôn ổn định ở mức giá hấp dẫn khiến người dân phấn khởi. Niềm vui trúng mùa, được giá của người trồng khóm, mía, chanh không hạt… cũng chính là sự động viên, khuyến khích cho những người lèo lái “con thuyền” vốn chất đầy kế hoạch, cùng định hướng phát triển nông nghiệp lâu dài còn đang ở phía trước.
Giá thành sản xuất lúa ở Hậu Giang hiện thấp nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Nào là chuyện thúc đẩy sự phục hồi tăng trưởng khu vực I ổn định hơn nữa trong điều kiện tác động bởi biến đổi khí hậu, khiến cho tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra ngày càng gay gắt. Đặc biệt là làm thế nào để “viết” tiếp câu chuyện bảo vệ, liên kết, hợp tác và giải quyết căn cơ đầu ra cho 10 loại nông sản chủ lực của tỉnh mà ngành nông nghiệp Hậu Giang vốn mất nhiều năm mới xác lập được nhãn hiệu hàng hóa trên thương trường. Trong đó, có không ít sản phẩm như bưởi Năm Roi Phú Thành - Hậu Giang, cam sành Ngã Bảy, quýt đường Long Trị, khóm Cầu Đúc Hậu Giang, cá thát lát đã phát triển thành thương hiệu, cũng như đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy trình sản xuất VietGAP. Cùng với việc sớm đề xuất các giải pháp hỗ trợ hiệu quả hơn nữa để kích thích người dân đẩy mạnh tham gia vào Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi (Đề án 1.000, gồm 4 hợp phần cụ thể) đã được triển khai thực hiện hơn 1 năm qua, ông Đồng nhấn mạnh: “Đây là đề án thí điểm trong tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh nhà, cũng như làm cơ sở đúc kết kinh nghiệm và định hướng phát triển trong 5 năm tới, nhất là chọn lựa ra mô hình sản xuất nông nghiệp mang tính ổn định lâu dài hơn”.
Từng vấn đề trăn trở, kỳ vọng kể trên sẽ sớm có lời giải thỏa đáng từ phía ngành chuyên môn, vì Hậu Giang vẫn còn ở giai đoạn khởi đầu của tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng hàng hóa lớn, hiệu quả cao và ổn định. Thế nhưng, những hiệu ứng tích cực mang lại đã tạo tiền đề vững chắc cho việc nhân rộng trong thời gian tới. Nhưng chí ít thì trước thềm năm mới, nhà nông canh tác trong các vùng khóm, mía, cây ăn trái chuyên canh, với tổng diện tích quy hoạch lên đến hàng chục ngàn héc-ta đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và chế biến xuất khẩu của tỉnh thêm yêu mảnh vườn của gia đình mình hơn bởi sau những lần thu hoạch bội thu.
Góp phần chuyển biến nhận thức của người dân Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Chính phủ, thời gian qua, Hậu Giang đã tiến hành xây dựng và triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản bằng cách hoạch định ra các chương trình, đề án, mô hình sản xuất hiệu quả. Cụ thể như xúc tiến xây dựng và triển khai Đề án cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2015; Đề án 1.000, giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020; Chương trình phát triển nông sản chủ lực tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020; Mô hình CĐL, cánh đồng liên kết… Bí thư Tỉnh ủy Trần Công Chánh đánh giá: “Bước đầu, các chương trình, đề án, cùng các mô hình thực hiện mục tiêu tái cơ cấu của ngành nông nghiệp đã góp phần chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân về cách tiếp cận phương thức sản xuất mới, sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị và mang tính cạnh tranh cao”. Đồng thời, Bí thư Tỉnh ủy cũng lưu ý ngành nông nghiệp Hậu Giang cần tiếp tục xây dựng vùng sản xuất đủ điều kiện an toàn thực phẩm; xây dựng nhãn hiệu thương mại, chỉ dẫn địa lý phục vụ cho việc đưa sản phẩm tham gia vào các kênh phân phối lớn như siêu thị... |
NGUYỄN GIA
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Long An: Không để xảy ra các hành vi phản cảm, các tệ nạn mê tín dị đoan trong mùa lễ hội
- ·Từ đường dây nóng, Công an TP. Huế đã tìm được con bỏ nhà đi của hai gia đình
- ·Phát hiện hàng hóa và lượng lớn thuốc lá lậu
- ·Tăng tỷ lệ chi trả các khoản an sinh xã hội không dùng tiền mặt
- ·Báo VietNamNet chia khó với học sinh vùng lũ
- ·Tin bóng đá 3/6: MU chốt Pavard, Chelsea mua Caicedo
- ·Thị trường chứng khoán: Lực bán suy yếu, dòng vốn ETF phần nào khởi sắc
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- ·Tình yêu vụng dại tuổi teen
- ·Tuyển Việt Nam sắp tập trung: Công Phượng và những ai bất an?
- ·Sự bế tắc của gia đình có con ung thư máu
- ·Thường trực HĐND, UBND huyện Quảng Điền tiếp công dân xã Quảng Thái
- ·Tăng cường các tổ đặc biệt 1311 để xử lý vi phạm
- ·Nhận định Thanh Hóa vs Viettel, 18h ngày 28/5
- ·Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn T12/2010
- ·Để chiến sĩ mới yên tâm vững vàng
- ·Hàng NK chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan không phải nộp thuế NK
- ·Thị trường chứng khoán: Đi ngang tích lũy, dòng tiền thu hẹp
- ·Nước của rồng
- ·Thị trường chứng khoán 2023 sẽ phát triển thực chất hơn