【nhan dinh man city】Cửa sáng cho thị trường xuất khẩu lao động năm 2018
Nhiều thị trường mới
Trong năm 2018,ửasángchothịtrườngxuấtkhẩulaođộngnănhan dinh man city Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đặt mục tiêu đưa 110.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài và giữ vững được một số thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc). Trong năm 2018, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục nghiên cứu, xúc tiến đàm phán để tiến tới ký kết thỏa thuận về hợp tác lao động với một số thị trường mới như Israel, Kuwait, Romania và Bulgaria. Mới đây, Bản ghi nhớ về hợp tác lao động và thỏa thuận về phái cử và tiếp nhận lao động giữa Chính phủ Việt Nam và Thái Lan đã được ký kết. Theo đó, người lao động Việt Nam đi làm việc tại Thái Lan không phải trả tiền môi giới. Khoản tiền này sẽ do chủ sử dụng lao động Thái Lan trả cho công ty môi giới Thái Lan. Thị trường Thái Lan cũng đang mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam.
Đánh giá về một số thị trường mới trong năm nay, ông Trần Chiến Thắng, Trưởng phòng Marketting Công ty Cổ phần Cung ứng lao động Quốc tế cho biết, trong năm nay, Công ty sẽ tập trung vào khai thác thị trường Bulgaria. Trong năm 2017, Công ty đã tiến hành kết nối và tìm hiểu về nhu cầu của các doanh nghiệp tại Bulgaria và nhận thấy các doanh nghiệp ở đây có nhu cầu cao về lao động thuộc các ngành nghề kĩ thuật như thợ điều khiển máy, thợ cơ khí, thợ hàn, thợ may công nghiệp... Mức lương cơ bản đối với lao động kĩ thuật đã qua đào tạo là từ 500 USD/tháng, nếu làm thêm giờ thì mức lương của lao động sẽ là 700-800 USD/tháng. “Tuy mức lương tại thị trường Bulgaria không phải là cao, nhưng nhu cầu của thị trường này khá lớn, yêu cầu tuyển dụng đối với lao động không cao. Ngay trong những tháng đầu năm chúng tôi đã tiếp nhận được một số đơn đặt hàng của doanh nghiệp Bulgaria, tuy số lượng chỉ vài chục lao động nhưng chúng tôi đặt khá nhiều kỳ vọng vào thị trường mới này”, ông Thắng cho biết.
Cùng với thị trường Bulgaria, thị trường Romania cũng được các doanh nghiệp đánh giá là thị trường tiềm năng đối với lao động Việt Nam. Ông Nguyễn Hải Vui, Giám đốc Công ty Phát triển nguồn nhân lực Viettrains cho biết, Romania đang có nhu cầu rất lớn về nguồn lao động nước ngoài làm việc trong ngành xây dựng, mộc, may công nghiệp và giúp việc. Đây đều là những công việc phổ thông nên không yêu cầu bằng cấp, rất phù hợp với lao động phổ thông Việt Nam.
Sẽ tập trung vào đào tạo
Đáng chú ý, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020, mỗi năm sẽ đưa được từ 100.000-120.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có khoảng 80% lao động được đào tạo.
Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp, nhiều doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã và đang từng bước chủ động tìm kiếm và phát triển thị trường lao động ngoài nước, đầu tư bài bản trong công tác tạo nguồn và đào tạo lao động về tay nghề và ngoại ngữ trước khi xuất cảnh, cũng như tác phong, kỷ luật lao động và ý thức chấp hành kỷ luật khi làm việc ở nước ngoài. Điển hình là công tác đưa lao động sang thực tập kỹ năng, hộ lý và điều dưỡng tại Nhật Bản. Các doanh nghiệp cũng đã tập trung, chú trọng đầu tư nhiều hơn trong việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, nhân viên trực tiếp làm công tác xuất khẩu lao động.
Việc đào tạo, nâng cao kĩ năng, tay nghề của người lao động trước khi xuất khẩu được coi là thế mạnh của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong việc cạnh tranh các đơn hàng.
Đặc biệt, theo ông Nguyễn Hải Vui, với việc Luật Người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài sẽ được sửa đổi theo hướng cho phép tạo nguồn lao động để chuẩn bị cung ứng cho hợp đồng do những quy định về tuyển chọn lao động như hiện nay có thể khiến doanh nghiệp bỏ lỡ hợp đồng do không có nguồn lao động sẵn có để đối tác tuyển là một điểm mới trong hỗ trợ chính sách giúp doanh nghiệp có được nhiều đơn hàng hơn. “Thực tế các doanh nghiệp đã từng tuyển lao động từ các trường cao đẳng nghề, hay các Trung tâm dạy nghề, nhưng phần lớn chất lượng đào tạo không đạt được như ý muốn của chủ sử dụng nước ngoài. Rất nhiều doanh nghiệp bị mất đơn hàng hoặc bị động trước những đơn hàng do không thể đáp ứng được yêu cầu của phía tiếp nhận. Vì vậy, tuyển lao động có tay nghề luôn là bài toán khó giải đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Và trong bối cảnh hiện nay, dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài là xu hướng tất yếu để xuất khẩu lao động bền vững", ông Vui cho biết.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Giá vàng trong nước tiếp tục tăng, chạm mức 67 triệu đồng/lượng
- ·TPHCM: Công bố số liệu ban đầu về tuyển sinh lớp 10 năm học 2022
- ·Thủ tướng đồng ý với đề xuất thí điểm đón khách quốc tế đến Phú Quốc
- ·Chuyển đổi số trong báo chí: Hợp tác để vượt qua khó khăn
- ·Có một 'vua' cá cảnh ở TP.Tân An
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Bỉ
- ·Xử lý nghiêm việc vận chuyển, buôn bán thuốc, vắc xin thú y nhập lậu
- ·Nhiều cô gái sập bẫy “kỹ sư” qua mạng Zalo
- ·Việt Nam có cơ hội lớn vượt Thái Lan về xuất khẩu gạo ngay trong năm 2020
- ·Hiệu lực của di chúc
- ·Hiện thực hóa khát vọng đưa Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045
- ·Đóng mở linh hoạt, tránh 'một cây sâu đốn cả khu rừng'
- ·Đăng ký tài sản chung của vợ chồng
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình
- ·Gần 64% doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh
- ·Cụ thể hóa trách nhiệm của Hà Nội và TPHCM trong đầu tư 2 siêu dự án đường vành đai
- ·Bộ Chính trị: Ưu tiên bố trí cán bộ có tư duy đổi mới, cách làm đột phá
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng Thư ký Liên Hợp quốc
- ·Bộ Y tế khẩn cấp tìm hành khách 7 chuyến bay có người nhiễm Covid
- ·Bộ Chính trị báo cáo Trung ương xem xét việc lùi cải cách tiền lương