会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kqbd hang 2 phap】Phối hợp kiểm tra chặt các lô hàng cá tầm nhập khẩu, lấy mẫu ngay tại cửa khẩu nhập!

【kqbd hang 2 phap】Phối hợp kiểm tra chặt các lô hàng cá tầm nhập khẩu, lấy mẫu ngay tại cửa khẩu nhập

时间:2024-12-23 22:53:02 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:168次
Chỉ thông quan cá tầm sau khi có kết quả giám định
Kiểm soát cá tầm nhập khẩu: Không chặt dễ lọt loài ngoại lai
Phát hiện nhiều lô hàng cá tầm nhập khẩu không đúng khai báo
Các mẫu cá tầm được lấy mẫu phân tích
Các mẫu cá tầm được lấy mẫu phân tích, giám định xác định chủng, loài.

Xác định chủng loài trước khi cấp giấy kiểm dịch

Trước tình hình đó, Tổng cục Hải quan đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp để đảm bảo kiểm soát chặt chẽ cá tầm nhập khẩu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Cục Thú y, phối hợp Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I và Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật lấy mẫu các lô cá tầm nhập khẩu và xác định: giống, loài, tên khoa học, thuần chủng hay lai, có đúng với giấy phép CITES, có thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam hay không trước khi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch cho lô hàng cá tầm nhập khẩu.

Không cho doanh nghiệp đưa hàng về kiểm dịch tại các địa điểm bảo quản theo đề nghị của doanh nghiệp đến khi có kết quả giám định của các đơn vị liên quan để đảm bảo an ninh, an toàn, phòng chống lây lan dịch bệnh, bảo vệ môi trường.

Cơ quan quản lý CITES, Căn cứ kết luận giám định của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (số 91/VTS I ngày 19/3/2021 và 93/ VTS I ngày 20/3/2021) xác định hàng hóa nhập khẩu có đúng với Giấy phép Cites do Cơ quan Quản lý Cites Việt Nam cấp hay không? Trường hợp không đúng, đề nghị trao đổi với Cơ quan CITES Trung Quốc và có biện pháp xử lý triệt để đối với vấn đề này, tránh việc cá tầm không rõ nguồn gốc nhập khẩu tràn lan vào Việt Nam.

Phối hợp với cơ quan Hải quan tiến hành xử lý đối với các lô hàng cá cá tầm nhập khẩu không đúng với tên hàng ghi trên Giấy phép CITES.

Bên cạnh đó, Tổng cục Thủy sản cho ý kiến về việc xử lý đối với các lô hàng cá tầm nhập khẩu không thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam (Phụ lục VIII) ban hành kèm Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản theo kết luận giám định của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (số 91/VTS I ngày 19/3/2021 và 93/VTS I ngày 20/3/2021).

Chỉ đạo Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I cử cán bộ phối hợp với chi cục hải quan cửa khẩu thực hiện lấy mẫu ngay tại cửa khẩu nhập, giám định xác định cụ thể hàng hóa nhập khẩu có thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam (Phụ lục VIII) ban hành kèm Nghị định số 26/2019/NĐ- CP hay không? Trường hợp không thể cử cán bộ tham gia, đề nghị Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I hướng dẫn chi cục hải quan cửa khẩu cách thức thực hiện việc lấy mẫu, lưu mẫu, bảo quản mẫu.

Thời hạn ban hành thông báo kết quả kiểm tra là 2 ngày làm việc kể từ ngày lấy mẫu để làm cơ sở cho cơ quan Hải quan giải quyết thông quan.

Thực hiện truy xuất nguồn gốc

Tổng cục Hải quan cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thực hiện việc truy xuất nguồn gốc đối với các lô hàng cá tầm nói riêng và các mặt hàng động vật, thực vật tươi sống hoặc đã qua chế biến nhập khẩu, thông báo danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ, các tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép xuất khẩu vào Việt Nam cho Tổng cục Hải quan để chỉ đạo phối hợp quản lý, theo dõi khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu.

Thống nhất đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với mặt hàng cá tầm nói riêng và các mặt hàng nhập khẩu khác thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của bộ để đảm bảo thông quan nhanh chóng hàng hóa tại cửa khẩu.

Phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, có cảnh báo để ngăn chặn việc các loài động vật ngoại lai có hại hoặc không có trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam (như: tôm hùm đỏ, tôm hùm đất, rùa tai đỏ...) nhưng có đặc điểm nhận dạng, hình thái giống với các loài thuộc Danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu vào Việt Nam để cơ quan Hải quan có biện pháp kiểm soát chặt chẽ.

Trước đó, thực hiện công văn số 580/BNN-TCTS ngày 26/1/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm soát nhập khẩu cá tầm thương phẩm dùng làm thực phẩm, ngày 18/2/2021, Tổng cục Hải quan có công văn số 808/TCHQ-GSQL hướng dẫn thủ tục, kiểm soát nhập khẩu cá tầm.

Qua thời gian theo dõi tình hình làm thủ tục hải quan và phối hợp, lấy mẫu kiểm tra xác định chủng loại tại Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (thuộc Tổng cục Thủy sản) đối với một số lô hàng cá tầm nhập khẩu tại Cục Hải quan các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn cho thấy thực tế cá tầm nhập khẩu không đúng với Giấy phép do Cơ quan Quản lý Cites Việt Nam cấp, không đúng với khai hải quan (cá tầm Xiberi, tên khoa học: Acipenser baerii), không thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam ban hành kèm Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ.

Cụ thể, lô hàng thứ nhất của Công ty TNHH Đầu tư & XNK A.H. đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị- Lạng Sơn nhập khẩu 12 tấn cá tầm Xiberi từ Trung Quốc.

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã cùng chi cục hải quan, cơ quan kiểm dịch lấy mẫu tại kho của doanh nghiệp để tiến hành giám định chủng loại. Tại kết luận giám định số 91/VST1 cho thấy hàng hóa thực tế nhập khẩu của doanh nghiệp không đúng chủng loại với khai hải quan và Giấy phép nhập khẩu do Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp (tên là Cá tầm Xiberi, tên khoa học: Acipenser baerii).

Đối với lô hàng 9,2 tấn cá tầm khai báo là cá tầm Xibere có xuất xứ Trung Quốc của Công ty TNHH Nông Lâm Thủy sản Đ.V. đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai, sau khi phối hợp lấy mẫu, giám định, kết quả giám định số 93/VST1 cho thấy căn cứ vào khóa phân loại hình thái của cá tầm Xibêri (Acipenser baeri) để phân tích xác định những mẫu cá được kiểm tra không phải là cá tầm Xibêri (Acipenser baeri Brandt 1869), 6 mẫu cá này có thể là con cá lai giữa các loài cá tầm với nhau.

Căn cứ kết quả giám định số nêu trên thì hàng hóa thực tế nhập khẩu của doanh nghiệp không đúng chủng loại với khai hải quan và Giấy phép nhập khẩu do Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp (tên là Cá tầm Xiberi, tên khoa học: Acipenser baerii).

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam
  • Ấm áp tình người trong đại dịch
  • Thêm 17.144 trường hợp được tiêm vắc xin phòng Covid
  • Đồng Xoài: Đảm bảo an toàn phòng, chống Covid
  • Adele hút hơn một triệu lượt thích khi diện đầm Công Trí
  • Việt Nam ghi nhận hơn 9.000 người tử vong vì dịch COVID
  • Thêm chuyến xe nghĩa tình đến với người dân khó khăn
  • Trường hợp nào được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp?
推荐内容
  • Trao tặng 280 tấn phân bón Phú Mỹ hỗ trợ bà con miền Trung bị bão lũ
  • Thai phụ nhiễm Covid
  • Sẻ chia với vùng dịch
  • Ở nhà chống dịch, thư thả sống xanh
  • Thủ tướng: Cho phép mở lại các dịch vụ không thiết yếu, trừ vũ trường và karaoke
  • Đến quý 2/2022 sẽ khởi công Dự án tăng cường khả năng thoát lũ suối Rạt