【ty so & ty le 2.1】Hướng tới ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam
Là quốc gia giữ vai trò rất quan trọng trong khối EFTA, chuyến công tác tới Thụy Sĩ của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ có ý nghĩa góp phần thúc đẩy nhanh hơn hoạt động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EFTA.
Tại các buổi làm việc giữa Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ với lãnh đạo cấp cao trong Chính phủ và Nghị viện của Thụy Sĩ, hai bên đều bày tỏ mong muốn thúc đẩy mạnh hơn và sớm đi tới kết thúc tiến trình đàm phán FTA giữa Việt Nam và EFTA.
“Là một nước quan trọng, có vai trò dẫn dắt trong khối EFTA, chúng tôi mong muốn Thụy Sĩ góp tiếng nói chung để hai bên sớm đi tới hoàn tất các vòng đàm phán”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.
Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Đào tạo và Nghiên cứu Thụy Sĩ Johann Schneider-Amman khẳng định Thụy Sĩ mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam là nước có vai trò và vị thế ngày càng quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Nhằm đưa hợp tác kinh tế hai bên phát triển thực chất, hiệu quả, Bộ trưởng Johann Schneider-Amman nhất trí đẩy nhanh tiến độ đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam với Khu vực EFTA.
Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Thuế Hạ viện của Thụy Sĩ, bà Sussane Leutenegger Oberholzer cũng cho rằng đàm phán FTA giữa Việt Nam và EFTA hiện đã ở chặng cuối và do đó, hai bên cần nỗ lực hơn nữa để sớm hoàn tất tiến trình này.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trong các gặp đều nhấn mạnh hội nhập kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, chính sách nhất quán của Chính phủ Việt Nam. Việt Nam đã là thành viên của hơn 10 FTA có tính chất toàn cầu và khu vực, trong đó có những hiệp định có tiêu chuẩn rất cao và khắt khe về tiêu chuẩn và năng lực thực thi chính sách. Việc hợp tác thương mại, đầu tư với EFTA đều là để thực thi đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế rộng mở của Việt Nam.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh việc Việt Nam và EFTA tham gia trong một FTA chung cần bảo đảm lợi ích cân bằng, hướng tới sự phát triển bền vững cho hai bên.
Trong các cuộc gặp các doanh nghiệp hàng đầu của Thụy Sĩ hoạt động trong các lĩnh vực hàng không, cơ sở hạ tầng, dược phẩm, đổi mới-sáng tạo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng trao đổi về các nội dung đàm phán hiệp định; đề nghị các doanh nghiệp bằng uy tín của mình tác động tới các Chính phủ về nhận thức chung trong đàm phán.
Được biết, vào cuối tháng 9 này, phiên đàm phán thứ 15 của FTA giữa Việt Nam và EFTA sẽ diễn ra tại Hà Nội.
Còn trong phiên đàm phán thứ 14 diễn ra từ ngày 9-11/5/2017 tại Geneva (Thụy Sĩ) sau một thời gian dài đình trệ, với mục tiêu sớm kết thúc đàm phán như quyết tâm của Tổng thống Thụy Sĩ và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc gặp bên lề Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos tháng 12/2016, Việt Nam và EFTA đã xác định được các vấn đề còn tồn tại trong các lĩnh vực quan trọng của Hiệp định như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, quy tắc xuất xứ và hải quan.
Trước đó, vào ngày 3/7/2012, khối EFTA đã cùng Việt Nam ký Biên bản ghi nhớ về việc các nước này công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hai bên khởi động đàm phán FTA. Quyết định này thể hiện sự công nhận của khối EFTA đối với các nỗ lực đổi mới nền kinh tế của Việt Nam cũng như mong muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại thông qua việc đàm phán và ký kết FTA giữa hai bên.
Trên cơ sở tiềm năng hợp tác kinh tế giữa khối EFTA và Việt Nam cũng như nhu cầu của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, từ năm 2009, lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và khối EFTA đã nhất trí sẽ nâng tầm hợp tác kinh tế hai bên thông qua thảo luận một FTA giữa Việt Nam và khối EFTA.
Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo hai bên, Việt Nam và khối EFTA đã tiến hành nghiên cứu về tình hình thương mại đầu tư, hệ thống pháp luật của các nước tham gia, đánh giá về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước thuộc khối EFTA, đồng thời xem xét quan điểm về đàm phán FTA của mỗi bên, từ đó đánh giá cơ hội và thách thức của mỗi bên trong trường hợp hai bên đàm phán ký kết FTA.
Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu chung của hai bên đã thống nhất các nội dung của bản Báo cáo tổng hợp, chỉ rõ với cơ cấu kinh tế mang tính bổ sung mạnh mẽ lẫn nhau, việc ký kết FTA sẽ mang lại những lợi ích cho cả hai bên.
Được sự phê duyệt và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, qua một quá trình làm việc, nghiên cứu và thảo luận cùng với khối EFTA và các đơn vị và tổ chức trong nước có liên quan, Bộ Công Thương thay mặt Chính phủ Việt Nam cùng với khối EFTA tuyên bố chính thức khởi động đàm phán FTA giữa Việt Nam và khối EFTA./.
Theo Chinhphu.vn
(责任编辑:World Cup)
- ·Lấy nhau 1 tháng, chúng mình có ‘lần đầu tiên’
- ·Bị bắt vì ghi số đề
- ·Chủ động kiểm soát, chống buôn lậu trên biên giới
- ·Năm 2018, Lộc Ninh đặt mục tiêu giảm cả 3 tiêu chí tai nạn giao thông
- ·Sắp kiểm tra nhiều công ty xổ số, casino
- ·Thua bạc, anh ruột cướp xe môtô của em
- ·Nhiều tài sản cầm cố trái phép
- ·Nghỉ lễ Quốc khánh: Toàn tỉnh xảy ra 4 vụ phạm pháp hình sự
- ·Hạnh phúc bên chồng vẫn nhớ tình xưa
- ·Giận vợ quyên sinh
- ·Những 'kỹ sư hai lúa'
- ·Đồng Xoài gắn 82 camera giám sát an ninh
- ·Để lành mạnh hóa môi trường bảo hiểm trong nước
- ·Thiệt mạng do vượt xe không an toàn
- ·Việt Nam đứng thứ ba Đông Nam Á về giá trị sản lượng công nghiệp
- ·Ðang bị truy nã vẫn đi trộm cắp
- ·Hòa giải thành 1.239 vụ việc ở cơ sở
- ·Bù Đốp nỗ lực xóa “điểm đen” giao thông
- ·Ngân hàng SHB Long An và Bưu điện Long An hợp tác nâng cao chất lượng chi trả an sinh xã hội
- ·Tử vong trong nhà