【siêu máy tính dự đoán tỷ số】Tình trạng nghẽn lệnh của HoSE được xử lý đến đâu?
Tình trạng nghẽn lệnh của HoSE được xử lý đến đâu?ìnhtrạngnghẽnlệnhcủaHoSEđượcxửlýđếnđâsiêu máy tính dự đoán tỷ số
Lãnh đạo Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) cho biết, đang phối hợp với tập đoàn FPT phát triển một hệ thống giao dịch tạm thời. Hệ thống này sẽ được triển khai trong 3 tháng tới và mục tiêu xử lý được khoảng 3-5 triệu lệnh/ngày, cao gấp 3,3-5,5 lần so với công suất hiện tại.
Sáng ngày 30/3, HoSEra văn bản công bố tình trạng quá tải hệ thốngtại HoSE và các giải pháp khắc phục. Trong đó, theo tính toán của HoSE, việc tăng lô lên 1.000 có thể giảm 40-50% tổng số lượng lệnh giao dịch. Nếu áp dụng lô 1.000 cho cổ phiếu có thị giá dưới 30.000 đồng/cổ phiếu thì sẽ giảm được khoảng hơn 20% số lượng lệnh. Tuy nhiên, hiện tượng quá tải hệ thốngvẫn chưa xử lý được dứt điểm, nhất là trong các phiên có thanh khoản rất lớn 15.000-16.000 tỷ đồng.
Đồng thời, lãnh đạo HoSE cũng cho biết đang phối hợp với FPTđể xây dựng hệ thống giao dịch tạm thời nhằm giảm tình trạng quá tải hiện nay theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN). Giải pháp này sẽ dùng phần mềm hệ thống giao dịch đang được sử dụng tại HNX và triển khai trên nền tảng hạ tầng của HoSE, thay thế hệ thống khớp lệnh hiện tại của sàn TPHCM.
Theo lãnh đạo HoSE, giải pháp này sẽ giảm thiểu tác động, thay đổi đối với hệ thống của các công ty chứng khoán trên thị trường. Trong đó, mục tiêu đặt ra là hệ thống tạm mới sẽ xử lý được khoảng 3-5 triệu lệnh/ngày, cao gấp 3,3-5,5 lần so với công suất hiện tại (900.000 lệnh/ngày). HoSE cũng đánh giá đây là giải pháp tối ưu bởi thời gian triển khai không dài cũng như các rủi ro về góc độ hệ thống thấp.
Theo khảo sát, phân tích và đánh giá của FPT, thời gian dự kiến để triển khai hệ thống là khoảng 3 đến 4 tháng.
Chia sẻ về tình trạng quá tải trên sàn HoSE thời gian qua, lãnh đạo Sở Giao dịch TP.HCM cho biết tình trạng này chủ yếu ghi nhận tại các công ty chứng khoán có nhiều khách hàng, do số lượng lệnh giao dịch tăng đột biến nên không gửi được vào hệ thống.
Theo thống kê của HoSE, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mới và giá trị giao dịch đã tăng đột biến từ đầu năm. Trong nhóm 20 công ty chứng khoán lớn nhất, lượng lệnh vào sàn tăng ít nhất trên 3 lần, bình quân tăng 5-6 lần, cá biệt có một số công ty ghi nhận số lệnh vào sàn tăng 13-18 lần. Số lệnh vào sàn nhiều phiên vượt quá năng lực thiết kế của cả hệ thống, gây hiện hiện tượng quá tải hệ thống.
Hệ thống giao dịch của HoSE hiện có công suất thiết kế 900.000 lệnh. Hoạt động theo cơ chế phân bổ đều cho các công ty chứng khoán, trong đó gồm 20% cho lệnh dự phòng và 80% phân bổ cho công ty chứng khoán theo 2 vòng.
Vòng 1, hệ thống phân bổ đều cho mỗi công ty 3.000 lệnh (các công ty chứng khoán đều được chia như nhau, kể cả công ty đã dừng hoạt động). Tại vòng 2, dung lượng lệnh sẽ được phân bổ dựa theo số lệnh quá khứ của từng công ty và toàn thị trường.
Đặc biệt, HoSE cho biết các nguyên tắc phân bổ lệnh giao dịch này là thiết kế và tính năng sẵn có của hệ thống và HoSE hiện tại không thể can thiệp để thay đổi được.
Theo đó, với cơ chế phân bổ đều cho mỗi công ty chứng khoán khoảng 3.000 lệnh ngay từ đầu ngày, khi xảy ra tình trạng quá tải hệ thống ở một số công ty chứng khoán lớn, thì tại một số công ty nhỏ hơn, nhà đầu tư vẫn có thể đặt lệnh giao dịch bình thường do các công ty này chưa dùng hết số lệnh được phân bổ.
Ngoài ra, HoSE đã báo cáo UBCKNN để nhắc nhở, khuyến cáo các công ty chứng khoán không được sử dụng giải pháp đặt lệnh qua robot trong giai đoạn này để giảm tải hệ thống. Giải pháp này rất cần ý thức và sự hợp tác của các công ty chứng khoán thành viên.
HoSE giám sát quá trình thay đổi hệ thống của công ty chứng khoán. Trường hợp phát hiện nguy cơ hệ thống của công ty chứng khoán gây bất ổn cho hệ thống của HoSE, các biện pháp ngăn chặn sẽ được áp dụng, bao gồm việc tạm thời ngắt kết nối của công ty chứng khoán.
Các doanh nghiệp nếu muốn thay đổi chức năng hệ thống giao dịch, thay đổi cấu trúc của hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho giao dịch trực tuyến, thay đổi nhà cung cấp giải pháp, thay đổi địa điểm kết nối giao dịch trực tuyến phải báo cáo và được HoSE chấp thuận.
- ·Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD
- ·Lại xảy ra hỏa hoạn tại nhà tù ở Ônđurát
- ·Mỹ sẵn sàng tấn công Iran
- ·Hai tàu hải giám TQ đi vào lãnh hải Nhật
- ·Lốc xoáy cuốn bay hàng chục mái nhà ở Thừa Thiên Huế
- ·Nhật kiên quyết mua đảo ở Senkaku/Điếu Ngư
- ·7 vụ nổ rung chuyển khu ngoại giao đoàn ở Kabul
- ·Ông Thaksin kêu gọi thay đổi hiến pháp
- ·Không để khiếu nại kéo dài với gói thầu 35 nghìn tỷ xây dựng sân bay Long Thành
- ·Nhật có thể từ bỏ điện hạt nhân những năm 2030
- ·Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?
- ·Tai nạn đường sắt ở Indonesia, 10 người thiệt mạng
- ·Afghanistan: hơn 120 nữ sinh bị đầu độc
- ·Mỹ “khui” ra bình phong của Iran
- ·Hối hả chỉnh trang toàn tuyến cao tốc Nghi Sơn
- ·Triều Tiên đề nghị viện trợ khẩn cấp
- ·Úc cứu 200 người tị nạn trên biển
- ·Mỹ điều máy bay do thám chụp cơ sở hạt nhân Iran
- ·'Năm qua, tôi đã làm gì...'
- ·Trung Quốc đóng cửa các nhà máy gây nhiễm độc chì
- Chưa tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu trong năm 2025
- VPI dự báo giá xăng dầu tăng nhẹ trong kỳ điều hành 2/1/2025
- Lợi dụng kẽ hở, đưa chất cấm vào thị trường trong nước
- Chứng chỉ MEF 3.0: Lần đầu xướng tên doanh nghiệp Việt Nam
- Thủ tướng giao nhiệm vụ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025
- Đề xuất tăng tổng mức đầu tư cao tốc Mỹ An
- "Ma trận" ngân hàng cần một lối thoát (Bài 4)
- Nam sinh viên ở Bình Dương bị giam lỏng, ép viết giấy nợ
- Thông qua Luật Quảng cáo với một loạt điều chỉnh
- Bổ sung vào quy hoạch Cảng hàng không Măng Đen và Vân Phong