会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả cúp c3 châu âu hôm nay】‘Người nhà giỏi hơn, không có lý do gì loại bỏ’!

【kết quả cúp c3 châu âu hôm nay】‘Người nhà giỏi hơn, không có lý do gì loại bỏ’

时间:2024-12-26 19:58:16 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:802次

- Phó bí thư trường trực Huyện ủy Kim Thành, Hải Dương trao đổi với VietNamNet sau những nghi ngại về chuyện "cả nhà làm quan" của gia đình. 

Phó bí thư thường trực Lê Ngọc Sang giải thích về quá trình thăng tiến của bản thân ông cũng như của người nhà và Bí thư huyện ủy Nguyễn Hữu Tiến.

Ông Sang cho biết, cả ông nội và bố ông đều là cán bộ lão thành. Bản thân ông năm 1977 được tuyển thẳng vào ngành công an. Ra trường, năm 1979 về công tác tại Phòng điều tra hình sự Công an tỉnh Hải Hưng.

10 năm sau, do điều kiện gia đình khó khăn, bố mẹ già, vợ ốm yếu, con nhỏ nên xin chuyển về công tác tại huyện. Qua nhiều vị trí, tháng 7/2015 được bổ nhiệm làm Phó bí thư thường trực Huyện uỷ cho đến nay.

Nói về con trai, ông Sang cho biết, anh này đã tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân ra trường năm 2004 và thi tuyển vào công chức Huyện uỷ, làm chuyên viên của Ban Tổ chức Huyện uỷ, sau đó làm Phó bí thư Huyện đoàn.

“Nếu nói về lớp trẻ thì không ai đào tạo bài bản như cháu”, Phó bí thư thường trực huyện ủy Kim Thành nhấn mạnh và cho biết, con trai sau đó trúng BCH và bổ nhiệm Trưởng phòng Tài chính huyện.

Ông Sang cũng khẳng định: “Con dâu tôi được đào tạo rất bài bản nên việc được bổ nhiệm làm Phó giám đốc BHXH cũng là bình thường”.

{ keywords}

Huyện ủy Kim Thành, Hải Dương. Ảnh: Thu Hằng

Liên quan đến trường hợp gia đình Bí thư Huyện uỷ Nguyễn Hữu Tiến, ông Sang cho biết, ông Tiến đã tốt nghiệp cấp 3, sau đó vào ngành công an. Năm 1986, ông Tiến chuyển ra làm ở Phòng điều tra hình sự Công an tỉnh Hải Hưng.

Năm 1988, ông Tiến chuyển ngành về huyện làm, đến năm 2006, ông Tiến làm Phó chủ tịch UBND huyện 2 năm rồi lên làm Phó bí thư thường trực Huyện uỷ, 2 năm sau làm Chủ tịch UBND huyện. Từ tháng 7/2015 đến nay, ông Tiến làm Bí thư Huyện uỷ.

Theo ông Sang, Bí thư Huyện uỷ Kim Thành Nguyễn Hữu Tiến có 2 bằng ĐH Cảnh sát và Kinh tế Quốc dân hệ tại chức.

Tương tự các trường hợp người nhà của Bí thư huyện cũng được ông Sang kể tỉ mỉ về con đường thăng tiến cũng như về trình độ, bằng cấp.

Về trường hợp ông Nguyễn Hồng Cương, em rể bí thư huyện, ông Sang cho biết đã từng là giảng viên trường ĐH Công nghiệp HN, sau chuyển ngành về huyện làm chuyên viên cán bộ của Ban Tổ chức huyện uỷ.

Năm 2002, ông Cương được bổ nhiệm Phó Ban rồi Trưởng Ban Tổ chức Huyện uỷ từ tháng 11/2015 cho đến nay. Trình độ đào tạo của ông Cương là ĐH Quản lý giáo dục.

Trực tiếp nói về mình, ông Cương cũng cho biết: “Tôi được quy hoạch vào chức danh Phó bí thư thường trực Huyện uỷ, Bí thư Huyện uỷ”.

Tôi không dựa vào bố

Vấn đề người dân băn khoăn là việc bổ nhiệm nhiều người nhà của lãnh đạo vào các chức vụ quan trọng trong cùng một huyện liệu có đảm bảo tính khách quan, dân chủ trong điều hành, quản lý không thưa ông?

- Ông Lê Ngọc Sang: Cái gì cũng đều phải có xuất phát, căn nguyên và nền tảng của nó. Việc tôi kế nhiệm đã phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành để có được ngày hôm nay. Kế nhiệm các cụ là nỗ lực rất lớn của bản thân.

Từ nỗ lực ấy, nhìn vào tấm gương sáng ông cha mình đi trước, bố tôi tham gia Thường vụ tỉnh uỷ, suốt cuộc đời làm cách mạng nhưng về hưu chỉ có chiếc giường cũ, tủ cũ.

Bố tôi từng nói các con phải rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành, đừng ỷ lại bố mà phải đi lên bằng đôi chân của mình, nên tôi ý thức phải rèn luyện, phấn đấu, làm việc vì dân vì nước chứ không có chuyện lợi dụng để chui luồn.

Đối với bản thân, tôi khẳng định mình đi từ mặt đất đi lên, học hành và đào tạo bài bản, là cử nhân kinh tế, cử nhân chính trị. Tôi đi lên bằng đôi chân, bằng cái đầu của mình chứ không phải dựa vào bố tôi, vì khi tôi còn làm lính thì bố tôi đã mất rồi.

Gia đình tôi là một gia đình có nền tảng cách mạng, phải phấn đấu, rèn luyện để có được như ngày hôm nay chứ không phải tự nhiên mà có.

Vớithắc mắc, tại sao người nhà của lãnh đạo huyện có trình độ lại không bố trí ở cơ quan khác, huyện khác, tỉnh khác mà tập trung trong khối Đảng và chính quyền của huyện, ông lý giải thế nào về dị nghị chuyện “cả họ làm quan”?

- Chuyện các cháu học tập xong không muốn đi xa, cũng muốn về quê hương để rèn luyện, công tác gần bố mẹ.

Tôi rèn cho con cái có ý chí phấn đấu nghiêm túc từ lớp 1, không phải tự nhiên có sản phẩm tốt, con người là sản phẩm đặc biệt, để tạo ra sản phẩm này thì cực kỳ gian nan, vất vả.

Nếu các cháu làm việc ở huyện khác thì xa gia đình trong khi các con lại muốn gần bố mẹ, đóng góp cho quê hương.

Suy nghĩ của tôi lúc bấy giờ cũng chỉ muốn về quê để làm việc chứ không phải về quê làm ông Phó bí thư thường trực như hôm nay. Nếu tôi nghĩ tôi phấn đấu để trở thành lãnh đạo thì tôi ở tỉnh lúc đó sẽ có điều kiện hơn.

Đến con tôi cũng vậy, qua quá trình học tập gian nan, và những cái được là những cái tự nhiên thôi. Nếu tìm hiểu sâu về con trai tôi thì sẽ thấy đằng sau con tôi không ai nghĩ bố là ai - nó đi lên bằng bản thân và trí tuệ.

Gia đình ông Tiến cũng thế, cũng là đội đất đi lên, bôn ba khắp nơi rồi đi lên chứ không phải tự nhiên ngồi được vào ghế ấy.

Người nhà giỏi hơn người khác, không có lý do gì loại bỏ

Bản thân ông khi để con cháu, anh em, người nhà mình vào làm lãnh đạo trong huyện như vậy chắc không tránh khỏi bàn tán chuyện "một người làm quan cả họ được nhờ" và ông xử lý thế nào?

- Ngay khi tôi trở thành lãnh đạo tôi đã ý thức được điều đó. Nhưng phải sòng phẳng về mặt quan điểm, tức là muốn gì thì gì con em mình phải giỏi hơn người khác mới được đề bạt, không thì không đề bạt.

Nếu người nhà giỏi hơn mà tín nhiệm hơn người khác thì không có lý do gì mà loại bỏ.

Hiện nay tất cả đều thi tuyển cạnh tranh, chính quy do tỉnh tổ chức. Thi tuyển sòng phẳng, không có gì ưu ái. Nếu đi bộ đội, con thương binh liệt sĩ, miền núi thì được cộng 1 điểm theo quy định chung.

Không phải tôi không ý thức được dư luận về việc “một người làm quan cả họ được nhờ”, con mắt nhân gian bao giờ cũng để ý vào điều đó nhưng cũng phải sòng phẳng với xã hội rằng con người mình rèn luyện, đi lên bằng đầu óc, trí tuệ. Tôi đi lên bằng trí tuệ chứ không phải bằng bợ đỡ.

Vớinghi ngại, nhiều người người trong một gia định lại nắm giữ các vị trí chủ chốt của huyện dễ dẫn đến tình trạng “làm mưa làm gió”, ông kiểm soát quyền lực thế nào để không vượt ngưỡng?

- Càng nhạy cảm càng phải thận trọng, càng phải giữ gìn. Trước nay tôi cũng từng nghe dư luận về việc này. 

Nhưng người ta chỉ nhìn vào một chiều, ở một khía cạnh chứ không hiểu được cả quá trình trưởng thành của người trong cuộc ra sao. 

Điều tôi muốn khẳng định là chúng tôi đi lên rất vất vả chứ không phải nhờ con đường quan lộ.

Hải Dương: Người nhà bí thư, phó bí thư huyện cùng nhau làm quan

Hải Dương: Người nhà bí thư, phó bí thư huyện cùng nhau làm quan

Dư luận lại xôn xao chuyện “cả họ làm quan” ở Hải Dương khi người nhà của Bí thư và Phó bí thư huyện Kim Thành giữ nhiều chức vụ quan trọng.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Chuyển nhượng nhà đất phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
  • Nóng trong tuần: Tranh chấp tại dự án kinh tế lớn nhất Đà Nẵng
  • 10 cách tận dụng cánh cửa cũ trang trí nhà tuyệt đẹp
  • Hà Nội: Di dân 2 chung cư cực nguy hiểm
  • Nhóm vũ trang ở Algeria đã chặt đầu con tin người Pháp
  • Giao cả nhà máy cho dự án bất động sản
  • Tìm cơ chế “mở” cho nhà ở xã hội
  • Căn hộ quận 7, Nhà Bè: Tiến độ dự án tháng 10/2015 (P1)
推荐内容
  • Kỳ thi THPT Quốc gia 2015: Nhận định của các trường tốp trên
  • Kỳ lạ căn hộ 'mọc' trên nóc nhà chung cư ở Hà Nội
  • Indonesia phản đối mạnh mẽ Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế
  • 10 “bí mật” không thể bỏ qua khi đầu tư địa ốc
  • Lập đoàn kiểm tra sản xuất, kinh doanh xăng E5
  • 20.000 ngôi nhà ven kênh, rạch sẽ bị di dời, giải tỏa