【kq vdqg vn】Lưới rùng hủy diệt nguồn lợi thủy sản
Vài năm trở lại đây,ướirnghủydiệtnguồnlợithủysảkq vdqg vn lưới rùng đã xuất hiện khá phổ biến trên các cánh đồng của huyện Phụng Hiệp vào mùa nước nổi. Dù đã có những quy định nghiêm cấm nhưng không ít người dân vẫn ngang nhiên sử dụng loại lưới này để khai thác nguồn lợi thủy sản ngoài tự nhiên.
Do mắt lưới nhỏ nên lưới rùng bắt được những loại cá lớn nhỏ khác nhau.
Hiện nay, các sản phẩm sau khi đánh bắt bằng lưới rùng đều có thể phân loại ra bán ở nhiều mức giá khác nhau. Ngay cả cá vụn, cá mồi (cá non, cá tạp) vẫn có giá từ 6.000-10.000 đồng/kg.
Đánh bắt tràn lan
Là một nông dân không chuyên, nhưng sau khi thấy nhiều người dân làm có hiệu quả nên ông T.V.B., ở xã Bình Thành, đã đầu tư gần 2 triệu đồng để mua lưới rùng về thiết kế thành ngư cụ đánh bắt cá. Lưới có chiều dài gần 30m, khi bung ra có thể kéo cả một mảnh ruộng khá lớn. Do đặc điểm có kết cấu dài, mắt lưới nhỏ nên khi kéo thì tất cả các loài thủy sản như: tép, cua, ốc, cá, đặc biệt là các loại cá non đều bị thu gom vào lưới.
Ông B. cho biết: “Do mới vào nghề và làm không thường xuyên nên trung bình mỗi ngày đánh bắt chỉ khoảng hai, ba chục ký cá, cua, ốc lẫn lộn. Ngày thất thu nhất cũng được khoảng 10kg, thu nhập từ 200.000-300.000 đồng. Còn đối với những người chuyên đánh bắt, mỗi ngày có thể kiếm vài chục ký cá các loại, thu nhập tiền triệu là chuyện thường. So với nghề đặt dớn hay cắm câu thì thu nhập cao hơn nhiều”.
Với chi phí đầu tư thấp nhưng thu nhập ở mức cao nên đã thu hút nhiều nông hộ tham gia, bất chấp quy định cấm. Như trường hợp của chị N.T.C., ở thị trấn Kinh Cùng, dù thuyết phục lắm, chị mới cho chúng tôi tham gia một chuyến kéo lưới. Tuy nhiên, yêu cầu không được tiết lộ danh tính. Theo chị C., dù biết nghề này bị cấm, nhưng cho thu nhập cao, trong khi gia đình không có ruộng đất, lại phải nuôi bốn miệng ăn nên đành phải làm liều. Hôm nay kéo ở cánh đồng này, mai sang cánh đồng khác, nhờ vậy mà tránh né được chính quyền địa phương.
Do gia đình chỉ có vợ chồng, nhưng để làm được nghề này cần ít nhất đến 4 người. Vì thế, chị C. đã thuê thêm 2 nhân công, với mức giá 150.000 đồng/ngày để phụ giúp. Chị C. cho biết: “Nghề này chỉ hoạt động được trong những tháng nước nổi nên phải tranh thủ kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Mỗi ngày trừ hết chi phí thuê mướn nhân công, cũng có thể thu được từ 500.000-600.000 đồng, đỡ hơn đi làm thuê, làm mướn”.
Theo ông Nguyễn Thế Tự, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, lưới rùng là một trong những hình thức đánh bắt bị cấm, do cấu trúc của mắt lưới khá nhỏ chỉ vào khoảng 10mm (nhỏ hơn chuẩn quy định). Hiện nay, vẫn chưa có số liệu thống kê được toàn huyện có bao nhiêu hộ dân tham gia đánh bắt cá bằng hình thức này, nhưng hầu như khắp các cánh đồng trên địa bàn huyện đều có người dân đánh bắt, tập trung nhiều nhất ở các xã, thị trấn như Bình Thành, Hòa An, Kinh Cùng.
Cần giải pháp mạnh
Anh Nguyễn Văn Khanh, ở xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Nhiều lúc đi ruộng thấy nhiều người kéo lưới rùng mà cảm thấy nao lòng. Khai thác nguồn lợi thủy sản là một việc làm chính đáng, nhưng đánh bắt cả những loại cá chưa kịp lớn là việc làm không nên. Theo tôi nghĩ, nguồn lợi thủy sản ở Phụng Hiệp rồi sẽ bị cạn kiệt khi việc đánh bắt vô tội vạ bằng xung điện hay những tấm lưới rùng rộng lớn vẫn ngang nhiên hoạt động”.
Ông Trần Văn Nghĩa, Chủ tịch UBND xã Bình Thành, cho rằng: “Địa phương đã triển khai xuống ấp, lồng ghép trong các buổi họp dân để tuyên truyền tác hại của hình thức khai thác thủy sản theo kiểu tận diệt bằng lưới rùng. Thế nhưng, thỉnh thoảng vẫn phát hiện người dân lén lút đánh bắt, thường vào thời điểm ban đêm và cũng có trường hợp từ địa phương khác sang đánh bắt. Cho nên đến nay vẫn chưa xử lý được trường hợp nào”.
Tuy số hộ tham gia đánh bắt thủy sản bằng lưới rùng ở Phụng Hiệp khá nhiều, nhưng việc phát hiện và xử lý của ngành chức năng hiện gặp không ít khó khăn. Ông Nguyễn Thế Tự thừa nhận: “Do đặc thù địa bàn rộng, nhiều kênh rạch, vấn đề kiểm tra, xử lý đối với hình thức đánh bắt này đôi lúc còn hạn chế. Mặt khác, do người dân đa phần đánh bắt vào ban đêm và từ các khu vực khác sang địa bàn huyện nên công tác quản lý cũng gặp nhiều khó khăn”.
Ông Trần Không Dận, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Hiện nay, Phụng Hiệp đã tiến hành củng cố Ban chỉ đạo “Bảo vệ nguồn lợi thủy sản”, đồng thời giao cho ngành nông nghiệp huyện thường xuyên kiểm tra việc đánh bắt của người dân ở nông thôn, nếu phát hiện sẽ kiên quyết xử lý. Mặt khác, chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân, cũng như kịp thời biểu dương khen thưởng cho những cá nhân, tập thể phát hiện và tố giác những hành vi khai thác, đánh bắt thủy sản sai quy định”.
Từng được biết đến như là “rốn cá” của tỉnh Hậu Giang, trước đây vào mùa nước nổi, những buổi chợ ở các địa phương trên địa bàn huyện Phụng Hiệp bao giờ cũng nhiều cá đồng, không khí mua bán tấp nập. Nhưng vài năm trở lại đây, sản lượng cá đồng đã giảm từ 60-70% so với trước kia, bởi những tác động không hề nhỏ của việc đánh bắt theo kiểu tận diệt như: xung điện, ghe cào hay lưới rùng.
- Thông tư số 02/2006/TT-BTS Hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, có quy định: đối với các loại ngư cụ là lưới kéo (thủ công, cơ giới) khai thác thủy sản nước ngọt không được nhỏ hơn kích thước mắt lưới 2a là 20mm. - Cũng tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 103/2013/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/11/2013 quy định phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với việc sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định của pháp luật để khai thác thủy sản. |
Bài, ảnh: DUY KHÁNH
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Phú Quốc 'tái xuất' chào đón du khách bằng chuỗi lễ hội tưng bừng cuối năm
- ·Người chuyển khoản 10.000 đồng ủng hộ nêu lý do dùng tên 'rạp xiếc trung ương'
- ·Chủ tịch Quốc hội tưởng niệm tại Tượng đài Bác Hồ, Đài Liệt sĩ vô danh ở Nga
- ·Mực nước sông Cầu ở Thái Nguyên giảm dần, người dân tất bật dọn dẹp sau lũ
- ·Dịp Quốc khánh 2/9: Lượng khách quốc tế đến Hà Nội tăng 16%
- ·Lũ quét vùi lấp cả thôn ở Lào Cai: Nỗi đau tột cùng của người cha mất 3 con nhỏ
- ·Công an Cần Thơ vượt hàng trăm km bắt đối tượng 25 tuổi bị truy nã nguy hiểm
- ·Nước sông Hồng mấp mé đường Chương Dương Độ, người dân khẩn trương di dời
- ·Bộ Lao động Thương binh Xã hội trả lời đề nghị tăng giờ làm thêm
- ·Vết nứt gãy xuất hiện trên đỉnh đồi, lên phương án di dời cả bản hơn 100 hộ dân
- ·Giải báo chí toàn quốc về Phòng chống thiên tai: Nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cộng đồng
- ·Miền Bắc lại mưa lớn cục bộ, Biển Đông khả năng có 1
- ·Thủ tướng: Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm nồng độ cồn
- ·Chủ tịch Hà Nội: Huy động tổng lực phòng, chống lũ để người dân được an toàn
- ·Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành nghị quyết về Cách mạng công nghiệp 4.0
- ·Nạn nhân sập cầu Phong Châu: 'Lúc đó nước chảy rất xiết, tôi nghĩ mình xong rồi'
- ·Quân đội, công an căng mình giúp người dân Thái Nguyên khắc phục hậu quả sau bão
- ·Cục Đường bộ Việt Nam: Kiên quyết dừng khai thác các cầu không đảm bảo an toàn
- ·Hoạt động của Tổng cục Quản lý thị trường diễn ra bình thường dù trụ sở bị cách ly y tế
- ·Bắc Giang công bố tình huống khẩn cấp sự cố rò rỉ tại bể xả Trạm bơm Cống Bún