【bảng xếp hạng trung quốc 1】Nhập khẩu than tăng mạnh hơn 11 triệu tấn
Than đá nhập khẩu tăng chóng mặt gần 12 triệu tấn | |
Nhập khẩu than đá tăng chóng mặt hơn 6,ậpkhẩuthantăngmạnhhơntriệutấbảng xếp hạng trung quốc 155 triệu tấn | |
Than đá xuất khẩu tăng hơn 4 lần về trị giá kim ngạch |
Sản lượng than nhập khẩu cả nước và 3 thị thị trường chính (hết tháng 6), đơn vị "triệu tấn". Biểu đồ: T.Bình. |
Australia vượt Indonesia
Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, 15 ngày đầu tháng 7 cả nước nhập khẩu hơn 2,4 triệu tấn than, kim ngạch hơn 141,5 triệu USD.
Qua đó, nâng tổng lượng than nhập khẩu tính từ đầu năm đến 15/7 đạt hơn 33,9 triệu tấn, tổng kim ngạch hơn 2,4 tỷ USD.
So với cùng kỳ 2019, lượng than nhập khẩu tăng mạnh tới hơn 11 triệu tấn, tương đương 49,2%, tuy nhiên, kim ngạch chỉ tăng khoảng 245 triệu USD, tương đương hơn 11%.
Như vậy, có thể thấy trị giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này thấp hơn khá nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, trị giá bình quân từ đầu năm 2020 đến nay chỉ khoảng 71 USD/tấn, trong khi cùng kỳ năm ngoái khoảng 95 USD/tấn.
3 thị trường nhập khẩu than lớn nhất của Việt Nam là Australia, Indonesia và Nga với sản lượng đạt hàng triệu tấn/thị trường.
Theo cập nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 6, Australia đã vượt Indonesia để trở thành nhà cung cấp than lớn nhất của nước ta với sản lượng hơn 10,8 triệu tấn, tổng kim ngạch gần 935 triệu USD, tăng 3,77 triệu tấn so với cùng kỳ 2019, kim ngạch tăng 140 triệu USD.
Trong khi đó, sản lượng nhập khẩu từ Indonesia là hơn 9,8 triệu tấn, kim ngạch 842 triệu USD, tăng hơn 2,5 triệu tấn, tuy nhiên kim ngạch chỉ tăng khoảng 22 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường Nga đạt gần 4,35 triệu tấn, kim ngạch gần 353 triệu USD, tăng hơn 670 nghìn tấn, kim ngạch tăng khoảng 28 triệu USD.
Vượt xa dự tính
Trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhiều nhóm hàng xuất nhập khẩu sụt giảm hoặc tăng trưởng cầm chừng, việc nhập khẩu than tăng mạnh là điểm khá khác biệt.
Tuy nhiên, với nhu cầu sử dụng trong nước ngày càng tăng, nhất là phục vụ các nhà máy nhiệt điện, trong khi sản lượng khai thác thấp hơn nhiều, do đó vấn đề nhập khẩu than tiếp tục tăng ở mức cao là điều dễ hiểu.
Theo Quy hoạch ngành than Việt Nam đến năm 2020 có xét triển vọng đến năm 2030 (theo Quyết định 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016), nhu cầu than của cả nước trong năm nay lên đến 86,4 triệu tấn.
Trong đó, sản lượng dành cho nhiệt điện là 64,1 triệu tấn; xi măng 6,2 triệu tấn; phân bón, hóa chất 5 triệu tấn; luyện kim 5,3 triệu tấn; các đối tượng khác 5,8 triệu tấn.
Trong khi đó, cũng tại Quy hoạch ngành than Việt Nam đến năm 2020 có xét triển vọng đến năm 2030, sản lượng khai thác than trong nước năm nay chỉ ước tính đạt từ 47-50 triệu tấn.
Như vậy, để đáp ứng nhu cầu, trong năm 2020 nước ta phải nhập khẩu từ 36,4 triệu tấn đến 39,4 triệu tấn.
Nhưng thực tế với sản lượng nhập khẩu trung bình khoảng 5,2 triệu tấn như từ đầu năm 2020 đến nay, cả năm nay sản lượng than nhập khẩu sẽ vượt xa dự tính.
Nếu duy trì con số bình quân 5,2 triệu tấn/tháng, sản lượng than nhập khẩu cả năm sẽ vào khoảng 62 triệu tấn.
Với tốc độ tăng trưởng cao thời gian gần đây, con số 62 triệu tấn than nhập khẩu trong năm nay là hoàn toàn khả thi.
Bởi như năm 2019, cả nước đã nhập khẩu gần 43,8 triệu tấn thanh, tăng tới 91,5% so với năm 2018 và những tháng đầu năm 2020 vẫn tiếp tục duy trì đa tăng trưởng rất cao, tới hơn 49%.
Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch phát triển điện VII, theo Quyết định 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ), để đáp ứng nhu cầu điện của đất nước, năm 2020, nước ta phải có tổng công suất các nhà máy điện đạt 75.000 MW, trong đó các nhà máy nhiệt điện than chiếm 48% tổng công suất. Đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện phải đạt 146.800 MW, và tỷ trọng của các nhà máy nhiệt điện than được nâng lên 51,6%, với tổng công suất lên đến gần 76.000 MW, lớn hơn tổng công suất toàn bộ các nhà máy điện của Việt Nam vào năm 2020. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·FAO: Giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024
- ·Đơn giản hóa việc triển khai quy trình CI/CD trên Google Cloud
- ·“Cá mập” Thụy Điển dự định góp vốn vào 25 startup công nghệ Việt Nam
- ·Dịch vụ Logistics cho doanh nghiệp FDI tại miền Trung
- ·5 phút sáng nay 4
- ·Xây dựng Kiến trúc dữ liệu nền tảng ngành nông nghiệp phục vụ dự báo nông sản
- ·Một bước chân ngàn tiện ích
- ·Sắp diễn ra Diễn đàn Quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số tại Nam Định
- ·Đồng hồ analog hỗ trợ thanh toán digital
- ·CMC Global góp mặt trong nhóm Doanh nghiệp nghìn tỷ năm 2023
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi cùng tờ giấy nhờ người cưu mang
- ·Hợp tác Việt
- ·MoMo ra đời từ sự hợp tác Việt
- ·Google bị điều tra chống độc quyền, chĩa mũi dùi sang Apple và Amazon
- ·Chứng khoán ngày 6/1: BID và VCB nâng đỡ, VN
- ·Doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ chuyển hướng sang thị trường nhỏ
- ·Đối tác của Samsung đầu tư 1 tỷ USD vào sản xuất chip tại Việt Nam
- ·Kỳ lân chip AI thách thức Nvidia, TikTok dừng bán hàng trực tuyến ở Indonesia
- ·168 cán bộ TP.HCM được chọn xác minh tài sản, thu nhập
- ·Tuổi trẻ Bình Định tích cực chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ