【thứ hạng của banfield】Thừa Thiên Huế: Hiệu quả vượt bậc từ nguồn vốn khuyến công
Từ nguồn vốn khuyến công,ừaThiênHuếHiệuquảvượtbậctừnguồnvốnkhuyếncôthứ hạng của banfield nhiều cơ sở sản xuất, chế biến mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết kế mẫu mã, đóng gói đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, được thị trường chấp nhận |
Theo Trung tâm khuyến công, năm 2019 tổng kinh phí hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ước đạt trên 2,6 tỷ đồng, trong đó hoạt động khuyến công quốc gia là 960 triệu đồng và khuyến công địa phương gần 1,7 tỷ đồng. Hiện, các đề án, hoạt động nằm trong chương trình khuyến công đã cơ bản hoàn thành, góp phần kích cầu sản xuất và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Ông Phan Hùng Sơn - Phó Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên Huế cho biết, nguồn vốn khuyến công năm 2019 tập trung hỗ trợ cho nhóm hàng chủ lực của tỉnh nhằm góp phần phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn, giúp tăng doanh thu cho các doanh nghiệp.
“Nhờ được hỗ trợ từ vốn khuyến công mà các cơ sở sản xuất đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất, trong đó một đồng vốn khuyến công thu hút 1,5 đồng vốn đầu tư của doanh nghiệp nên đã kích cầu sản xuất, gia tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân”, ông Sơn cho biết thêm.
Thời gian qua, có rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sau khi được hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công đã mạnh dạn đầu tư, tìm kiếm thị trường… đến nay đã khẳng định được thương hiệu không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu như các sản phẩm của Hợp tác xã mây tre đan Bao La (huyện Quảng Điền), sản phẩm từ quả vả (Trà vả Lộc Mai)….
Nguồn vốn khuyến công không chỉ hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, chế biến có quy mô, hoạt động lâu năm mà còn hỗ trợ cho các cơ sở, hợp tác xã mới thành lập. Ông Phạm Bá Nhật – Tổ trưởng tổ hợp tác thu mua mướp đắng Tây Hoàng (xã Quảng Thái, Quảng Điền) cho biết, Tổ hợp tác xã mới thành lập 4/2019, gồm 9 thành viên, chuyên thu mua sản phẩm mướp đắng của người dân trên địa bàn để cung ứng ra thị trường trong và ngoài tỉnh. Sau khi tham quan học tập các mô hình sản xuất mướp đắng khô, trà mướp đắng tại các tỉnh, thành phố phía Bắc và làm việc với các đối tác, cơ sở quyết định đầu tư máy sấy để phục vụ công đoạn sấy khô sản phẩm. Từ đó, cơ sở lập đề án khuyến công xin hỗ trợ kinh phí đầu tư máy sấy và được Sở Công Thương Thừa Thiên Huế phê duyệt với mức hỗ trợ 87 triệu đồng, kinh phí trang bị máy là 220 triệu đồng. “Nếu không được nguồn vốn khuyến công tiếp sức kịp thời, tổ hợp tác rất khó đầu tư thiết bị vì bao nhiêu vốn liếng đều tập trung thu mua sản phẩm. Từ nguồn hỗ trợ của vốn khuyến công, tổ mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư máy và ứng vốn cho bà con mở rộng diện tích trồng mướp đắng, đáp ứng nguồn nguyên liệu sau khi đưa máy vào hoạt động”, ông Nhật cho biết thêm.
Nhiều sản phẩm mây tre của Hợp tác xã may tre đan Bao La xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản |
Năm 2019, nguồn vốn từ chương trình khuyến công địa phương đã hỗ trợ cho hợp tác xã nông nghiệp Hiền Lương (huyện Phong Điền) đầu tư máy móc làm sạch và phân loại hạt giống sau gần chục năm tự làm sạch và phân loại hạt giống bằng phương pháp thủ công.
Ông Hoàng Văn Hiền – Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Hiền Lương cho biết, sau khi được hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công, hợp tác xã đầu tư máy móc cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. “Sau nửa năm đưa vào hoạt động và chuyển từ phân loại giống thủ công với công suất 3 tấn/ngày sang thiết bị máy móc tiến tiến công suất 15 tấn/ngày, mỗi ngày hợp tác xã đã tiết giảm được 3 nhân công nên chi phí sản xuất giảm từ 80.000 đồng/tấn xuống còn 33.000 đồng/tấn, trong khi chất lượng lúa giống đồng đều hơn trước nên bà con nông dân rất vui”, ông Hiền chia sẻ.
Ông Phan Hùng Sơn - Giám đốc Sở Công Thương cho rằng, việc hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất đã kịp thời khuyến khích các cơ sở công nghiệp nông thôn, ngành nghề thủ công mỹ nghệ đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra sản phẩm mới và chất lượng sản phẩm ngày càng nâng lên đáp ứng nhu cầu thị trường. “Mặc dù nguồn vốn khuyến công đã phát huy giá trị, tạo động lực cho các doanh nghiệp phát triển, tuy nhiên qua khảo sát, thời gian qua tính liên kết giữa doanh nghiệp chưa cao, trình độ quản lý và áp dụng công nghệ còn thấp nên quy mô sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ. Năm 2020, Sở sẽ hỗ trợ vốn khuyến công dưới hình thức đề án cụm, chuỗi và hạn chế hỗ trợ cho các cơ sở đơn lẻ nhằm tạo sự liên kết giữa các doanh nghiệp và các cơ sở công nghiệp nhỏ góp phần mang lại hiệu quả tập thể và tránh lãng phí các thiết bị máy móc”, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên Huế nhấn mạnh.
Hiện, tỉnh Thừa Thiên Huế có 175 sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, 34 sản phẩm được công nhận cấp khu vực và 11 sản phẩm cấp quốc gia, góp phần quảng bá thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm công nghiệp nông thôn.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nắng nóng: Sử dụng điều hòa ô tô sao cho tiết kiệm năng lượng
- ·Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu giảm 4,2%
- ·Thương lái đặt cọc lúa Thu đông giá cao
- ·Họp mặt kỷ niệm 20 năm thành lập ngành ngân hàng
- ·Tra cứu điểm thi THPT quốc gia tỉnh Hưng Yên năm 2018 nhanh và chính xác nhất
- ·Thị trường xuất khẩu gạo năm 2024 có nhiều triển vọng
- ·Nơi mua sắm, quảng bá hàng hóa tết
- ·Điểm sáng ngành tài chính
- ·Hà Nội sẽ không nương tay với các chủ đầu tư 'chây ì' công tác PCCC
- ·Nông dân lo lắng khi giá dưa gang giảm mạnh
- ·Xe khách rơi xuống vực đèo Lò Xo: Thông tin chi tiết chiếc xe gặp nạn
- ·Không để bị động trong quản lý, điều hành giá
- ·Thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
- ·Sức mua hàng Tết có thể tăng 10%, khó xảy ra biến động giá
- ·38.000 vụ vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại bị phát hiện trong Quý III/2018
- ·Hoạt động bán lẻ hàng hóa 5 tháng đầu năm tăng 7,72%
- ·Nâng cao độ tin cậy, cung cấp điện an toàn
- ·Điểm sáng phát triển ở huyện Long Mỹ
- ·Đề thi, đáp án môn Vật lí THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·WB dự báo kinh tế Việt Nam tăng 5,5% năm 2024 và lên 6,0% năm 2025