会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【top ghi bàn bóng đá】'Việt Nam có tiềm năng trở thành một công xưởng của thế giới'!

【top ghi bàn bóng đá】'Việt Nam có tiềm năng trở thành một công xưởng của thế giới'

时间:2024-12-23 23:45:16 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:776次

'Viet Nam co tiem nang tro thanh mot cong xuong cua the gioi' hinh anh 1

Nhà máy ôtô VinFast. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang đẩy nhanh quá trình chuyển dịch sản xuất và Việt Nam có một số lợi thế ở tầm vĩ mô để tận dụng cơ hội này,ệtNamcoacutetiềmnăngtrởthagravenhmộtcocircngxưởngcủathếgiớtop ghi bàn bóng đá cũng như chào đón nhiều công ty chuyển cơ sở sản xuất đến Việt Nam. Đó là nhận định trong bài viết vừa đăng trên trang mạng seekingalpha.com.

Theo bài viết, dù không quá lớn, nhưng kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh ở mức khoảng 6-7% trong nhiều năm qua và Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực và đang tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với các nước khác.

Bài viết đánh giá so với một số nước láng giềng, Việt Nam có nền kinh tế đa dạng hơn, gồm sản xuất hàng dệt may, giày dép (Nike, Adidas), một số linh kiện điện tử (Lenovo) và sản xuất ôtô (Ford Motor), VinFast...

Trong khi đó, những nước trong khu vực như Malaysia quá phụ thuộc vào dầu khí (gần 16% kim ngạch xuất khẩu); Brunei có gần 90% kim ngạch xuất khẩu liên quan đến dầu mỏ; Indonesia có hơn 25% xuất khẩu liên quan đến dầu và than; Campuchia có nền kinh tế quá nhỏ và chỉ tập trung vào sản xuất dệt may.

Báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng hoạt động kinh tế trong năm 2020 đã giảm sút đáng kể và sẽ phục hồi mạnh trong năm 2021.

Báo cáo cho thấy sự ổn định vĩ mô mà Việt Nam đang có về tăng trưởng, thâm hụt tài khoản vãng lai hay số lượng việc làm.

Nền kinh tế đủ đa dạng để chống đỡ sự suy giảm kinh tế do COVID-19 gây ra và vẫn tăng trưởng tích cực như trong dự báo của IMF.

Việc nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định cũng được chỉ ra trong phân tích độc lập khác của Ngân hàng Thế giới: Khuôn khổ kinh tế vĩ mô và tài khóa vẫn được duy trì ổn định với tốc độ tăng trưởng GDP ước tính 1,8% trong nửa đầu năm 2020, dự kiến đạt 2,8% trong cả năm 2020.

Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới được dự báo không suy thoái dù tốc độ tăng trưởng trong năm nay thấp hơn nhiều so với dự báo trước khủng hoảng ở mức 6-7%.

Theo trang mạng seekingalpha.com, ngành công nghiệp ôtô ở Việt Nam mới chỉ phát triển và các nhà sản xuất ôtô trong nước đang ngày càng lớn mạnh (ôtô VinFast). Đây là bước phát triển rất lớn vì ngành công nghiệp ôtô nói chung tạo ra rất nhiều việc làm và tăng trưởng cho một quốc gia.

Lợi thế của ngành công nghiệp ôtô còn non trẻ là sự ra đời của nhiều nhà cung ứng nhỏ, điều này ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế/công việc. Ngành này, dù có nền tảng nhỏ, nhưng đang tăng trưởng hơn 100% và nhu cầu rất lớn.

Thái Lan có ngành công nghiệp ôtô rất phát triển, đã giúp nước này tăng trưởng trong nhiều năm qua.

Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích tăng trưởng bằng cách giảm thuế cho các công ty sản xuất ôtô và linh kiện ở Việt Nam thay vì nhập khẩu linh kiện.

Một lợi thế khác của Việt Nam là mức lương trung bình vẫn thấp hơn hầu hết các nước lân cận, dao động ở mức 5,5 USD/giờ. Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế nhờ tận dụng quy trình sản xuất và nhân công chi phí thấp.

'Viet Nam co tiem nang tro thanh mot cong xuong cua the gioi' hinh anh 2

Sản xuất may mặc tại khu công nghiệp Visip. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Hiện Chính phủ Việt Nam tăng chi tiêu cho hạ tầng và có kế hoạch tập trung tăng trưởng hơn nữa.

Việt Nam đang chi 5,7% GDP để cải thiện hạ tầng. Đây là mức chi cao nhất trong khu vực.

Tiền được đầu tư để kết nối thêm nhiều làng mạc bằng cách mở đường bộ, hạ tầng đường sắt gồm tuyến đường sắt Bắc-Nam nối hai đầu đất nước.

Việt Nam cũng có kế hoạch xây dựng 39 cảng trong kế hoạch mở rộng cảng biển. Tổng mức chi sẽ khoảng 80-100 tỷ USD trong 10 năm tới hoặc lâu hơn.

Bài viết đánh giá Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên “vàng” về nhân khẩu học khi hơn 70% dân số dưới 35 tuổi.

Với dân số khoảng 100 triệu người tính đến năm 2019, chỉ khoảng 13% số dân thuộc tầng lớp trung lưu. Con số này dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên 26% vào năm 2025/2026. Điều này sẽ tạo động lực lớn cho tiêu dùng và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng cao hơn từ mức trung bình 6% hiện nay.

Nhiều công ty sẽ muốn tận dụng sự bùng nổ tiêu dùng này và có một bước nhảy vọt để đầu tư hơn nữa vào nền kinh tế Việt Nam.

Trong 10 năm qua, chỉ số thuận lợi kinh doanh đã cải thiện đáng kể, từ mức 98 trong năm 2011 lên mức 70 trong năm 2020.

Với việc chính phủ chú trọng đầu tư hơn vào hạ tầng, Việt Nam có 99% số làng có điện sáng, cộng với chỉ số vốn con người (HCI) cao.

Việt Nam có thể cải thiện chỉ số này hơn nữa và vươn lên lọt top 50 trong vài năm tới. Bài viết kết luận với tất cả những mặt tích cực này, Việt Nam có tiềm năng trở thành một công xưởng sản xuất của thế giới.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Tiêu thụ hải sản khó khăn, Bộ NN&PTNT đưa ra khuyến cáo
  • Hội Chữ thập đỏ TP. Bạc Liêu: Vận động được 300 đơn vị máu
  • Kế hoạch giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2023
  • An Giang: Tạm giữ hình sự nhân viên ngân hàng lừa đảo
  • Tiềm năng từ kinh tế số…
  • Bắt đối tượng dùng xung điện đánh bắt thủy sản trên sông
  • Thiết kế shop ở đâu uy tín, chuyên nghiệp tại TP. HCM?
  • Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả nhằm phục hồi nhanh kinh tế
推荐内容
  • Đẩy mạnh triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • Ấn tượng tường rào bằng bể cá bao quanh biệt thự của doanh nhân giàu có
  • Thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả về an toàn giao thông
  • Gửi thực phẩm đi Mỹ hút chân không miễn phí, nhận hàng sau 3
  • Cảnh báo nguy cơ vỡ đập hồ thủy điện Đăk Kar
  • Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau chúc Tết bà con Khu căn cứ Tỉnh ủy tại Xẻo Đước