【lịch thi đấu ả rập xê út clb】Thị trường USD trước lệnh cấm cho vay ngoại tệ
Từ đầu năm 2016 đến nay,ịtrườngUSDtrướclệnhcấmchovayngoạitệlịch thi đấu ả rập xê út clb tỉ giá VNĐ/USD biến động không nhiều, thậm chí có thời điểm giá USD trên thị trường thấp hơn các ngân hàng (NH) 20-30 đồng làm tiêu tan hy vọng tỉ giá đi lên của giới đầu cơ ngoại tệ.
Tiền gửi ngoại tệ giảm 3,5%
Dấu hiệu cho thấy giới đầu cơ không mặn mà với ngoại tệ là tỉ lệ tiền gửi USD tại các NH đã sụt giảm. Lãnh đạo NH Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cho biết huy động vốn bằng USD đã giảm nhẹ. Một số doanh nghiệp (DN) bán ngoại tệ rồi núp bóng cá nhân gửi tiết kiệm VNĐ dài hạn với lãi suất cao. Sau đó, DN thế chấp VNĐ để vay USD theo kỳ hạn 3-6 tháng với lãi suất thấp nhằm giảm thiểu chi phí vay vốn khiến dư nợ cho vay USD vẫn còn nhiều.
Tình trạng găm giữ ngoại tệ đã giảm đáng kể trong thời gian gần đây Ảnh: TẤN THẠNH
Tình trạng găm giữ ngoại tệ đã giảm đáng kể trong thời gian gần đây Ảnh: TẤN THẠNH
Trong khi đó, do lãi suất 0% nên 100% tiền gửi USD là không kỳ hạn. NH sử dụng nguồn vốn này để cho vay USD có kỳ hạn sẽ đối mặt rủi ro. Vì thế, nhiều NH đang tính đến phương án vay USD dài hạn từ nước ngoài nhằm cân đối kỳ hạn nguồn vốn.
Theo ông Từ Tiến Phát, Phó Tổng Giám đốc NH Á Châu (ACB), từ đầu năm đến nay, nhiều cá nhân đã rút tiền gửi USD khiến huy động vốn bằng ngoại tệ của ACB giảm 5%. Tổng giám đốc NH Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng cho biết lượng tiền gửi USD đã giảm với tỉ lệ như ACB. Ông Phạm Thanh Hà, Phó Tổng Giám đốc NH Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), thông báo huy động vốn USD tại Vietcombank hiện ổn định…
Theo số liệu mới nhất của NH Nhà nước, tại thời điểm 10-3, huy động vốn ngoại tệ bình quân hệ thống NH giảm 3,5% so với thời điểm 31-12-2015, chứng tỏ tỉ lệ nắm giữ USD đi xuống, tình trạng đô la hóa chuyển biến tích cực
Diễn biến của thị trường ngoại tệ cho thấy đầu tháng 1-2016, 1 USD có giá 22.540 đồng nhưng đến ngày 26-3 xuống còn 22.340 đồng/USD, giảm 200 đồng. Giới phân tích cho rằng người dân rút dần tiền gửi USD, huy động vốn bằng ngoại tệ giảm là điều dễ hiểu.
Cung cầu USD ổn định
Như vậy, trong gần 3 tháng đầu năm 2016, tỉ giá biến động trái với dự đoán vào đầu quý IV/2015. Lúc đó, tỉ giá được kỳ vọng tăng thêm 1% vào đầu năm 2016. Vì thế, nhiều người đã ồ ạt mua USD gửi vào NH khiến 3 tháng cuối năm 2015, huy động vốn bằng ngoại tệ của hệ thống NH tăng 18% (số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia). Sau đó, họ thế chấp USD cho NH để vay VNĐ nhằm có vốn làm ăn, đồng thời chờ tỉ giá tăng lên sẽ bán ra kiếm lời.
Thế nhưng, giữa tháng 12-2015, NH Nhà nước bất ngờ tung ra liều thuốc đặc trị đầu cơ USD. Theo đó, lãi suất tiền gửi USD giảm còn 0%, kèm theo thông điệp gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ có thể bị thu phí. Mặt khác, từ ngày 4-1-2016, NH Nhà nước áp dụng cơ chế tỉ giá trung tâm thay đổi hằng ngày. Lập tức, thị trường ngoại tệ biến động nhưng sau đó dần ổn định, tỉ giá giảm dần. Đến cuối tháng 3-2016, giá mỗi USD tại các NH “neo” ở mức 22.300 - 22.350 đồng.
Theo các NH, do diễn biến của tỉ giá trái chiều dự đoán nên nhiều DN có nguồn thu USD bán ngay ngoại tệ cho NH khi nhận được tiền thanh toán từ nước ngoài làm cho cung USD dồi dào. Trong khi đó, sức mua ngoại tệ của các DN nhập khẩu lại không tăng khiến cung cầu USD luôn ổn định, thậm chí có thời điểm khách hàng bán ngoại tệ nhiều hơn mua. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2016 đến nay, Việt Nam xuất siêu gần 1 tỉ USD. Từ đó, DN, người dân và cả NH thương mại không muốn nắm giữ USD. Điều này lý giải vì sao tỉ giá VNĐ/USD trong gần 3 tháng qua đi xuống.
Tuy hoàn toàn ủng hộ chủ trương chống đô la hóa nhưng GS-TS Trần Ngọc Thơ (Trường ĐH Kinh tế TP HCM) cho rằng bên cạnh chính sách lãi suất tiền gửi USD bằng 0%, dứt khoát NH Nhà nước phải cấm NH thương mại cho vay bằng USD. Nếu NH thương mại vẫn được cho vay ngoại tệ thì chẳng khác nào triệt tình trạng đô la hóa nửa vời.
Nhu cầu ngoại tệ được đáp ứng Từ ngày 15 đến 25-3, tỉ giá trung tâm chỉ tăng 7 đồng, tỉ giá mua bán của NH thương mại tăng 20 đồng (chưa tới 0,1%), giao dịch trong khoảng 22.300 - 22.350 đồng/USD. Theo TS Trương Văn Phước, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tỉ giá thường vận động do 2 nhân tố chính là nền tảng của kinh tế vĩ mô và cung cầu thị trường. Quý I/2016, Việt Nam xuất siêu trên 1 tỉ USD, vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài tăng gần 4 tỉ USD, kiều hối cũng thu hút được cả tỉ USD nên nguồn cung ngoại tệ khá dồi dào. Trên thị trường ngoại hối, các DN xuất khẩu bán ngoại tệ cho NH thương mại ở mức ổn định. Nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu đều được các NH đáp ứng. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Việt Nam – Nhật Bản tăng cường hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực LNG & Gas
- ·Giá vàng SJC hôm nay bật tăng 750 ngàn, thi trường bán ra 78,70 triệu đồng/lượng
- ·Buộc tiêu hủy 748 kg dược liệu nhập lậu
- ·Trải nghiệm văn hóa, một hướng đi mở trong dạy học
- ·Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2019
- ·BAC A BANK đồng hành kinh doanh cùng khách hàng cá nhân
- ·Đại học Huế: Hơn 5.600 chỉ tiêu cho các phương thức tuyển sinh sớm
- ·“Tóm gọn” gần 400 kg dược liệu đang trên đường đưa về Hà Nội tiêu thụ
- ·Cam kết của EU đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
- ·Ông Trump hứa giải quyết xung đột Ukraine trong 1 ngày, phản đối ủng hộ Kiev
- ·Kinh hoàng máy bay bị nổ động cơ khi đang bay, một nữ hành khách bị hút ra ngoài
- ·Trường THPT chuyên Khoa Học đoạt giải Ba cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp Quốc gia
- ·Cựu Tổng thống Nga vạch lằn ranh đỏ về xung đột trực tiếp với NATO
- ·Rơi trực thăng chở Bộ trưởng Thể thao Iran, 2 người thiệt mạng
- ·Bộ Công Thương: Từ năm 2016, không bổ sung quy hoạch các dự án thủy điện nhỏ liên quan đến rừng tự n
- ·Ukraine nói Nga đẩy mạnh tấn công Bakhmut, Mỹ viện trợ thêm cho Kiev
- ·Nhiều đề tài khoa học kỹ thuật của học sinh có tính ứng dụng cao
- ·Thứ trưởng Bộ GD&ĐT gặp gỡ các đoàn tham dự SV
- ·Tai nạn giao thông tại Cao Bằng: Xe khách giường nằm lao xuống vực, 4 người chết
- ·USD suy yếu nhưng áp lực tỷ giá VND tăng lên do Covid