会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bxh romania liga 1】Quốc hội thông qua dự thảo Luật Trẻ em và Luật Báo chí (sửa đổi)!

【bxh romania liga 1】Quốc hội thông qua dự thảo Luật Trẻ em và Luật Báo chí (sửa đổi)

时间:2024-12-24 00:26:20 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:701次

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 11,ốchộithngquadựthảoLuậtTrẻemvLuậtBochsửađổbxh romania liga 1 Quốc hội khóa XIII, sáng 5-4, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, biểu quyết thông qua hai dự án Luật Trẻ em và Luật Báo chí (sửa đổi).

Giữ nguyên độ tuổi trẻ em là dưới 16 tuổi

Với 444/449 đại biểu Quốc hội tán thành thông qua (bằng 89,88% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội thông qua Luật Trẻ em. Luật gồm 7 chương, 106 điều.

Trước khi thông qua dự thảo Luật, Quốc hội đã nghe Báo cáo tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật Trẻ em. Theo báo cáo, đa số các ý kiến thống nhất đổi tên Luật thành Luật Trẻ em. Về độ tuổi trẻ em, nhiều đại biểu không tán thành việc điều chỉnh độ tuổi trẻ em lên dưới 18 tuổi. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Tổng thư ký Quốc hội gửi phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về hai phương án (Phương án 1: “Trẻ em là người dưới 18 tuổi”; Phương án 2: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”). Kết quả lấy phiếu cho thấy: Có 340/397 ý kiến đồng ý phương án 2 (chiếm 69,25% tổng số đại biểu Quốc hội). Tiếp thu ý kiến đa số đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ độ tuổi trẻ em là dưới 16 tuổi như quy định tại Luật hiện hành.

Ảnh minh họa: quochoi.vn. 

Về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, một số ý kiến đề nghị bổ sung thêm vào khoản 1 Điều 10 các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, như trẻ em lánh nạn, tị nạn; trẻ em di cư; trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh phải điều trị dài ngày, bệnh hiếm theo quy định của Bộ Y tế. Cũng có ý kiến băn khoăn việc bổ sung nhóm “trẻ em chưa hoàn thành phổ cập giáo dục phải bỏ học kiếm sống” vào đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vì không rõ phổ cập giáo dục ở cấp nào. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung vào khoản 1 Điều 10 của dự thảo Luật các nhóm “trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo” (điểm n khoản 1) và nhóm “Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tỵ nạn chưa xác định được cha, mẹ hoặc không có người chăm sóc” (điểm o khoản 1).

Về nhóm trẻ em “chưa hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục phải bỏ học kiếm sống”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin giải trình và tiếp thu như sau: Nhóm trẻ em này chịu rất nhiều thiệt thòi trong xã hội, như bị mất quyền học tập, mất cơ hội tiếp cận tri thức, nghề nghiệp để hoàn thiện nhân cách và tạo lập cuộc sống ổn định khi trưởng thành; có nguy cơ cao bị xâm hại, bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia vào các hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin được giữ nhóm trẻ em này là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và bổ sung cụm từ “trung học cơ sở” sau cụm từ “phổ cập giáo dục” để làm rõ hơn nhóm đối tượng này.

Một số ý kiến cho rằng cần xem xét lại quy định về quyền bí mật đời sống riêng tư tại Điều 21 của dự thảo Luật vì quyền này sẽ khiến cho cha mẹ nếu muốn giám sát, kiểm tra con sẽ là phạm luật trong khi trẻ em chưa chín chắn và chưa đầy đủ về nhận thức, có thể bị lôi kéo vào những xu hướng xấu. Có ý kiến băn khoăn về quy định trẻ em có quyền tự do kết bạn tại Điều 34 sẽ gây khó cho người làm cha, mẹ trong việc quan tâm đến mối quan hệ xã hội của con. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội  đã bổ sung, chỉnh lý quy định về quyền bí mật đời sống riêng tư của trẻ em tại Điều 21 gắn với yêu cầu vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và quy định cụ thể trách nhiệm của cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, các thành viên trong gia đình trong việc bảo đảm quyền bí mật đời sống riêng tư của trẻ em tại điểm b, c khoản 1 Điều 100 của dự thảo Luật;  đồng thời bỏ cụm từ “kết bạn” tại Điều 34 của dự thảo Luật. 

Về chăm sóc, giáo dục trẻ em, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về chính sách để trẻ em các xã diện 135, vùng miền núi khó khăn, phụ nữ mang thai ở vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn được bảo hiểm y tế chi trả các chi phí liên quan đến quá trình chăm sóc sức khỏe; bổ sung quy định trẻ em không có các giấy tờ cần thiết cũng được chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh như trẻ em có bảo hiểm y tế. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung một khoản vào Điều 43 (khoản 1) quy định về việc bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em, trong đó có ưu tiên trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em sống tại vùng khó khăn. Còn việc chăm sóc cho phụ nữ mang thai và chế độ bảo hiểm y tế cho trẻ em đã được quy định tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 43 của dự thảo Luật.

Có ý kiến đề nghị bổ sung những quy định về quan điểm hạn chế tình trạng vị thành niên mang thai và chống nạo phá thai trên cơ sở tăng cường chăm sóc, giáo dục, tuyên truyền về sức khỏe sinh sản; xử lý tình trạng trẻ em mang thai, giảm thiểu thiệt hại và chấn thương về tâm lý, sinh lý cho trẻ em tại Điều 43. Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến như sau: Dự thảo Luật đã có quy định việc Nhà nước bảo đảm tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp với độ tuổi trẻ em tại khoản 2 Điều 43. Về việc đề nghị bổ sung quy định nhằm xử lý tình trạng trẻ em mang thai, giảm thiểu thiệt hại và chấn thương về tâm lý, sinh lý cho các em, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, đã bổ sung vào khoản này quy định về việc Nhà nước bảo đảm “hỗ trợ” trẻ em trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp với lứa tuổi; đồng thời, bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ Y tế về việc “hỗ trợ” trẻ em chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với độ tuổi tại khoản 2 Điều 84.

Luật Trẻ em có hiệu lực thi hành từ ngày 1-6-2017. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật Trẻ em có hiệu lực.

Giảm điều kiện cấp thẻ nhà báo lần đầu

Cũng trong sáng 5-4, dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) gồm 6 chương, 61 điều đã được 89,47% đại biểu Quốc hội tán thành thông qua. Luật quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; tổ chức và hoạt động báo chí; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí; quản lý Nhà nước về báo chí. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2017. Luật Báo chí ngày 28-12-1989 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/1999/QH10 sẽ hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Có ý kiến cho rằng khoản 1 Điều 12 dự thảo Luật quy định cơ quan báo chí phải đăng, phát kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo của công dân là khó khả thi. Theo báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quyền góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân trên báo chí là thuộc quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đã được hiến định. Báo chí là diễn đàn để công dân thực hiện quyền đó. Tuy nhiên, để phù hợp với thực tiễn và bảo đảm tính khả thi của Luật, khoản 1 Điều 12 dự thảo Luật quy định cơ quan báo chí đăng, phát kiến nghị, phê bình của công dân phù hợp với tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí đó chứ không phải đăng phát mọi kiến nghị, phê bình do công dân gửi đến.

Về cơ quan báo chí (các điều 15 và 21), báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) nêu rõ: Có ý kiến đề nghị làm rõ sự cần thiết phải có sự thống nhất ý kiến bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông khi bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy việc bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc trách nhiệm chính của cơ quan chủ quản báo chí (điểm b khoản 2 Điều 15). Về quy định việc bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí phải được sự thống nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông là cần thiết để bảo đảm người đứng đầu cơ quan báo chí phải hội đủ tiêu chuẩn như quy định tại khoản 2 Điều 23. Thực tế hiện nay, một số cơ quan chủ quản cơ quan báo chí bổ nhiệm tổng biên tập không có nghiệp vụ báo chí, làm ảnh hưởng đến chất lượng của báo. Hơn nữa, báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu, có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ đời sống xã hội. Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí, chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động báo chí cả nước. Cơ quan này rất cần xây dựng mối quan hệ thường xuyên, mật thiết với người đứng đầu cơ quan báo chí nhằm bảo đảm đưa thông tin kịp thời, trung thực, lành mạnh đến công chúng. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ như dự thảo Luật.

Về cấp thẻ nhà báo, có ý kiến đề nghị bỏ điều kiện “phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên” đối với người công tác tại cơ quan báo chí thuộc tổ chức tôn giáo; đề nghị giảm điều kiện phải có thời gian công tác từ “3 năm” xuống còn “2 năm” đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu; đề nghị bổ sung quy định trường hợp người được xét cấp thẻ nhà báo là đối tượng vi phạm pháp luật hình sự bị kết án mà hết thời hạn thi hành án. Tiếp thu ý kiến đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý các nội dung trên thể hiện tại Điều 27 dự thảo Luật.

Về ý kiến đề nghị đối với trường hợp người được cấp thẻ nhà báo bị thu hồi thẻ vì bị khởi tố bị can, khi có kết luận không phạm tội của cơ quan có thẩm quyền thì cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí phải “trả lại” thẻ thay vì làm thủ tục “cấp lại” thẻ như quy định trong dự thảo Luật. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sửa đổi nội dung trên thể hiện tại Điều 28 dự thảo Luật. Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định phóng viên, nhà báo không được sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền trái với tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, đây là quyền tự do ngôn luận của công dân đã được hiến định nên không thể đưa nội dung này vào dự thảo Luật. Trường hợp thấy cần thiết phải quản lý những hoạt động trên, cơ quan báo chí có thể quy định nội dung này tại quy chế hoạt động của cơ quan báo chí đó.

Có ý kiến cho rằng, dự thảo Luật chưa quy định về quyền khai thác thông tin của nhà báo. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, hoạt động khai thác thông tin của nhà báo bao gồm hoạt động chủ động lấy tin, bài của nhà báo và trách nhiệm của cơ quan tổ chức cung cấp thông tin cho nhà báo. Dự thảo Luật đã có một số điều quy định về vấn đề này, cụ thể là: Khoản 2 điều 13 quy định hoạt động báo chí và nhà báo được Nhà nước bảo hộ; các điểm b, c, d khoản 2 Điều 25 quy định nhà báo có quyền được khai thác và cung cấp thông tin; được đến cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức phải cung cấp cho nhà báo tư liệu, tài liệu; được hoạt động báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai, được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp, được liên lạc trực tiếp với những người có liên quan để lấy tin, phỏng vấn. Ngoài ra, khoản 12 Điều 9 quy định cấm hành vi cản trở nhà báo, phóng viên trong quá trình tác nghiệp, khai thác lấy tin, bài; khoản 1 Điều 38 quy định cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm phải cung cấp thông tin cho báo chí… Ngoài ra còn một số điều khác quy định liên quan đến các hình thức khai thác thông tin của nhà báo.

Về ý kiến đề nghị không nên quy định thời hạn 5 năm phải đổi thẻ nhà báo (Điều 28), Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, thực tế hiện nay có một số trường hợp, người được cấp thẻ nhà báo nhưng không còn làm công việc liên quan đến báo chí, mà vẫn giữ và sử dụng thẻ nhà báo không đúng mục đích. Do vậy, để quản lý hiệu quả việc sử dụng thẻ nhà báo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị được giữ như dự thảo Luật.

Theo QĐND

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Chuyến đi bí mật của Ngoại trưởng Mỹ tới Triều Tiên qua lời kể phóng viên
  • Đồng chí Tô Lâm được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Australia đầu tư hơn 2 tỷ USD vào Việt Nam, công nghiệp chế biến chế tạo chiếm gần 48%
  • Tiêu chuẩn đóng góp quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp
  • Dự báo thời tiết ngày hôm nay 20/6: Nắng nóng kỷ lục kéo dài
  • Xăng tiếp tục tăng, dầu giảm tới 982 đồng từ 15 giờ 30 phút ngày 13/2
  • Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản
  • VinFast VF DrgnFly – xe đạp điện cá tính cho người Việt
推荐内容
  • Bộ Y tế yêu cầu xác minh, xử lý nhà thuốc bán thuốc quá hạn 4 tháng
  • Vinh danh các tác phẩm báo chí xuất sắc về bảo hiểm năm 2023
  • Phát động chương trình thiện nguyện tái xây dựng mái ấm cho bà con sau ảnh hưởng bão Yagi
  • Đề xuất danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh
  • Sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội có sức cạnh tranh cao thay thế hàng nhập khẩu
  • Công an vào cuộc làm rõ nguyên nhân Viện Tim bị tấn công trang web lấy số khám bệnh