【keo nha cai c1】Bóc trần doanh nghiệp gian lận nguyên liệu, vật tư trong gia công, sản xuất xuất khẩu
Doanh nghiệp gia công, SXXK tăng nhanh
Những năm gần đây, số lượng DN hoạt động trong lĩnh vực gia công, SXXK tăng lên nhanh chóng. Nếu năm 2014, cả nước có khoảng 4.600 DN thì đến cuối năm 2017, con số này tăng lên 8.200.
DN gia công, SXXK chủ yếu hoạt động sản xuất trong lĩnh vực dệt may, da giày, điện tử, đồ gỗ, cơ khí…, tập trung chủ yếu ở 11 tỉnh, thành phố: Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh.
Năm 2016, số tiền thực thu ngân sách từ KTSTQ loại hình gia công, SXXK là 392 tỷ đồng, chiếm 15% tổng thu của toàn lực lượng KTSTQ. Năm 2017, số tiền thực thu về ngân sách từ KTSTQ loại hình gia công, SXXK là 797 tỷ đồng, tăng 2,03 lần so với năm 2016, chiếm 36% tổng thu của toàn lực lượng KTSTQ. |
Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho môi trường đầu tư của DN nói chung và lĩnh vực gia công, SXXK nói riêng, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi về thuế, thủ tục để thu hút đầu tư.
Cụ thể, Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn đã cắt giảm nhiều thủ tục hải quan đối với loại hình này. Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 đưa ra quy định miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập SXXK tương tự như quy định quản lý đối với hàng gia công thay vì ân hạn thuế 275 ngày như trước đây.
Các chính sách ưu đãi nêu trên đã tạo ra môi trường thuận lợi để DN gia công, SXXK phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, góp phần nâng cao kim ngạch XNK của cả nước và giải quyết ngày càng nhiều việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, bên cạnh các DN chấp hành tốt pháp luật, qua công tác kiểm tra sau thông quan (KTSTQ), cơ quan Hải quan phát hiện một số DN gia công, SXXK có hành vi lợi dụng chính sách thông thoáng, đơn giản về thủ tục, ưu đãi về thuế để gian lận, khai báo, quyết toán, thanh khoản với cơ quan Hải quan không đúng thực tế sản xuất.
Các sai phạm của DN được phát hiện thời gian quan chủ yếu về chính sách quản lý và sử dụng hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu thuộc loại hình gia công, SXXK, trong đó nổi cộm là vi phạm về định mức.
Dấu hiệu “điển hình” vi phạm về định mức
Theo kinh nghiệm và thực tế kiểm tra vừa qua của Cục KTSTQ (Tổng cục Hải quan), vi phạm của DN gia công, SXXK liên quan đến quản lý định mức hiện nay là DN không xác định được định mức thực tế sản xuất, mà sử dụng “định mức tạm tính” hoặc “định mức do đơn vị thuê gia công giao” để xác định lượng nguyên liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công; xác định số tiền thuế được hoàn (hoặc không thu hay được miễn). Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc xác định lượng nguyên liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công; lượng nguyên liệu, vật tư được hoàn thuế không phù hợp với thực tế.
Nguyên nhân khác dẫn đến việc xác định nguyên liệu, vật tư không phù hợp với thực tế do DN kê khai đồng nhất tỉ lệ % hao hụt cho các mã nguyên liệu, vật tư khi khai báo hồ sơ thanh lý/thanh khoản hợp đồng gia công, khai báo hồ sơ hoàn thuế/không thu thuế và hồ sơ miễn thuế mà không sử dụng hao hụt thực tế trong quá trình sản xuất.
Ngoài ra, các bộ phận của DN chưa có sự kết nối chặt chẽ, dẫn đến tình trạng số liệu giữa các bộ phận không đồng nhất và không phù hợp theo số liệu thực tế như định mức thực tế sản xuất không phù hợp với định mức khai báo hải quan
Theo cơ quan Hải quan, để đảm bảo hiệu quả trong công tác KTSTQ loại hình gia công, SXXK; kịp thời phát hiện DN có hành vi đối phó, gian lận nguyên liệu, vật tư để tiêu thụ nội địa hoặc thanh khoản, hoàn thuế không phù hợp với thực tế sản xuất, cần có phương pháp kiểm tra mới về định mức thông qua sổ kế toán và thực tế sản xuất để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của DN.
Thực tế hoạt động gia công, SXXK, bất kỳ DN nào cũng phải xây dựng định mức sử dụng để sản xuất sản phẩm, phải lên kế hoạch mua nguyên liệu, vật tư để cấp phát nguyên liệu, vật tư từ kho cho các dây chuyền sản xuất. Đồng thời, theo quy định phải sử dụng định mức này (bao gồm cả tỉ lệ phần trăm hao hụt thực tế) để thực hiện khai báo, quyết toán, thanh khoản hợp đồng gia công; để thực hiện thủ tục hoàn thuế/không thu thuế/ miễn thuế theo quy định. Định mức thực tế sản xuất có thể thay đổi do trình độ tay nghề công nhân, do máy móc sản xuất, do chất lượng nguyên phụ liệu đầu vào... Tuy nhiên, có thực tế không tránh khỏi có một số DN lợi dụng vấn đề định mức để gian lận nhằm thu lợi bất chính. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Sử dụng tài sản công ở 7 trường trên địa bàn TP.HCM: Thanh tra chỉ rõ tồn tại
- ·Quảng Ninh: Càng giáp Tết buôn lậu càng phức tạp
- ·Công nhận 6 đại lý thủ tục hải quan
- ·Kiểm tra hồ sơ doanh nghiệp đề nghị ưu tiên thế nào?
- ·Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó với mưa lũ tại khu vực Bắc Bộ
- ·Đình Bắc bất ngờ gia nhập CAHN
- ·Từ 1/4, bãi bỏ một loạt thông tư quy định về thủ tục hải quan
- ·Tám món ăn nhẹ bạn nên ăn trước khi vào phòng tập
- ·Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để Bộ Y tế thực hiện tiêm chủng mở rộng
- ·Ngành Hải quan quyết liệt thực hiện thu ngân sách từ đầu năm
- ·Cần đẩy mạnh khảo sát, kiểm tra chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường
- ·Làng bích họa Tam Thanh đẹp rực rỡ trong những "bộ áo" sặc sỡ
- ·Ngành văn hóa với nhiều hoạt động ý nghĩa
- ·Cơm cà ri gà vừa ngon lại lạ miệng
- ·Học Bác Hồ việc quy tụ nhân tài phát triển khoa học công nghệ
- ·Nao lòng với Lý Sơn
- ·Ngẩn ngơ trước những đồi cát đẹp mê hồn của Việt Nam
- ·Chấm dứt hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan nếu thông đồng với chủ hàng
- ·Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng cho phép phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu
- ·Cao Bằng: Ngăn chặn hơn 20 vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng