【xếp hạng hạng 2 đức】Công bố chỉ dẫn địa lý sản phẩm cà phê Sơn La
Đây là sản phẩm thứ 3 của tỉnh sau chè Shan tuyết Mộc Châu và xoài tròn Yên Châu được cấp Giấy chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đưa Sơn La trở thành một trong những địa phương có nhiều chỉ dẫn địa lý nhất cả nước.
Cà phê Sơn La có lịch sử nguồn gốc từ năm 1945, khi người dân địa phương xin về trồng tại vườn nhà, sau đó được chuyển lên trồng ở các sườn đồi. Trải qua hơn 70 năm hình thành, phát triển đến nay cà phê Sơn La trở thành một đặc sản của Sơn La và từng bước khẳng định vị trí vững chắc trên thị trường. Cà phê Sơn La được sản xuất từ giống cà phê Arabica, bao gồm các sản phẩm là cà phê nhân, cà phê hạt rang và cà phê bột.
Cây cà phê đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, một bộ phận người dân trồng cà phê không những xóa được đói, giảm được nghèo, mà còn vươn lên giàu có, nhiều hộ có thu nhập từ 100 - 200 triệu đồng/hộ/năm. Định hướng phát triển cây cà phê Sơn La đến 2020 là tiếp tục tập trung điều chỉnh theo hướng đầu tư chiều sâu, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, mở rộng quy mô diện tích một cách hợp lý, đảm bảo sự phát triển bền vững vùng nguyên liệu có giá trị kinh tế cao, gắn với các cơ sở công nghiệp chế biến; xây dựng xuất xứ nguồn gốc, thương hiệu sản phẩm, từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu.
Có được đặc thù và danh tiếng như vậy là nhờ địa hình, đất đai, khí hậu của khu vực địa lý thích hợp với giống cà phê Arabica, đặc biệt là kinh nghiệm trồng trọt gắn với phong tục tập quán văn hóa sản xuất của người dân địa phương. Chính vì vậy, việc xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê của tỉnh sẽ tạo cơ hội phát triển bền vững sản phẩm, tạo điều kiện tiếp thị và thâm nhập nhiều thị trường trong nước và khu vực.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Sơn La, tính đến tháng 9 năm 2017, diện tích cà phê Arabica toàn tỉnh đạt 12.696 ha, với sản lượng khoảng trên 10.000 tấn, đứng thứ 2 trong các địa phương trồng cà phê Arabica (cà phê chè) của Việt Nam. Trên 90% tổng diện tích trồng cà phê của tỉnh tập trung tại thành phố Sơn La, huyện Mai Sơn và huyện Thuận Châu. Sản phẩm cà phê nhân của Sơn La đã được xuất khẩu đến Mỹ, EU, Nhật Bản và một số nước khác. |
Theo dangcongsan.vn
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
- ·Áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định CPTPP
- ·Phòng, chống dịch nCoV: Việt Nam luôn ở mức cao hơn khuyến nghị
- ·Chỉ thị của Ban Bí thư: Nhanh chóng khống chế hiệu quả dịch tả lợn Châu Phi
- ·Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng
- ·Lương cơ sở có thể tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng
- ·Cơ quan an ninh đang điều tra một số dự án ở Hà Nội
- ·Bức tranh kinh tế Việt Nam: ‘Mặt trời vẫn đang chiếu sáng’
- ·Ngày 6/1: Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động
- ·Trung Quốc điều chỉnh thời gian thông quan hàng hóa do dịch virus corona
- ·Đồng hồ analog hỗ trợ thanh toán digital
- ·Hà Nội: Tăng cường kiểm tra quản lý, sử dụng nhà chung cư
- ·Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
- ·Quảng bá tìm cơ hội đưa nông sản Việt vào hệ thống bán lẻ Ấn Độ
- ·1 người phụ nữ tử vong bất thường trong vườn tiêu
- ·Dấu hiệu cảnh báo hệ thống lái hư hỏng cần biết để tránh tai nạn
- ·Sáng nay (20/5): Khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV
- ·TS. Vũ Viết Ngoạn: Phải vượt qua ‘bẫy thu nhập trung bình’ để bứt phá kinh tế Việt Nam
- ·Đất đá sạt lở chắn ngang quốc lộ ở Quảng Bình
- ·Áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định CPTPP