会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bd tl truc tiep】Dùng vốn công xử lý nợ xấu: Thận trọng để không sinh thêm nợ xấu!

【bd tl truc tiep】Dùng vốn công xử lý nợ xấu: Thận trọng để không sinh thêm nợ xấu

时间:2024-12-23 16:30:12 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:130次

ngan hang

Việc duy trì nợ xấu trong ngân hàng không giải quyết được lâu nay đã làm cho lãi suất cho vay tăng.

Tuy nhiên,ùngvốncôngxửlýnợxấuThậntrọngđểkhôngsinhthêmnợxấbd tl truc tiep theo các chuyên gia, việc triển khai thực hiện rất phức tạp, nhiều rủi ro, đòi hỏi phải hết sức thận trọng, kể cả khi đã có phương án nguồn lực.

Nền kinh tế gánh chi phí vốn cao vì nợ xấu

Bình luận về việc phương án dùng tiền ngân sách xử lý nợ xấu, mới đây, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Trương Văn Phước cho rằng, đây không phải là việc dùng tiền ngân sách xoá nợ cho người vay tiền, điều sẽ gây bức xúc cho xã hội, mà đây là một giải pháp kỹ thuật cần thiết và đòi hỏi phải bình tĩnh để xử lý, tránh những hệ quả tiêu cực mà nền kinh tế phải gánh chịu.

Ông Trương Văn Phước phân tích, hệ quả trực diện của nợ xấu là người dân đang phải gánh chịu lãi suất thực tới 8 - 9%/năm. Trong khi lạm phát chỉ 0,5 - 0,6% thì lãi suất cho vay tới 9 – 10%. Tỷ lệ sinh lời của các ngân hàng giảm đi 3 lần, từ 12% còn 4%, chính điều đó lan tỏa vào chi phí vốn làm nền kinh tế phải chấp nhận chi phí vốn rất cao.

Cùng quan điểm này, Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Nguyễn Đức Thành cũng cho rằng, việc duy trì nợ xấu trong ngân hàng không giải quyết được lâu nay đã làm cho lãi suất cho vay tăng, để bù lại phần đã mất vì nợ xấu. Khi các giải pháp “nửa vời” như Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam đã không mang lại hiệu quả, thì việc bơm nguồn lực mới vào để xoá bỏ nợ xấu sẽ giúp ngân hàng có động lực giảm lãi suất cho vay, từ đó doanh nghiệp giảm được chi phí vay, tăng năng lực sản xuất.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Thành cũng lưu ý rằng, việc lựa chọn dùng nguồn tiền nào để xử lý nợ xấu chỉ là nguyên lý mang tính kỹ thuật, còn việc dùng như thế nào, xử lý ra sao mới là những vấn đề gay go, phức tạp, mà không chỉ có tiền là xong.

“Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính giai đoạn 1992 - 2002, Chính phủ Nhật Bản và ngành Ngân hàng đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ công luận khi đề xuất và thực hiện các đợt bơm vốn công để giải cứu ngân hàng. Do sự tê liệt của thị trường tài chính, nền kinh tế Nhật Bản đi vào giai đoạn tăng trưởng âm lần đầu tiên kể từ Thế chiến thứ 2. Trong giai đoạn này, hàng loạt giải pháp đã được Chính phủ tiến hành nhằm bình ổn hệ thống tài chính như triển khai các gói kích cầu, thành lập Công ty mua lại nợ có thế chấp từ ngân hàng, thành lập “ngân hàng tiếp quản” nhằm tiếp quản tài sản của các ngân hàng bị phá sản....”

Không để người gây ra nợ xấu xử lý nợ xấu

Nêu ví dụ về kinh nghiệm xử lý nợ xấu bằng tiền ngân sách ở Nhật Bản, ông Nguyễn Đức Thành cho biết, người được giao nhiệm vụ chủ trì xử lý nợ xấu là những người hoàn toàn mới, không chịu ảnh hưởng bởi các mối ràng buộc. Khi nhận nhiệm vụ, họ đã yêu cầu tất cả các cuộc điện thoại phải được ghi lại và công bố công khai, để tránh việc bị ảnh hưởng, bị chỉ đạo từ những người có quyền lực cao hơn trong việc họ quyết định dùng tiền ngân sách xử lý nợ xấu ở đâu.

“Dùng tiền xử lý nợ xấu là nguyên lý kinh tế, nhưng khi làm thật thì không hề đơn giản. Để triển khai có hiệu quả đòi hỏi cả một hệ thống thực thi, luật pháp, hệ thống lãnh đạo phải quyết tâm. Nếu không, một khi động đến quyền lợi của các nhóm lợi ích, các nhà tài phiệt, nguồn lực đó rất dễ bị lợi dụng và rồi quay lại biến thành nợ xấu”, ông Nguyễn Đức Thành nói.

Nhấn mạnh về việc cần thiết phải quyết tâm chính trị để xử lý nợ xấu, chuyên gia kinh tế Trương Đình Tuyển cũng nêu ra một ví dụ khác về quá trình xử lý nợ xấu ở Indonesia. Nước này đã vay Quỹ Tiền tệ quốc tế 40 tỷ USD để xử lý nợ xấu sau rất nhiều năm không giải quyết được. Khi triển khai thực hiện, người được giao xử lý nợ xấu ở nước này đã yêu cầu không phải nhận lệnh của bất cứ bộ trưởng nào, chỉ nghe lệnh người có trách nhiệm cao nhất và cũng không bị xử lý bởi bất cứ ai ngoài Thủ tướng. Indonesia sau đó đã trải qua quá trình xử lý nợ xấu rất gắt gao, thậm chí là khốc liệt với việc xử lý trách nhiệm hàng loạt người liên quan.

“Bỏ tiền xử lý nợ xấu không có nghĩa là xí xóa trách nhiệm. Bài học quan trọng nhất của họ là không được chọn những người đã gây ra nợ xấu để tham gia vào lý nợ xấu.”, ông Trương Đình Tuyển nhấn mạnh.

H.Y

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Giá vàng hôm nay, 29/2: Bật tăng cùng giá USD
  • Chính sách đồng bộ để thực hiện công nghiệp ô tô
  • Ủy thác điều tra, xác minh nhiều người dùng bằng lái xe giả, mua qua Facebook
  • Bắt thiếu niên xịt hơi cay vào mặt chủ quán tạp hóa để cướp tài sản
  • Dịch vụ chuyển nhà Kiến Vàng Việt Nam
  • Kiểm tra thanh niên dắt xe trên đường, công an phát hiện nhiều vụ trộm cắp
  • Bà Nguyễn Phương Hằng sẽ hầu tòa vào ngày 1/6
  • Mở lại phiên xét xử Chủ tịch Công ty Alibaba Nguyễn Thái Luyện
推荐内容
  • Bà sui lẳng lơ, con dâu lấy về liệu có chung thủy?
  • Tự chứng nhận xuất xứ: Thách thức nhiều hơn cơ hội
  • Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh ước đạt doanh thu 3.235 tỷ đồng dịp lễ 30/4
  • Thương hiệu gạo mới Nosavina
  • Tăng cường hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao giữa Việt Nam và Nhật Bản
  • Lộ diện kẻ chuyên gạ nữ sinh trung học bán dâm